Chia sẻ ngay

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 18 của thai kỳ

Em bé giờ đã cứng cáp hơn nhiều. Hệ xương của bé phát triển tích cực nên thời điểm này, mẹ nên chú trọng các thực phẩm giàu canxi nhé!

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 18 của thai kỳ

Điều gì sẽ diễn ra khi thai 18 tuần tuổi?

Tuyệt không này, bé đã sở hữu những dấu vấn tay độc đáo rồi đây! Ngoài ra, hệ xương của bé cũng có những bước tiến chắc khỏe hơn trước.

Về não bộ và hệ thần kinh, các tế bào thần kinh trong thân não và tủy sống đang hình thành và kết nối chặt chẽ với nhau. Nhờ đó, các cử động và phản xạ của bé sẽ được điều chỉnh chính xác hơn, ví dụ giờ bé có thể nắm tay thật chắc chắn.

Sau khoảng thời gian mang thai 18 tuần, thính giác của em bé cũng tiếp tục hoàn thiện. Điều này có nghĩa là xương tai trong của bé đang hình thành cùng với hệ thống dây thần kinh sẽ cho phép bé nghe thấy những gì xung quanh, giống như tiếng “sôi” của bụng và giọng nói đầy yêu thương của mẹ!

Giờ bé đã nặng khoảng 200gr và dài khoảng 14 cm.

Xem thêm: Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tuần tuổi

Khi mang thai tuần 18, cơ thể mẹ có gì thay đổi?

Với sự thay đổi lưu lượng máu khi mang thai, nhiều mẹ sẽ gặp tình trạng chảy máu cam đột ngột. Để giảm bớt nỗi lo này, dưới đây là vài mẹo nhỏ “mách mẹ” cách giữ thai kì vui khỏe:

♦ Giữ nước cho cơ thể: Uống nhiều nước giúp màng mũi không bị khô. Do đó, các mạch máu ở mũi sẽ khó bị vỡ gây chảy máu.

♦ Tránh xa các chất kích ứng từ môi trường như khói.

Mẹ nên làm gì trong thời điểm thai nhi 18 tuần tuổi?

Từ tuần 18, thực phẩm giàu can-xi nên xuất hiện đều đặn trong bữa cơm để hỗ trợ cho sự hoàn thiện của hệ xương. Đồng thời duy trì các loại thức ăn giàu DHA để não bộ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển.

Chắc hẳn mẹ đều biết sự phát triển trí não khỏe mạnh là tiền đề cho sự phát triển trí tuệ ở bé, vì não là trung tâm của cảm xúc và nhận thức và là trung tâm điều khiển, nơi tạo ra các lý luận, giải quyết vấn đề và trí nhớ.

Với mẹ cũng thế, khi bị căng thẳng hoặc lo lắng, não của mẹ sẽ báo hiệu cơ thể giải phóng các hóc - môn căng thẳng như cortisol. Theo các chuyên gia y tế tiền sản, nếu mức độ “ hóc - môn căng thẳng” này luôn cao, nó có thể có những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của bé.

Thế nên nếu cảm thấy quá lo lắng khi phải đối mặt với các triệu chứng mới và cơ thể đang thay đổi của mình, mẹ hãy đến gặp các bác sĩ, chủ động trò chuyện với chồng, người thân hay bạn bè về cảm giác của bạn để nhận được sự động viên, chia sẻ cần thiết.

Mẹ cũng có thể thử các kỹ thuật thư giãn như thở có kiểm soát, thiền, hoặc đơn giản tham gia các hoạt động yêu thích để tạo tinh thần vui tươi, tích cực, sảng khoái giúp bé yêu của mình khỏe mạnh và hạnh phúc nhé.

Xem thêm:

  1. Chế độ ăn uống cho mẹ bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ
  2. Bí quyết giúp mẹ bầu nghe nhạc đúng điệu


Bài tham khảo:

i. 17, 18, 19, 20 weeks pregnant - Pregnancy and baby guide. (n.d.). Retrieved April 19, 2017, from http://www.nhs.uk/Conditions/pregnancy-and-baby/pages/pregnancy-weeks-17-18-19-20.aspx

Tuần thai kỳ thứ 17, 18, 19, 20: Những chỉ dẫn cho mẹ và bé (19/4/2017)

ii. Fetal development: The 2nd trimester. (2015, January 15). Retrieved April 19, 2017, from http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/fetal-development/art-20046151

Sự phát triển của thai nhi: Tam cá nguyệt thứ 2 (19/4/2017)

iii. Fetal development: The 2nd trimester. (2015, January 15). Retrieved April 10, 2017, from http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/fetal-development/art-20046151?pg=2

Sự phát triển của thai nhi: Tam cá nguyệt thứ 2 (10/4/2017)

iv. Mothers' Physical Changes During the Second Trimester. (2013, August 11). Retrieved April 7, 2017, from https://www.healthyfamiliesbc.ca/home/articles/mothers-physical-changes-during-second-trimester

Những thay đổi về mặt thể chất của mẹ trong tam cá nguyệt thứ 2 (7/4/2017)

v. Pregnancy diet: Focus on these essential nutrients. (n.d.). Retrieved April 05, 2017, from http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy-nutrition/art-20045082

Chế độ ăn uống trong thai kỳ: Những dưỡng chất thiết yếu (5/4/2017)

vii. Chronic stress puts your health at risk. (2016, April 21). Retrieved April 19, 2017, from http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/in-depth/stress/art-20046037

Căng thẳng kéo dài khiến sức khỏe giảm sát (19/4/2017)

viii. Johnson, K. C. (n.d.). The effects of maternal stress and anxiety during pregnancy. Emory. Retrieved April 20, 2017, from http://www.psychiatry.emory.edu/PROGRAMS/GADrug/Feature%20Articles/Mothers/The%20effects%20of%20maternal%20stress%20and%20anxiety%20during%20pregnancy%20(mot07).pdf

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Phát triển não bộ và giác quan cho bé

Giữa tuần 15-18 của giai đoạn mang thai, vết nứt bên – một rãnh đặc biệt trên vỏ não, phát triển.

Mang thai tháng thứ 4: Tháng “yên bình” nhất của thai kỳ

Mang thai tháng thứ 4 là giai đoạn mà mẹ bầu có thể “thở phào nhẹ nhõm” vì nguy cơ sảy thai đã giảm đi nhiều.

Sự phát triển của trẻ tuần thứ 24 của thai kỳ

Trong quá trình mang thai, đặc biệt ở tuần thứ 24, mẹ nên lưu ý vì có nguy cơ mẹ sẽ bị thiếu máu.

Sự phát triển của thai nhi 6 tháng tuổi: Giai đoạn phát triển thần tốc của bé yêu

Thai nhi 6 tháng tuổi đang trong giai đoạn phát triển “thần tốc” để chuẩn bị chào đời.

Enfa bên mẹ, cho con sự khởi đầu trọn đời

02 ly Enfamama A+ cung cấp 100 mg DHA

cùng với khẩu phần ăn mỗi ngày của mẹ mang thai hoặc đang cho con bú giúp đạt hàm lượng khuyến nghị hàng ngày 200 mg DHA của FAO/WHO.
*Theo FAO 2010: Thực phẩm & Dinh dưỡng – số 91/2010. FAO:Rome.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!