Chia sẻ ngay

Mách mẹ bầu 7 cách gắn kết tình cảm mẹ con

Mách mẹ bầu 7 cách gắn kết tình cảm mẹ con

Trước khi được ôm con trong vòng tay mà âu yếm, ôm ấp, mẹ bầu có thể làm gì để gắn kết hơn với bé ngay khi còn mang thai? Cùng tìm hiểu 7 cách hiệu quả dưới đây mẹ nhé!

Thắt chặt tình cảm với bé yêu từ khi bé còn trong bụng mẹ là cách tuyệt vời nhất để chuẩn bị cho hành trình làm bố mẹ nhiều ý nghĩa. Nhiều chuyên gia (i) tin rằng bé đã bắt đầu hình thành nhận thức ngay từ trong bụng mẹ, thậm chí quá trình học hỏi có thể diễn ra trước khi bé chào đời. Các nhà tâm lý học cũng chỉ ra rằng trạng thái cảm xúc của mẹ sẽ ảnh hưởng đến bé yêu (ii) – mẹ càng khỏe mạnh, hạnh phúc trong quá trình mang thai, bé càng phát triển toàn diện. Vậy ngay từ những tuần đầu tiên của thai kỳ, mẹ hãy giúp bé “một tay” nhé!

Hát và trò chuyện với bé yêu

Đến tuần thứ 25 của thai kỳ, bé đã có thể nghe thấy giọng nói của bố mẹ khi bố mẹ trò chuyện (iii). Những nghiên cứu của đại học Queen (iv) đã cho thấy thai nhi có thể ghi nhớ và nhận ra giọng nói của mẹ thậm chí trước cả khi chào đời!

Những nhà khoa học đã quan sát thấy nhịp tim của thai nhi tăng lên khi nghe thấy giọng nói của mẹ, trong khi đó giọng của người lạ khiến tim thai đập chậm đi. Vậy mẹ hãy dành ra vài phút trò chuyện, kể chuyện hoặc hát hò cho bé nghe mỗi ngày mẹ nhé!

Tích cực ăn thực phẩm bổ dưỡng

Mẹ có biết nước ối, môi trường sống của bé yêu, sẽ thay đổi mùi vị theo mùi vị thức ăn của mẹ bầu. Và bé yêu sẽ lớn lên bằng hấp thụ lượng nước này mỗi ngày. Một nghiên cứu (v) đã cho thấy rằng vào tuần thứ 21, bé yêu sẽ cảm nhận được mùi vị từng thực phẩm mẹ nạp vào cơ thể. Vì vậy, mẹ nhớ luôn ăn uống đầy đủ dưỡng chất và lành mạnh để cho con phát triển khỏe mạnh nhé!

Bé yêu còn có khuynh hướng thích những mùi vị quen thuộc. Vì vậy, nếu muốn bé yêu khi lớn lên cũng thích rau thì mẹ hãy bắt đầu ăn nhiều rau ngay khi còn mang thai nhé!

Xem thêm: Chế độ ăn uống cho mẹ bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ

Âu yếm bé yêu

Mẹ bầu nào cũng luôn mong ngóng được ôm bé yêu trong vòng tay mình. Tuy nhiên, mẹ có biết ngay khi bé còn nằm trong bụng mình, mẹ đã có thể tương tác với bé bằng cách vuốt ve và xoa bụng không? Vỗ về bé như vậy không chỉ giúp mẹ thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để hai mẹ còn thủ thỉ tâm tình nữa đấy.

Một nghiên cứu (vi) đã chỉ ra rằng thai nhi sẽ phản hồi lại với những vỗ về của mẹ với những “cựa quậy” đáng yêu. Do đó, khi cảm nhận được những cử động của bé yêu trong bụng mình, mẹ có thể đáp lại, chuyện trò với những vuốt ve nhẹ nhàng.

Lưu giữ những bức ảnh siêu âm

Nhìn những bức ảnh chụp bé yêu từ khi mới là một bào thai sẽ giúp mẹ thêm vui sướng vì con đang lớn từng ngày. Treo những tấm ảnh này trên tủ lạnh, cất trong ví, hoặc đặt trên bàn làm việc ở văn phòng của mình chính là cách giúp mẹ theo dõi và cảm nhận sự hiện diện của bé yêu!

Tin vui cho mẹ là khi khai nhi lớn dần lên (ở tuần thứ 26-30), với ảnh chụp 3D hoặc 4D khi siêu âm, mẹ đã có thể nhìn ngắm khuôn mặt bé yêu rõ ràng hơn!

Tham gia một lớp yoga tiền sản

Yoga tiền sản mang lại nhiều lợi ích cho mẹ vì khóa học giúp mẹ kết nối với chính cơ thể đang thay đổi qua từng ngày của mình. Yoga cũng giúp mẹ luyện tập thư giãn tốt hơn. Một nghiên cứu (vii) thậm chí còn chỉ ra rằng yoga giúp mẹ chuyển dạ dễ dàng hơn, giảm căng thẳng, từ đó giúp bé yêu khỏe mạnh. Và đừng quên tìm đến bác sĩ để được nghe tư vấn về những bài tập phù hợp nhất với mình mẹ nhé.

Xem thêm: 4 bài tập thể dục cho mẹ bầu ở tam cá nguyệt thứ 3

Để bố tham gia cùng hai mẹ con

Bởi không trải qua những thay đổi thể chất như mẹ gặp phải khi mang thai, các bố sẽ cần cố gắng nhiều hơn một chút để thấu hiểu và kết nối với bé yêu trong bụng mẹ.

