Chia sẻ ngay

Dinh dưỡng cho bé giai đoạn 7 tháng đến 1 tuổi

Bí quyết đơn giản cho sự phát triển não tối ưu của trẻ trong năm đầu đời.

"Nếu bạn nghĩ sự thay đổi từ lúc con chào đời đến 6 tháng tuổi đã quá ấn tượng, thì hãy chuẩn bị tinh thần đón nhận những chuyển biến vũ bão trong giai đoạn từ 7 tháng đến lúc thôi nôi."

Bí quyết phát triển IQ cho trẻ trong giai đoạn này

Chế độ dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ 7-12 tháng tuổi

Nếu bạn nghĩ sự thay đổi từ lúc con chào đời đến 6 tháng tuổi đã quá ấn tượng, thì hãy chuẩn bị tinh thần đón nhận những chuyển biến vũ bão trong giai đoạn từ 7 tháng đến lúc thôi nôi. Thậm chí, trẻ có thể chập chững những bước đầu tiên và bắt đầu sẽ ngồi ăn cùng bạn. Khi tập cho con làm quen với thức ăn cứng, bạn có thể cung cấp cho trẻ những dưỡng chất quan trọng để tiếp thêm năng lượng cho sự chuyển biến vượt bậc này.

Xem thêm: Các chất dinh dưỡng cần thiết giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí não

Dinh dưỡng cho bé giai đoạn 7 tháng đến 1 tuổi

Trí thông minh của trẻ 7 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi

Giai đoạn này, tầm nhìn của trẻ hầu như đã phát triển toàn diện, cho phép trẻ dõi mắt theo các đối tượng chuyển động và nhận ra bạn ở khoảng cách xa hơn. Trẻ cũng hiểu rằng mẹ không “biến đi đâu mất” dù bạn không có mặt trong phòng. Khái niệm về sự tồn tại của sự vật thể hiện ở chỗ trẻ sẽ khóc gọi mẹ khi mẹ rời khỏi và sẽ háo hức chờ đợi mẹ xuất hiện khi chơi trò ú òa. Khi đạt được những bước tiến về nhận thức như thế này, trẻ đã trở thành “nhà khoa học nhí” – ráp nối những sự vật quanh mình, quan sát mẹ thật gần và bắt chước những gì mẹ làm.

Những trải nghiệm đó giúp hình thành sự kết nối trong phần não chức năng cao và trẻ tiếp tục cần một nguồn dinh dưỡng phong phú, dồi dào - bao gồm protein, chất sắt, kẽm, selen, i-ốt, folate, vitamin A, choline và các a-xít béo không bão hòa đa chuỗi dài (như DHA và ARA) – để hỗ trợ cho sự phát triển này. Khác với giai đoạn 6 tháng tuổi, giờ đây trẻ đang ở thời kỳ có thể xảy ra mất cân bằng đối với một số chất dinh dưỡng.

Một trong những thiếu hụt nghiêm trọng nhất là thiếu chất sắt, có liên quan trực tiếp đến sự sa sút trong phát triển trí thông minh. Giai đoạn 4 – 6 tháng tuổi, con bạn có thể dùng cạn lượng chất sắt dự trữ khi mới chào đời. Nếu bạn cho con bú sữa bột, cần đảm bảo loại sữa bạn chọn có bổ sung chất sắt. Đối với trẻ bú mẹ, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên nên bổ sung thêm từ thực phẩm giàu sắt. (Tuy nhiên, bạn cần biết rằng thừa chất sắt có thể gây nguy hiểm cho trẻ, thậm chí tử vong. Do đó, luôn hỏi ý kiến bác sĩ Nhi khoa trước khi cho con dùng chất sắt bổ sung).

Khi bạn bắt đầu cho trẻ làm quen với thức ăn cứng, bột ngũ cốc dinh dưỡng có bổ sung sắt (món ăn dặm khởi đầu thông dụng) có thể giúp duy trì hàm lượng sắt trong cơ thể. Khi kỹ năng ăn của trẻ phát triển, bạn có thể cho con ăn thêm trứng và thịt, giúp bổ sung cả protein lẫn chất sắt.

Xem thêm: Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bé 1 tuổi giàu dinh dưỡng

Kỹ năng vận động của trẻ 7-12 tháng tuổi

Trong 5 tháng kế tiếp, con bạn sẽ có những bước tiến bộ vượt bậc đến mức khó tin. Từ chỗ biết ngồi, trẻ sẽ bắt đầu biết lật, trườn, bò (mặc dù một số trẻ có thể bỏ qua giai đoạn bò), thậm chí có thể đứng chựng và đi vài bước nhỏ. (Nếu sau thôi nôi mà trẻ chưa biết đi thì cũng bình thường thôi).

Xem thêm: Trẻ mấy tháng biết ngồi? Tập ngồi cho bé đúng để không ảnh hưởng cột sống

Kỹ năng vận động chính xác của trẻ đang phát triển. Bé sẽ sớm có thể dùng kiểu nắm càng cua để cầm những món đồ nhỏ bằng ngón cái và ngón trỏ. Kỹ năng này rất có lợi khi trẻ bốc thức ăn và tập uống bằng cốc.

