Chia sẻ ngay

Phương pháp phòng ngừa thừa cân béo phì ở trẻ

Chất béo tự nhiên giúp giữ nhiệt và đẩy mạnh sự tăng trưởng trong những năm đầu đời của trẻ. Chất béo vượt quá mức cho phép dẫn tới thừa cân và béo phì - sẽ là một câu chuyện khác.

Thừa cân có thể cản trở trẻ hoạt động và cử động, can thiệp vào sự phát triển vận động và nhận thức. Nó cũng có thể chuyển sang tình trạng béo phì ở trẻ và là nguyên nhân của các vấn đề khác về sức khỏe, trong đó có việc tăng nguy cơ hen suyễn, ngưng thở khi ngủ, nhiễm trùng da, cao huyết áp và tiểu đường tuýp 2. Khi trẻ lớn, thừa cân có thể làm tổn thương lòng tự trọng và khiến trẻ thiếu tự tin, liên quan đến chứng trần cảm, kết quả học tập kém, bị trêu chọc và bắt nạt. Trẻ thừa cân cũng có nhiều khả năng bị béo phì khi trưởng thành.

Chẳng có ông bố bà mẹ nào mong muốn con mình chịu đựng những vấn đề trên, nhưng ước tính vẫn có khoảng 43 triệu trẻ dưới 5 tuổi bị béo phì, theo một bài báo cáo trên tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ năm 2010 đối với căn bệnh toàn cầu này. (Con số này tăng 60% tính từ năm 1990). Tại Mỹ, số trẻ em béo phì tăng gấp đôi trong 20 năm qua với khoảng 10% trẻ sơ sinh và trẻ biết đi có trọng lượng quá nặng so với chiều cao và hơn 20% trẻ từ 2 đến 5 tuổi hội đủ yếu tố thừa cân hoặc béo phì, theo một báo cáo của Viện Y Khoa (IOM) vào năm 2011.

Trong khi béo phì là một vấn đề ngày càng tăng đối với trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi và trẻ lớn hơn (chưa kể đến người lớn), các chuyên gia cho rằng tình trạng này có thể tránh được. Việc thiết lập và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh là một thách thức, nhưng vẫn dễ dàng để thực hiện ngay từ khi còn nhỏ hơn so với việc phải thay đổi lại mọi thứ về thói quen và các vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe khi đã trưởng thành.

Phương pháp phòng ngừa thừa cân béo phì ở trẻ

Cách nhận biết trẻ bị thừa cân béo phì

Nếu cha mẹ béo phì, trẻ nhiều khả năng cũng bị béo phì. Tương tự như vậy, trẻ có mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc tăng trọng vượt mức khi mang thai cũng có nguy cơ cao. Nhưng các yếu tố nguy cơ này không hẳn khiến vấn đề về cân nặng đi vào bế tắc. Thói quen được rèn từ sớm có thể tạo nên sự khác biệt.

Cho trẻ bỏ bú bình lúc 12 tháng tuổi

Khi trẻ biết uống bằng cốc, bạn có thể ngưng sử dụng bình sữa. Sẽ rất khó theo dõi lượng sữa hay nước trái cây mà trẻ uống khi trẻ ôm bình đi khắp nhà.

Hỏi ý kiến bác sĩ Nhi khoa

Khi bạn đưa trẻ đi khám tổng quát, bác sĩ sẽ theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ. Từ 2 tuổi trở lên, trẻ còn được đo chỉ số cơ thể (BMI). Chỉ số này cho biết trẻ có lượng chất béo trong mức cho phép, phù hợp với chiều cao, cân nặng, tuổi và giới tính hay không. Dựa vào đó, bác sĩ có thể giúp bạn lên kế hoạch để giữ cân nặng của trẻ trong mức cho phép.

Hãy kiên trì!

Lên thực đơn cho gia đình với các nhóm thực phẩm có nguồn gốc thực vật bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả, và rau củ. Và hãy chuẩn bị tinh thần để giới thiệu cho trẻ một món ăn có thể trên 10 lần trẻ mới chịu nếm. Thậm chí còn phải mất thời gian nhiều hơn để trẻ quen khẩu vị với món ấy. Có thể trẻ sẽ không thích tất cả các món mà bạn cho trẻ ăn nhưng chỉ cần trẻ bắt đầu chịu ăn là bạn đã thành công rồi.

Xem thêm: Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bé 1 tuổi giàu dinh dưỡng

Cần đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ được chứng minh làm tăng nguy cơ bị béo phì ở trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi, theo báo cáo của IOM.

