Chia sẻ ngay

Trẻ mấy tháng biết đi? Khi trẻ chậm biết đi bố mẹ phải làm sao?

Quá trình phát triển của mỗi trẻ thường khác nhau. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn sẽ lo lắng “có khi nào con mình chậm biết đi?” và thắc mắc trẻ mấy tháng biết đi. Cùng tìm hiểu thêm về việc tập đi cho bé khi bé đã sẵn sàng trong bài viết sau nhé!

Trẻ mấy tháng biết đi?

Mỗi trẻ có một tốc độ phát triển khác nhau nên sẽ có trẻ biết đi sớm, có trẻ chậm biết đi. Tuy nhiên, mẹ cũng nên nắm được cột mốc phát triển thông thường của trẻ để biết được trẻ mấy tháng biết đi.
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 6 cột mốc phát triển vận động của trẻ bao gồm:

  • 4-9 tháng: bé biết ngồi không cần đỡ
  • 5-11,5 tháng: bé biết đứng vịn
  • 5-13,5 tháng: bé biết bò phối hợp tay chân
  • 6-14 tháng: bé bắt đầu vịn đi
  • 7-17 tháng: bé đứng vững hơn
  • 8-18 tháng: bé có thể đi vững vàng

Sau những mốc thời gian kể trên mà bé vẫn chưa vận động đạt chuẩn thì có thể bé bị chậm vận động theo tuổi. Lúc này, bố mẹ cần đưa bé đi khám để biết rõ nguyên nhân là gì và kịp thời xử lý.

Khi nào nên tập đi cho bé?

Lưu ý nâng đỡ nhẹ nhàng để bé cảm thấy an toàn trong quá trình tập đi

Lưu ý nâng đỡ nhẹ nhàng để bé cảm thấy an toàn trong quá trình tập đi

Thông thường trẻ phải trải qua 4 giai đoạn chính để có được những bước đi đầu đời: biết lẫy/ lật, ngồi, bò rồi bắt đầu biết đi.

Nhiều bố mẹ thường thắc mắc, lo lắng, không biết bé mấy tháng biết đi. Trên thực tế, mốc thời gian trả lời cho câu hỏi “bé mấy tuổi biết đi” chỉ là tương đối. Tùy thể trạng mà mỗi bé sẽ có thời gian biết đi khác nhau. Thậm chí, trong một số trường hợp bé có thể bỏ hẳn qua giai đoạn bò để sang giai đoạn ngồi, đứng dậy và đi luôn. Vậy nên, để biết khi nào tập đi cho bé, mẹ cần quan sát sự phát triển của con và chỉ tập đi khi con đã sẵn sàng. Đồng thời, khi trẻ lên 1 tuổi cũng là giai đoạn bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp tập đi cho bé.

Nên làm gì khi dạy trẻ tập đi?

Khi trẻ dưới 3 tuổi, bàn chân lúc này được cấu tạo bởi 70% là sụn. Và những hoạt động xảy ra với đôi chân trong giai đoạn này sẽ quyết định phần lớn đến sự phát triển khung xương bàn chân của bé. Nếu dạy bé tập đi không đúng cách sẽ dẫn đến sự phát triển sai lệch khung xương bàn chân. Vì vậy, bố mẹ nên lưu ý những điều sau khi dạy trẻ tập đi:

  • Cho bé tập đi bằng chân đất thay vì sử dụng giày ở thời điểm ban đầu.
  • Chịu khó dìu và đỡ bé đi từng bước một thật chậm và nhẹ nhàng.
  • Tích cực cho bé tập đứng nhiều hơn: lúc thay quần áo, lúc vui chơi,... để cơ xương được chắc khỏe và tạo tiền đề tốt cho việc tập đi.
  • Lưu ý lót sàn nhà bằng những chất liệu mềm như xốp, đệm để bảo vệ bé khi bị trơn trượt, ngã.
  • Có thể dạy bé vịn tay bám vào các vật dụng trong nhà như bàn ghế, thành giường để bé có thể di chuyển từ từ.
  • Trong giai đoạn dạy bé đi nên hạn chế bế bé vì nếu được bế nhiều bé sẽ lười tập đi.

Dấu hiệu trẻ chậm biết đi

Thông thường, các bậc phụ huynh thường không hay để ý đến các dấu hiệu của trẻ nên thường phát hiện việc trẻ chậm biết đi khá muộn. Bạn có thể quan sát một số dấu hiệu sau đây để biết chắc rằng liệu con mình có đang bị chậm biết đi hay không để kịp thời phát hiện ra tìm nguyên nhân và cách xử lý kịp thời.

  • Trẻ biết lẫy, ngồi, bò chậm hơn so với thang đo phát triển vận động thông thường của WHO. (có nhắc đến ở đoạn trên)
  • Sau 4 tháng tuổi nhưng bé vẫn không thể nâng đầu để tạo góc 45 độ so với mặt giường.
  • Hết 6 tháng tuổi mà bé vẫn không thể duỗi tay ra phía trước để lấy đồ vật.
  • Đủ 1 tuổi mà bé không thể tự đứng một mình.