Sữa mẹ hoặc sữa bột (hay kết hợp cả hai khi mẹ không còn đủ sữa) vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho trẻ và giúp trẻ nạp năng lượng – chủ yếu từ carbohydrate và đường lactose – để đủ sức khám phá thế giới xung quanh. Protein chất lượng cao sẽ giúp trẻ tạo cơ bắp khỏe mạnh và hỗ trợ sự phát triển của não bộ.

Một dưỡng chất mà sữa mẹ không thể cung cấp đủ, đó là vitamin D tạo xương. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo trẻ bú sữa mẹ (hoặc bú sữa mẹ xen kẽ với nguồn sữa khác) cần nhận 400 đơn vị IU vitamin D ngay từ khi chào đời bằng nguồn bồ sung bên ngoài.

Cảm xúc của trẻ 7-12 tháng tuổi

Con bạn bắt đầu hiểu rằng người thân và người chăm sóc mình là những người quan trọng đối với trẻ. Trẻ có thể phản ứng đầy sợ hãi hoặc lo lắng khi tiếp xúc với người chưa từng quen biết – khởi nguồn của nỗi sợ người lạ. Mặt khác, sự gắn kết của trẻ với bạn ngày càng sâu sắc hơn.

Cho con ăn ngay khi bé đói (đồng thời cung cấp dưỡng chất trẻ cần) vẫn là cách hữu hiệu nhất để trẻ thấy mẹ (hoặc người thân trong gia đình) hoàn toàn đáng tin tưởng để đáp ứng nhu cầu cho con. Lòng tin này sẽ mang lại sự gắn kết mạnh mẽ và cảm giác an toàn giữa thế giới rộng lớn này (đây chính là nền tảng cho quan hệ xã hội lành mạnh của trẻ sau này).

Giờ đây, bạn đã tập cho con làm quen với thức ăn cứng và giờ ăn trở thành dịp để trẻ học về đối thoại qua lại. Đây sẽ là tiền đề cho những cuộc chuyện trò bên bàn ăn khi trẻ lớn.

Kỹ năng giao tiếp của trẻ 7-12 tháng tuổi

Giai đoạn này, trẻ chưa thể phát âm từ ngữ rõ ràng, nhưng có thể hiểu phần lớn những gì bạn nói nhờ sự tăng kết nối trong phần não bộ chịu trách nhiệm về hiểu biết ngôn ngữ. Những kết nối này, cũng giống như toàn bộ sự phát triển của não trẻ, đều dựa trên lớp myelin, một dạng chất đặc giúp bảo vệ các liên kết và truyền tín hiệu nhanh giữa các tế bào thần kinh.

Chất béo trong chế độ ăn uống chính là thành phần chính để sản sinh myelin. Đó là lý do tại sao chế độ ăn của trẻ nên có 50% chất béo – và trẻ có thể dễ dàng đạt điều này khi bú sữa mẹ hoặc sữa bột. Các nghiên cứu cho thấy, trong năm đầu đời, trẻ càng bú sữa mẹ lâu càng phát triển trí thông minh khi bước sang cột mốc 14 tháng tuổi – và các nhà khoa học cho rằng đó là nhờ tác động của các a-xít béo DHA và ARA.

Tham khảo thêm: Trẻ mấy tháng biết đi? Khi trẻ chậm biết đi bố mẹ phải làm sao?

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Màng cầu béo là gì? Vì sao MFGM giúp phát triển não bộ?

MFGM chính xác là gì? Cùng nhìn vào tầm quan trọng của MFGM đối với sự phát triển toàn diện của Bé.

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bé 1 tuổi giàu dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi tốt nhất gồm 3 bữa chính, xen kẽ vào khoảng 3-4 bữa phụ.

Vai trò của DHA và nguồn thực phẩm giàu DHA cho bé

Bé yêu của mẹ sẽ có nhiều phát triển khác nhau qua từng thời kì trong 7 cột mốc vàng.

Mách mẹ 7 thực phẩm vàng giúp bé tăng cường hệ miễn dịch

Ăn gì giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ? Mẹ cần bổ sung thực phẩm nào trong chế độ dinh dưỡng của trẻ?

Sữa Enfagrow A+ số 4 830g (2-6 tuổi)

ENFAGROW A+ NEUROPRO 4

với VỊ THANH MÁT cho trẻ từ 2 - 6 tuổi

Bước vào giai đoạn phát triển vượt bậc, bé hoạt bát & mở rộng nhiều hơn các mối quan hệ xung quanh. Đây cũng là giai đoạn quan trọng bé cần sự hỗ trợ của mẹ trong việc bổ sung dinh dưỡng, để giúp bé phát triển thông minh, tình cảm; cùng một hệ miễn dịch và tiêu hoá khoẻ mạnh, để có thể năng động khám phá thế giới.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!