Lên thời gian biểu giờ sinh hoạt của gia đình

Ngoài thời gian trẻ ngồi trên xe, trong cũi hoặc xe đẩy, bạn cần cho con ra ngoài. Hãy để trẻ tập trườn, lật, ngồi, bò và đi. Khi bé lớn hơn một chút, bạn có thể đưa con đi dạo, chạy xe đạp và đi bơi. Hãy lập kế hoạch ít nhất 1 tiếng đồng hồ mỗi ngày để rèn luyện thể chất – và thiết lập một lối sống năng động, khỏe mạnh cho gia đình bạn.

Đừng vội cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi

Trước đây người ta thường cho rằng cho trẻ ăn dặm thêm ngoài bú sữa mẹ hay sữa bột sẽ giúp trẻ no bụng ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy điều này đúng cả. Mặt khác, bằng chứng cho thấy cho trẻ ăn dặm quá sớm có liên quan đến béo phì về sau.

Cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn giàu dinh dưỡng

Khi trẻ chuyển sang ăn thức ăn cứng, nên tránh thực phẩm chế biến và nhiều đường. Trẻ cần được cung cấp nhiều chất các dưỡng chất từ nhiều loại thực phẩm khác nhau và không cần ăn những loại nhiều đường với calo rỗng. Kết quả nghiên cứu của IOM cho thấy, trẻ dưới 5 tuổi uống sữa ít béo (hoặc sữa không béo nếu trên 2 tuổi) và trẻ có chế độ ăn nhiều hoa quả, rau cải, ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế thức ăn nhiều năng lượng kém dinh dưỡng, sẽ ít có nguy cơ bị thừa cân.

Xem thêm: Cách lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng theo từng giai đoạn phát triển của trẻ

Đừng bỏ qua hoặc bao biện cho số cân nặng vượt mức của trẻ

Bệnh béo phì cần thời gian để phát triển. Nếu con bạn rõ ràng đang tăng cân hoặc đang trên đà tăng quá mức, đừng trông mong rằng bé chỉ đang lớn mà thôi. Và bạn cũng đừng nghe theo các lời đồn vô căn cứ rằng trẻ thừa cân mới khỏe mạnh.

Không cho trẻ uống nước ngọt có ga và nước trái cây

Ngoài sữa ra, nước lọc là lựa chọn tốt nhất cho trẻ. Nước ngọt có ga có hàm lượng đường cao và chứa calo rỗng. Nước trái cây cũng không còn giữ được chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến. Để nước lọc dễ uống và thu hút trẻ hơn, bạn có thể thêm vào vài lát cắt trái cây.

Giới hạn giờ xem tivi cho trẻ

Trẻ ở mọi độ tuổi thường dành trung bình 7 tiếng đồng hồ mỗi ngày để xem tivi hoặc ngồi máy tính, và suốt khoảng thời gian đó chúng không vận động. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo về việc dùng các thiết bị có màn hình (bao gồm cả máy tính bảng và điện thoại thông minh) đối với trẻ dưới 2 tuổi và gợi ý chỉ nên cho bé xem hoặc chơi không quá 2 tiếng đồng hồ một ngày đối với trẻ trên 2 tuổi. Bạn cũng đừng quên chọn chương trình thích hợp với trẻ.

Tham khảo thêm: Hoạt động giúp trẻ 19-21 tháng tuổi phát triển toàn diện

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Những thực phẩm tăng cường miễn dịch cho trẻ, mẹ đã biết hay chưa?

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thể chất và hệ miễn dịch của trẻ nhỏ.

Những lưu ý về dinh dưỡng cho bé 1-2 tuổi

Khi trẻ từ 1-2 tuổi, bé tiếp tục phát triển và học hỏi những điều mới mỗi ngày.

Dinh dưỡng cho trẻ 22-24 tháng tuổi

Trẻ từ 22 đến 24 tháng tuổi tiếp tục phát triển thể chất và trí não. Tìm hiểu chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé.

Dinh dưỡng cho trẻ 19-21 tháng tuổi

Khi lên 1 tuổi, trẻ có thể đã chập chững hoặc sẽ sớm biết đi, và có thể giao tiếp....

Enfagrow AII Neuro Pro 4 (Enfa A2 số 4) cho trẻ từ 3 - 6 tuổi

Chọn Enfa AII Neuro Pro để bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh

(Enfa A2 số 4) cho trẻ từ 3 - 6 tuổi

Sản phẩm giúp bé khỏe bụng, sáng trí với đạm quý A2 giúp tiêu hóa tốt, hấp thu dinh dưỡng dễ dàng, đồng thời sản phẩm bổ sung DHA & MFGM giúp phát triển trí não.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!