Chia sẻ ngay

Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ với sức khỏe mẹ và bé

Tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh lý trong quá trình mang thai, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ bầu khi được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ cần có lối sống lành mạnh cùng chế độ dinh dưỡng phù hợp.

1. Tiểu đường thai kỳ là bệnh gì? Nguyên nhân và dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ (hay đái tháo đường thai kỳ) là bệnh tiểu đường khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu trong quá trình mang thai. Bệnh thường được phát hiện ở tuần thai thứ 24 và biến mất sau sinh.

Tiểu đường thai kỳ là bệnh gì? Nguyên nhân và dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Mẹ cần tầm soát tiểu đường thai kỳ trong quá trình mang thai

Nguyên nhân và dấu hiệu tiểu đường thai kỳ

Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ là do khi mang thai, nhau thai sẽ tiết ra các hormone để nuôi và cung cấp oxy cho thai nhi, giúp bé phát triển. Tuy nhiên, có một số hormone ảnh hưởng đến hoạt động insulin của cơ thể - chất giúp dung nạp đường vào tế bào cơ thể và giảm lượng đường trong máu. Nếu tuyến tụy không thể tạo ra đủ insulin, lượng đường trong máu sẽ tăng lên và gây đái tháo đường thai kỳ. Vậy làm thế nào để nhận biết tiểu đường thai kỳ?
Triệu chứng của tiểu đường thường không xuất hiện rõ rệt trong quá trình mang thai. Bệnh thường được phát hiện khi tầm soát đái tháo đường thai kỳ trong các buổi khám thai định kỳ. Một số dấu hiệu tiểu đường thai kỳ có thể kể đến là:

  • Khô miệng và thấy khát nước liên tục
  • Đi tiểu nhiều lần
  • Mệt mỏi, mờ mắt
  • Tăng cân quá nhanh

2. Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Tiểu đường thai kỳ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và bé nếu như không được kiểm soát tốt.

2.1. Ảnh hưởng đến mẹ

Thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ có thể xảy ra các biến chứng sức khỏe như:

  • Cao huyết áp: Đây là biến chứng nghiêm trọng của thai kỳ, bởi khi mẹ tăng huyết áp có thể dẫn đến sản giật, tai biến, suy gan thận, sinh non và tăng tỷ lệ tử vong chu sinh.
  • Sinh non: Mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ tăng nguy cơ sinh non do kiểm soát lượng đường trong máu muộn, nhiễm trùng tiết niệu, tiền sản giật, đa ối.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát glucose huyết tương tốt có thể dẫn đến viêm đài bể thận, dẫn theo các tai biến khác như nhiễm ceton, sinh non, nhiễm trùng ối.
  • Mẹ còn tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên, đa ối.
  • Ảnh hưởng lâu dài: Phụ nữ có tiền sử tiểu đường thai kỳ có nguy cơ gặp lại bệnh này trong những lần mang thai tiếp theo. Ngoài ra, về lâu dài, đái tháo đường thai kỳ có thể tiến triển thành đái tháo đường tuýp 2.

2.2. Ảnh hưởng đến thai nhi

Không chỉ tác động tới sức khỏe của mẹ bầu, tiểu đường thai kỳ còn ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, gây ra một số nguy cơ tiềm ẩn như:

  • Tăng trưởng quá mức và thai to: Hiện tượng xảy ra do cơ thể vận chuyển nhiều glucose từ mẹ sang bé, kích thích bài tiết insulin ở thai nhi và làm tăng nhu cầu năng lượng của thai, dẫn đến thai phát triển quá mức. Thai quá lớn (trên 4kg) sẽ dễ gặp phải chấn thương trong lúc sinh hoặc không thể sinh thường.
  • Các bệnh lý về hô hấp: Trẻ sinh non từ thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ dễ mắc các chứng suy hô hấp, gây khó thở, thậm chí còn gây tử vong.
  • Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết): Trẻ sơ sinh từ mẹ mắc tiểu đường thai kỳ thường có lượng đường trong máu thấp, dẫn đến nguy cơ co giật.
  • Bé còn có nguy cơ dị tật bẩm sinh, tử vong ngay sau sinh, tăng hồng cầu và vàng da sơ sinh.
  • Ảnh hưởng lâu dài: Nguy cơ béo phì và bệnh tiểu đường tuýp 2 khi trưởng thành, rối loạn tâm thần - vận động.

3. Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ nên làm gì?

Nếu mẹ được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ, mẹ cần duy trì và kiểm soát tốt lượng đường trong máu của mình bằng chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý.

3.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp

Chế độ dinh dưỡng khoa học hợp lý không những giúp kiểm soát đường huyết mà còn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi. Chế độ ăn cho mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ cần đáp ứng được các nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng. Trong đó, hàm lượng dinh dưỡng được phân bổ hợp lý là: chất đạm chiếm 12-20%, chất bột đường chiếm 50 – 55%, chất béo chiếm 25 – 30% và 20 – 35g lượng chất xơ mỗi ngày.

Chế độ ăn uống khoa học giúp mẹ bầu ổn định đường huyết khi mang thai

Chế độ ăn uống khoa học giúp mẹ bầu ổn định đường huyết khi mang thai

Mẹ nên ăn nhiều bữa trong ngày với 3 bữa chính và 1-2 bữa phụ để ổn định đường huyết. Dưới đây là thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ mẹ có thể tham khảo:

  • Buổi sáng: 1 tô bánh canh/ nui.
  • Buổi trưa: 1 chén cơm, 1 dĩa rau muống xào tỏi, 1 phần thịt kho, 1 chén canh đu đủ, ½ trái bơ.
  • Buổi xế chiều: 1 ly sữa không đường.
  • Buổi tối: 1 chén cơm, 1 dĩa rau luộc, 1 miếng đậu hũ nhồi thịt, 1 chén canh bí và 1 trái táo nhỏ.

3.2. Tăng cường hoạt động

Tập thể dục giúp tiêu thụ năng lượng và glucose mà không cần sản xuất thêm insulin. Đường huyết trong máu có xu hướng tăng cao sau ăn, vì vậy, mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên đi bộ nhẹ khoảng 15 - 30 phút sau 1h ăn nếu không có chống chỉ định. Mẹ có thể thực hiện một số các bài tập nhẹ nhàng đơn giản như bơi lội, tập yoga,... Tùy theo thể trạng cơ thể mà lựa chọn các bài tập phù hợp.


Mẹ hãy tầm soát tiểu đường thai kỳ qua các lần thăm khám bác sĩ theo lịch khám thai định kỳ để bảo vệ sức khỏe cho bé cũng như bản thân nhé!

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Kích thích giác quan cho thai nhi 3 tháng giữa thai kỳ

Sự phát triển của thai nhi không những phụ thuộc vào chất dinh dưỡng mẹ cung cấp hằng ngày mà còn phụ thuộc vào thai giáo của mẹ đối với bé.

Cách trò chuyện với thai nhi giúp bé thông minh

Mẹ có thể nhẹ nhàng cảm nhận sự phát triển của bé bằng cách áp lòng bàn tay của mình vào bụng và nói chuyện với con yêu.

Mách mẹ bầu 7 cách gắn kết tình cảm mẹ con

Trước khi được ôm con trong vòng tay mà âu yếm, ôm ấp, mẹ bầu có thể làm gì để gắn kết hơn với bé ngay khi còn mang thai?

Bí quyết giúp mẹ bầu nghe nhạc đúng điệu

Âm nhạc từ lâu đã được xem là món ăn tinh thần cho cuộc sống con người.

Enfa bên mẹ, cho con sự khởi đầu trọn vẹn

02 ly Enfamama A+ cung cấp 100 mg DHA

cùng với khẩu phần ăn mỗi ngày của mẹ mang thai hoặc đang cho con bú giúp đạt hàm lượng khuyến nghị hàng ngày 200 mg DHA của FAO/WHO.
*Theo FAO 2010: Thực phẩm & Dinh dưỡng – số 91/2010. FAO:Rome.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!