Chia sẻ ngay

Sự phát triển não bộ của trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi

Trong giai đoạn thú vị này, não bộ của trẻ phát triển nhanh chóng đến mức bạn có thể nhận thấy sự thay đổi ở trẻ qua từng ngày một. Mặc dù số lượng tế bào thần kinh không tăng nhanh như lúc mới chào đời, các sợi trục và sợi nhánh lại liên tục được hình thành, cho phép sự lan truyền tín hiệu giữa các nơ-ron cũng như kích hoạt sự tương tác giữa các vùng não bộ khác nhau.

Sự phát triển não bộ của trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi

Sự phát triển não bộ của trẻ 6-12 tháng tuổi

Trong giai đoạn thú vị này, não bộ của trẻ phát triển nhanh chóng đến mức bạn có thể nhận thấy sự thay đổi ở trẻ qua từng ngày một. Mặc dù số lượng tế bào thần kinh không tăng nhanh như lúc mới chào đời, các sợi trục và sợi nhánh lại liên tục được hình thành, cho phép sự lan truyền tín hiệu giữa các nơ-ron cũng như kích hoạt sự tương tác giữa các vùng não bộ khác nhau. Lúc này, các nơ-ron cũng trải qua quá trình myelin hóa, giúp các tín hiệu được truyền đi nhanh hơn, tạo nền tảng cho khả năng nhận thức và các chức năng vận động ở mức độ phức tạp hơn.

Vậy sự myelin hóa chính xác là gì? Quá trình này chính là việc bao bọc các dây thần kinh bằng một loại chất béo giúp tăng tốc độ truyền dẫn của các xung thần kinh, từ đó cho phép trẻ phát triển những chức năng nhận thức phức tạp hơn. Tuy nhiên, sự myelin hóa lại xảy ra không đồng đều trên những vùng não khác nhau. Nó xảy ra đầu tiên ở các tế bào cảm giác và vận động tại thân não ngay khi trẻ còn trong bụng mẹ. Tiếp theo, quá trình này lần lượt diễn ra ở các vùng não khác nhưng theo trình tự tại các nơ-ron điều khiển những chức năng cơ bản nhất trước, sau đó mới đến các nơ-ron phụ trách những hoạt động cao cấp hơn. Phần lớn sự myelin hóa sẽ hoàn tất trong vòng 2 năm đầu tiên. Thế nhưng ở các khu vực não bộ phức tạp liên quan đến khả năng tư duy trừu tượng, quá trình này vẫn diễn ra trong suốt thời thơ ấu và có thể kéo dài đến độ tuổi trưởng thành.

Xem thêm: Màng cầu béo là gì? Vì sao MFGM giúp phát triển não bộ?

Sau đây là một số đặc điểm bạn sẽ thấy ở trẻ 6-12 tháng tuổi:

Trí não của trẻ 6-12 tháng tuổi

Xin chúc mừng nếu trẻ bắt đầu thử thách sự kiên nhẫn của bạn bằng một hành động duy nhất được lặp đi lặp lại (chẳng hạn như đánh rơi một món đồ hoặc chiếc muỗng trong lúc ăn)! Trẻ nên làm được điều này ở giai đoạn 6 đến 12 tháng tuổi, một khi đã nắm bắt được các khái niệm về nhân quả và sự tồn tại của vật thể thông qua quá trình thử nghiệm và lặp lại liên tục. Khi muỗng rớt xuống, trẻ nhận thức được trọng lực. Khi muỗng phát ra tiếng “keng” lúc chạm vào sàn, trẻ học được về âm thanh. Và khi bạn nhặt nó lên, trẻ biết được có thể dựa vào bạn để nhu cầu của mình được đáp ứng. Mỗi lần hành động được lặp lại, các dây thần kinh tương ứng sẽ trở nên mạnh hơn do được kích thích thường xuyên. Hơn thế nữa, chính việc lặp lại này sẽ không chỉ giúp củng cố những bài học của trẻ mà còn đặt nền tảng cho những nhận thức và hiểu biết phức tạp hơn.

Xem thêm: Các chất dinh dưỡng cần thiết giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí não

Kỹ năng vận động của trẻ 6-12 tháng tuổi

Trẻ sẽ không thể đạt được những cột mốc quan trọng trong kĩ năng vận động thô (bao gồm bò, ngồi thẳng dậy và kéo người tự đứng lên) nếu tiểu não – một phần của não bộ phụ trách điều khiển sự phối hợp và khả năng thăng bằng – chưa thật sự phát triển. Bên cạnh đó, trước khi được 1 tuổi, số lượng các liên kết thần kinh ở tiểu não cũng tăng nhanh chóng, giúp trẻ có khả năng phối hợp các kĩ năng vận động tinh cần thiết để cầm nắm đồ chơi, đập tay vào điện thoại hoặc kéo và đẩy. Tất cả những hình thức vận động này sẽ trở nên uyển chuyển và cứng cáp hơn khi trẻ lặp lại và luyện tập thường xuyên.