Các mẹ hãy để bố cùng mình trải qua những giai đoạn mang thai, để bố kể chuyện cho bé, và cảm nhận những cử động của bé trong bụng mẹ. Điều này sẽ giúp tình cảm trong gia đình được thắt chặt hơn. Và đến khi bé yêu chào đời, cả bố và mẹ đều an tâm rằng luôn có người đồng hành để sẻ chia mọi khoảnh khắc.

Viết nhật ký

Cho dù mẹ có những trải nghiệm dễ chịu hay khó khăn khi mang thai, viết nhật ký sẽ giúp mẹ tập trung và thư giãn hơn đấy. Đừng lo nghĩ nhiều, chỉ cần viết lại những chuyện xảy ra, những điều mẹ nghĩ một cách chân thật và tự nhiên. Và rồi khi bé yêu lớn lên, hai mẹ con có thể cùng ôn lại khoảng thời gian thú vị này với những câu chuyện mà mẹ tự tay viết.

Tham khảo thêm: Mang thai nên ăn gì để con thông minh?


Vài mẹo hướng dẫn được biên tập từ BabyCenter, Mother&Baby và BellyBelly.

Bài tham khảo:

i. Eshleman, A. (2009 February 23). Probing Question: Can babies learn in utero? Retrieved April 6, 2017, from http://news.psu.edu/story/141254/2009/02/23/research/probing-question-ca...

ii. Change in Mother’s Mental State Can Influence Her Baby’s Development Before and After Birth. Retrieved 7 June 2017a from, https://www.psychologicalscience.org/news/releases/a-fetus-can-sense-mom...

iii. Fetal development: The 2nd trimester. (2015, January 15). Retrieved April 10, 2017, from http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-de...

iv. Kisilevsky, B. S., Hains, S. M., Lee, K., Xie, X., Huang, H., Ye, H. H., Wang, Z. (2003). Effects of Experience on Fetal Voice Recognition. Psychological Science,14(3), 220-224. doi:10.1111/1467-9280.02435

v. Mennella, J. A., Jagnow, C. P., & Beauchamp, G. K. (2001). Prenatal and Postnatal Flavor Learning by Human Infants. Pediatrics, 107(6).

vi. Marx, V., & Nagy, E. (2015). Fetal Behavioural Responses to Maternal Voice and Touch. Plos One, 10 (6).

vii. Chuntharapat, S., Petpichetchian, W., & Hatthakit, U. (2008). Yoga during pregnancy: Effects on maternal comfort, labor pain and birth outcomes. Complementary Therapies in Clinical Practice, 14(2), 105-115.

i. Eshleman, A. (2009 February 23). Bé có thể học được gì từ trong bụng mẹ? Đăng lại 6.4.1017, theo http://news.psu.edu/story/141254/2009/02/23/research/probing-question-ca...

vii. Những thay đổi về thể trạng của mẹ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trước và sau khi sinh của bé, đăng lại vào 7.6.2017, theo https://www.psychologicalscience.org/news/releases/a-fetus-can-sense-mom...

vii. Sự phát triển của thai kì: Tam cá nguyệt thứ hai (15.2.2015). Đăng lại 10.4.2017, theo http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-de...

vii. Kisilevsky, B. S., Hains, S. M., Lee, K., Xie, X., Huang, H., Ye, H. H., Wang, Z. (2003). Những tác động đến khả năng ghi nhận giọng nói của thai kì. Psychological Science,14(3), 220-224. doi:10.1111/1467-9280.02435

vii. Mennella, J. A., Jagnow, C. P., & Beauchamp, G. K. (2001). Hương vị yêu thích của con người trước và sau khi sinh: Nghiên cứu thông qua các thai nhi, Pediatrics, 107(6).

vii. Marx, V., & Nagy, E. (2015). Những phản ứng hành vi của em bé đối với giọng nói và âu yếm của mẹ khi chưa ra đời. Plos One, 10 (6).

vii. Chuntharapat, S., Petpichetchian, W., & Hatthakit, U. (2008). Yoga tiển sản: Hiệu quả đối với sự dễ chịu trong suốt thai kì, giảm đau mỏi khi chuyển dạ và những lợi ích về sau, Liệu pháp bổ sung trong thực hành lâm sàng, 14(2), 105-115.

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Kích thích giác quan cho thai nhi 3 tháng giữa thai kỳ

Sự phát triển của thai nhi không những phụ thuộc vào chất dinh dưỡng mẹ cung cấp hằng ngày mà còn phụ thuộc vào thai giáo của mẹ đối với bé.

Cách trò chuyện với thai nhi giúp bé thông minh

Mẹ có thể nhẹ nhàng cảm nhận sự phát triển của bé bằng cách áp lòng bàn tay của mình vào bụng và nói chuyện với con yêu.

Bí quyết giúp mẹ bầu nghe nhạc đúng điệu

Âm nhạc từ lâu đã được xem là món ăn tinh thần cho cuộc sống con người.

Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ với sức khỏe mẹ và bé

Tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh lý trong quá trình mang thai gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào?

Enfa bên mẹ, cho con sự khởi đầu trọn đời

02 ly Enfamama A+ cung cấp 100 mg DHA

cùng với khẩu phần ăn mỗi ngày của mẹ mang thai hoặc đang cho con bú giúp đạt hàm lượng khuyến nghị hàng ngày 200 mg DHA của FAO/WHO.
*Theo FAO 2010: Thực phẩm & Dinh dưỡng – số 91/2010. FAO:Rome.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!