Chia sẻ ngay

Sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi

Mặc dù chưa chính thức nói được, trẻ đã ý thức được khái niệm về giao tiếp và thử áp dụng chúng. Vì vậy, hãy lắng nghe thật kĩ khi trẻ bập bẹ, bạn sẽ khám phá ra nhiều điều đáng ngạc nhiên đấy. Ở độ tuổi này, trẻ sẽ nói bi bô và ngưng một lúc chờ bạn trả lời rồi sau đó lại tiếp tục nói. Điều này không hề ngẫu nhiên vì trẻ đang học cách nghe và nói, một mốc phát triển phổ biến trong kĩ năng giao tiếp. Hãy tìm kiếm thật nhiều những chủ đề để chuyện trò cùng trẻ!

Sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi

Khi trẻ đạt tới cột mốc tự di chuyển thì sự tò mò cùng kĩ năng xã hội của trẻ cũng sẽ bắt đầu phát triển vượt trội. Đây sẽ là một thời kỳ bận rộn nhưng lại tràn đầy niềm vui.
Hãy luôn nhớ rằng những cột mốc được đề cập chỉ đơn thuần dựa trên những dấu hiệu chung. Vì vậy, bạn đừng nên quá lo lắng nếu sự tăng trưởng của trẻ không hoàn toàn tuân theo quá trình này. Trẻ vẫn có thể đang cố gắng bộc lộ những đặc điểm của những tháng trước hoặc “làm trước” những kỹ năng của những tháng sau này. Theo thời gian, trẻ có xu hướng tự lập “thời gian biểu” cho mình. Đôi khi trẻ tập trung vào một kĩ năng mới tới mức không quan tâm đến những điều khác cho đến khi thật sự hoàn thiện kĩ năng đó. Điều này là hoàn toàn bình thường và bạn nên tiếp tục chăm sóc trẻ bằng tình thương, sự gắn kết và một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý.

Xem thêm: Dinh dưỡng cho bé giai đoạn 7 tháng đến 1 tuổi

Sau đây là một số đặc điểm nổi bật trẻ có thể bộc lộ khi trẻ 7 tháng tuổi:

Trí não của trẻ 7 tháng tuổi

Một trong những khám phá lớn nhất của trẻ trong khoảng thời gian vài tháng qua là việc người và vật vẫn tồn tại ngay cả khi trẻ không nhìn thấy được. Khái niệm này được gọi là “sự tồn tại của vật thể”. Lúc này, khi đánh rơi một vật bất kỳ, trẻ biết rằng nó vẫn còn ở đó và khóc đòi hoặc cố gắng với lấy. Khi chơi trò “ú òa”, trẻ biết rằng khuôn mặt bạn vẫn còn ở phía sau các ngón tay và háo hức được nhìn thấy bạn một lần nữa.

Kỹ năng vận động của trẻ 7 tháng tuổi

Trẻ đạt được những bước nhảy vọt về cả kỹ năng vận động tĩnh (điều khiển bàn và ngón tay) lẫn vận động thô (phối hợp các nhóm cơ lớn như cánh tay và cẳng chân). Cử động tay của trẻ trở nên uyển chuyển hơn khi đã có thể nhặt những đồ vật nhỏ bằng ngón cái và ngón trỏ theo kiểu gọng kìm (Trước đó, trẻ chỉ có thể dùng cả bàn tay để gạt tới hoặc đẩy vật ra xa). Khả năng mới này cũng cho phép trẻ nắm giữ được nhiều đồ vật hơn hoặc cầm mỗi thứ ở một tay. Trong giai đoạn này, trẻ cũng đã có thể tự ngồi dậy, nhìn ngắm xung quanh lâu hơn và lật người sấp hoặc ngửa. Hãy lưu ý, những cử động lật người kết hợp với lắc lư và lăn qua lăn lại này có thể là dấu hiệu của việc trẻ đã sẵn sàng tập bò!

Xem thêm: Trẻ mấy tháng biết lật và những điều cần lưu ý

Kỹ năng giao tiếp của trẻ 7 tháng tuổi

Mặc dù chưa phát âm được một từ hoàn chỉnh, trẻ đã có thể giao tiếp sành sõi hơn. Bằng cách chú ý đến lời nói của bạn, trẻ học được rằng hai người sẽ nói chuyện luân phiên khi giao tiếp và thử áp dụng khi bập bẹ một chút, tạm dừng để bạn trả lời rồi sau đó lại tiếp tục. Trẻ sẽ bi bô nhiều hơn với những từ kết hợp giữa nguyên âm và phụ âm cũng như cố gắng bắt chước những từ nghe được bạn nói (Vì vậy, hãy cẩn trọng hơn trong khi nói chuyện với trẻ nhé!). Khi có một nhu cầu nào đó, trẻ có thể la hét hoặc đập tay lên ghế để thu hút sự chú ý từ bạn.

Cảm xúc của trẻ 7 tháng tuổi

Trẻ biết rõ bạn là ai cũng như nhận ra được những người thân thuộc xung quanh và tỏ ra vui thích khi gặp người quen. Trẻ cũng có thể phân biệt được những người lạ mặt và tỏ ra cảnh giác hoặc sợ hãi khi tiếp xúc với họ. Đây là khởi đầu của hành vi sợ người lạ - một giai đoạn hết sức bình thường mà đa phần những đứa trẻ đều sẽ trải qua. Do vậy, để giúp trẻ có thể tương tác với người lạ, bạn hãy cố an ủi và dỗ dành vì giờ đây, trẻ đã có được khả năng nhận biết cảm xúc thông qua giọng điệu lời nói của bạn.

Tham khảo thêm: Hoạt động giúp trẻ 9 tháng tuổi phát triển toàn diện

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Trẻ mấy tháng biết ngồi? Tập ngồi cho bé đúng để không ảnh hưởng cột sống

Ngồi là một trong những cột mốc phát triển quan trọng của bé. Vậy trẻ mấy tháng biết ngồi và mẹ nên tập ngồi cho bé như thế nào để không ảnh hưởng đến cột sống?

Trẻ mấy tháng biết đi? Khi trẻ chậm biết đi bố mẹ phải làm sao?

Tùy thể trạng của trẻ nhưng thông thường trẻ có thể bắt đầu vịn đi từ 6 tháng và đi vững vàng hơn khi 18 tháng tuổi. Tìm hiểu cách tập đi cho bé đúng cách.

Sự phát triển não bộ của trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi

Sự phát triển não bộ của trẻ trong thời kỳ từ 6 đến 12 tháng tuổi

Dấu hiệu trẻ mọc răng và cách hạ sốt cho trẻ mọc răng

Trẻ mọc răng thường có nhiều sự thay đổi về sức khỏe. Vậy nên mẹ cần biết trẻ mấy tháng mọc răng và dấu hiệu trẻ mọc răng để chăm sóc bé thật tốt trong giai đoạn này.

Enfagrow AII Neuro Pro 4 (Enfa A2 số 4) cho trẻ từ 3 - 6 tuổi

Chọn Enfa AII Neuro Pro để bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh

(Enfa A2 số 4) cho trẻ từ 3 - 6 tuổi

Sản phẩm giúp bé khỏe bụng, sáng trí với đạm quý A2 giúp tiêu hóa tốt, hấp thu dinh dưỡng dễ dàng, đồng thời sản phẩm bổ sung DHA & MFGM giúp phát triển trí não.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!