Khả năng phối hợp vận động của trẻ còn được hoàn thiện hơn bởi sự phân chia não trái-phải ngày càng rõ rệt trong giai đoạn này. Não phải có nhiệm vụ kiểm soát nhận thức về không gian, cho phép trẻ hiểu hơn thế giới mình nhìn thấy, trong khi ngôn ngữ chủ yếu được tiếp nhận thông qua não trái.

Xem thêm: Hoạt động giúp trẻ 9 tháng tuổi phát triển toàn diện

Cảm xúc của trẻ 6-12 tháng tuổi

Các kĩ năng lắng nghe, ngôn ngữ và phân tích nét mặt – những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của tương tác xã hội – được hình thành tại thùy thái dương của não bộ. Ở giai đoạn từ 6 đến 12 tháng tuổi, những kết nối nơ-ron ở khu vực này phát triển phức tạp hơn, giúp trẻ ngày càng quan tâm và gắn kết với mọi người xung quanh.

Cũng trong giai đoạn này, mối quan hệ gắn bó giữa trẻ và người chăm nom mình ngày càng trở nên bền chặt hơn. Thay đổi này xuất phát từ sự phát triển mạnh mẽ ở thùy trán (vùng não chịu trách nhiệm lưu trữ bộ nhớ và đóng vai trò quan trọng trong khả năng học hỏi và ngôn ngữ của trẻ). Lúc này, trẻ đã có thể nhận biết bố, mẹ và những người chăm sóc mình một cách rõ ràng hơn, thậm chí cũng có thể phân biệt được người lạ mặt và biểu lộ cảm giác sợ hãi.

Kỹ năng giao tiếp của trẻ 6-12 tháng tuổi

Trong năm đầu tiên sau khi chào đời, trẻ cảm nhận được nhiều âm thanh hơn người trưởng thành và việc học cách phân biệt được chúng là một thử thách đối với trẻ. Khả năng tập trung phân tích một số ngữ điệu nhất định cũng như loại bỏ các tạp âm giúp trẻ bước đầu nắm bắt được khái niệm ngôn ngữ. Song song đó, não bộ cũng loại bỏ những kết nối nơ-ron không được sử dụng đến. Bạn trò chuyện càng nhiều, trẻ càng có nhiều cơ hội để rèn luyện kĩ năng giao tiếp. Bên cạnh đó, hãy nhớ rằng trẻ thường phát triển khả năng ngôn ngữ nhanh hơn khi não bộ được tập trung hơn cũng như môi trường xung quanh không bị quấy nhiễu bởi các tiếng ồn (ví dụ như TV) gây ảnh hưởng đến thính giác của trẻ.

Tham khảo thêm: Phương pháp hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ 10-11 tháng tuổi

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Trẻ mấy tháng biết ngồi? Tập ngồi cho bé đúng để không ảnh hưởng cột sống

Ngồi là một trong những cột mốc phát triển quan trọng của bé. Vậy trẻ mấy tháng biết ngồi và mẹ nên tập ngồi cho bé như thế nào để không ảnh hưởng đến cột sống?

Trẻ mấy tháng biết đi? Khi trẻ chậm biết đi bố mẹ phải làm sao?

Tùy thể trạng của trẻ nhưng thông thường trẻ có thể bắt đầu vịn đi từ 6 tháng và đi vững vàng hơn khi 18 tháng tuổi. Tìm hiểu cách tập đi cho bé đúng cách.

Dấu hiệu trẻ mọc răng và cách hạ sốt cho trẻ mọc răng

Trẻ mọc răng thường có nhiều sự thay đổi về sức khỏe. Vậy nên mẹ cần biết trẻ mấy tháng mọc răng và dấu hiệu trẻ mọc răng để chăm sóc bé thật tốt trong giai đoạn này.

Sự phát triển của trẻ 9 tháng tuổi

Ở độ tuổi này, trẻ có thể giao tiếp xuất sắc bằng âm thanh, cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể.

Enfagrow AII Neuro Pro 4 (Enfa A2 số 4) cho trẻ từ 3 - 6 tuổi

Chọn Enfa AII Neuro Pro để bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh

(Enfa A2 số 4) cho trẻ từ 3 - 6 tuổi

Sản phẩm giúp bé khỏe bụng, sáng trí với đạm quý A2 giúp tiêu hóa tốt, hấp thu dinh dưỡng dễ dàng, đồng thời sản phẩm bổ sung DHA & MFGM giúp phát triển trí não.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!