Chia sẻ ngay

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 26

Ở tuần thứ 26, bé đã biết nhắm mở mắt và chớp mắt. Mẹ nhớ tiếp tục bổ sung các thực phẩm giàu DHA để thị lực của bé được phát triển tốt nhất. Cùng tìm hiểu thêm sự phát triển của em bé vào tuần thứ 26 của thai kỳ mẹ nhé!

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 26

Đôi mắt của bé yêu đã có thêm nhiều cử động mới, nào là nhắm mở mắt và cả chớp mắt nữa. Đồng thời, võng mạc của bé tiếp tục phát triển. Lúc này, em bé đã có thể phản ứng với ánh sáng bên ngoài. Những túi khí nhỏ hay còn gọi là nang phế dần hình thành trong phổi của bé, giúp bé hít thở bình thường khi chào đời.

Cũng trong thời điểm này, sự phát triển nhanh chóng của não bộ giúp bé nhận ra những kích thích từ thế giới ngoài kia, ví dụ như giọng nói ấm áp của mẹ.

Xương sống của bé ngày càng chắc khỏe và dẻo dai giúp cho việc cơ thể phát triển cân đối. Bé đã nặng 0.91kg và dài hơn 23cm rồi mẹ ơi. Tuy thế, bé vẫn còn khá mảnh mai, phải thêm một thời gian nữa, lớp mỡ mới phát triển dưới da để chuẩn bị cho việc chào đời.

Cơ thể mẹ có gì thay đổi khi mang thai 26 tuần?

Ở tuần 26, móng tay móng chân của mẹ mọc nhanh hơn, khá mềm và dễ gãy hơn bình thường. Đây là triệu chứng phổ biến trong thai kì nên mẹ đừng lo lắng. Để giảm bớt tình trạng này, mẹ nên chăm chỉ dưỡng ẩm da tay và vùng da xung quanh móng vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Khi bé lớn dần, mẹ sẽ dễ dàng cảm nhận những cử động, cựa quậy mà bé phản ứng với những kích thích từ môi trường bên ngoài như âm thanh, ánh sáng.

Mẹ nên làm gì khi thai 26 tuần

Thời điểm này, việc tiếp tục bổ sung các thực phẩm giàu DHA rất cần thiết cho việc phát triển trí não và thị lực cho bé.

Một số mẹ bầu hay gặp chứng chuột rút, lời khuyên là mẹ hãy cố gắng duy trì các bài tập giúp duỗi cơ chân trước khi ngủ. Các thực phẩm giàu magie hay can-xi sẽ giúp mẹ giảm hội chứng khó chịu này. Ngoài ra, các thực phẩm làm từ sữa như sữa tươi cũng là một nguồn dinh dưỡng phong phú mà mẹ không nên bỏ qua.

Cuối cùng, đừng quên trò chuyện, vỗ về bé mỗi ngày (dù vẫn nằm trong bụng mẹ nhưng bé cảm nhận được đấy). Những cái chạm nhẹ, vuốt ve này sẽ giúp bé nuôi dưỡng cảm xúc bên cạnh việc phát triển trí não và dĩ nhiên là giúp hai mẹ con thân thiết hơn nữa.

Bài tham khảo:

i. You and your baby at 25-28 weeks pregnancy - Pregnancy and baby guide. (2017, February 28). Retrieved Aprl 10, 2017, from http://www.nhs.uk/Conditions/pregnancy-and-baby/pages/pregnancy-weeks-25-26-27-28.aspx

ii. Curtis, G. B., & Schuler, J. (2016). Preparing for Pregnancy. In Your Pregnancy Week by Week (8th ed.). Philadelphia, PA: Da Capo Press.

iii. Webster, I. (2015). Healthy Pregnancy from A to Z: An Expectant Parent's Guide to Wellness. Inspiring, p.80

iv. World Health Organization, WHO recommendations on antenatal care for a positive pregnancy experience. Geneva: WHO Press. 2016.

iv. Mẹ và bé trong tuần thai 25-28 – Thai kì và những hướng dẫn chăm sóc thai nhi. (28.2.2017). đăng lại vào 10.4.2017 theo http://www.nhs.uk/Conditions/pregnancy-and-baby/pages/pregnancy-weeks-25-26-27-28.aspx

iv. Curtis, G. B., & Schuler, J. (2016). Chuẩn bị cho thai kì. Theo dõi các tuần thai (8th ed.). Philadelphia, PA: Da Capo Press.

iv. Webster, I. (2015). Sức khỏe mẹ bầu từ A-Z: An Những chỉ dẫn cho cha mẹ để chăm sóc thai kỳ tốt nhất. Inspiring, p.80.

iv. Tổ chức Y tế thế giới, Những khuyến cáo của WHO để mẹ bầu có một thia kì khỏe mạnh. Geneva: WHO Press. 2016.

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Phát triển não bộ và giác quan cho bé

Giữa tuần 15-18 của giai đoạn mang thai, vết nứt bên – một rãnh đặc biệt trên vỏ não, phát triển.

Mang thai tháng thứ 4: Tháng “yên bình” nhất của thai kỳ

Mang thai tháng thứ 4 là giai đoạn mà mẹ bầu có thể “thở phào nhẹ nhõm” vì nguy cơ sảy thai đã giảm đi nhiều.

Sự phát triển của trẻ tuần thứ 24 của thai kỳ

Trong quá trình mang thai, đặc biệt ở tuần thứ 24, mẹ nên lưu ý vì có nguy cơ mẹ sẽ bị thiếu máu.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 18 của thai kỳ

Em bé giờ đã cứng cáp hơn nhiều. Hệ xương của bé phát triển tích cực nên thời điểm này, mẹ nên chú trọng các thực phẩm giàu canxi nhé!

02 ly Enfamama A+ cung cấp 100 mg DHA

cùng với khẩu phần ăn mỗi ngày của mẹ mang thai hoặc đang cho con bú giúp đạt hàm lượng khuyến nghị hàng ngày 200 mg DHA của FAO/WHO.
*Theo FAO 2010: Thực phẩm & Dinh dưỡng – số 91/2010. FAO:Rome.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!