Cách dạy trẻ chậm biết đi

Cho bé tham gia các hoạt động ngoài trời

Nên kích thích trẻ vận động thường xuyên hơn trong quá trình tập đi

Khi đã chắc chắn rằng trẻ đang gặp phải tình trạng chậm biết đi thì bố mẹ có thể tham khảo một số cách dưới đây để áp dụng dạy cho trẻ như sau:

  • Thường xuyên nắn tay, nắn chân cho trẻ.
  • Kích thích trẻ vận động thường xuyên hơn: bố mẹ có thể áp dụng cách đặt đồ chơi ở xa tầm với của trẻ để kích thích sự vận động của trẻ.
  • Tạo không gian thoải mái, đủ rộng và an toàn để bé tập đi. Ngoài ra, bố mẹ có thể bố trí thêm các đồ vật như thành bàn, ghế, thành giường để bé có thể vịn tay vào và tập đi nhưng vẫn nên đảm bảo sự an toàn cho bé.
  • Chịu khó nâng đỡ bé trong quá trình tập đi. Vì điều này sẽ giúp bé thoải mái tâm lý, không hoảng sợ trong quá trình tập luyện.
  • Tạo điều kiện cho bé tiếp xúc gần với những bạn nhỏ cùng trang lứa khác để kích thích trẻ làm theo. Tuy nhiên, cần tránh để trẻ vào nhóm có sự chênh lệch về vận động quá lớn.

Bé chậm biết đi nên bổ sung gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển hệ xương của trẻ. Nếu không được bổ sung đầy đủ các loại vitamin cũng như các khoáng chất cần thiết cho hệ xương (canxi, sắt, choline, vitamin D,...) sẽ dẫn đến tình trạng chậm biết đi phổ biến ở trẻ. Tương tự với những bé bị suy dinh dưỡng thì tình trạng thừa cân, béo phì cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng chậm đi ở trẻ.

Ngoài việc bổ sung vitamin D thì mẹ cũng nên bổ sung thêm canxi cho trẻ từ 7 - 12 tháng tuổi để đảm bảo bé có đủ điều kiện để phát triển hệ xương vững chắc.
Một số loại thực phẩm bổ sung cho bé trong giai đoạn này cũng góp phần thúc đầy phát triển hệ xương, tăng cường sức khỏe, giúp con đi lại dễ hơn:

  • Sữa và các chế phẩm từ sữa.
  • Nhóm thực phẩm giàu Omega-3 như các nước ngọt, quả óc chó, rau xanh có màu đậm, dầu hạt cải, dầu đậu nành,...
  • Thực phẩm giàu sắt, kẽm: thịt, cá, tôm, hàu,...
  • Rau xanh, rau củ quả, trái cây các loại: rau cải, súp lơ, bắp cải giúp cung cấp vi chất và giúp trẻ hấp thụ vitamin D tốt hơn.

Qua bài viết trên, mong bố mẹ đã có câu trả lời cho việc biết được trẻ mấy tháng biết đi và có những giải pháp phù hợp đối với trẻ chậm biết đi.

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Trẻ mấy tháng biết ngồi? Tập ngồi cho bé đúng để không ảnh hưởng cột sống

Ngồi là một trong những cột mốc phát triển quan trọng của bé. Vậy trẻ mấy tháng biết ngồi và mẹ nên tập ngồi cho bé như thế nào để không ảnh hưởng đến cột sống?

Sự phát triển não bộ của trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi

Sự phát triển não bộ của trẻ trong thời kỳ từ 6 đến 12 tháng tuổi

Dấu hiệu trẻ mọc răng và cách hạ sốt cho trẻ mọc răng

Trẻ mọc răng thường có nhiều sự thay đổi về sức khỏe. Vậy nên mẹ cần biết trẻ mấy tháng mọc răng và dấu hiệu trẻ mọc răng để chăm sóc bé thật tốt trong giai đoạn này.

Sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi

Khi trẻ đạt tới cột mốc tự di chuyển thì sự tò mò cùng kĩ năng xã hội của trẻ cũng sẽ bắt đầu phát triển vượt trội.

Enfagrow AII Neuro Pro 4 (Enfa A2 số 4) cho trẻ từ 3 - 6 tuổi

Chọn Enfa AII Neuro Pro để bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh

(Enfa A2 số 4) cho trẻ từ 3 - 6 tuổi

Sản phẩm giúp bé khỏe bụng, sáng trí với đạm quý A2 giúp tiêu hóa tốt, hấp thu dinh dưỡng dễ dàng, đồng thời sản phẩm bổ sung DHA & MFGM giúp phát triển trí não.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!