Chia sẻ ngay

Các mốc siêu âm thai quan trọng và cách đọc chỉ số siêu âm mẹ cần biết

Siêu âm thai là một phương pháp an toàn, không gây tác động đến thai nhi, giúp theo dõi một cách chính xác quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng biết khi nào nên đi siêu âm. Dưới đây là các mốc siêu âm thai quan trọng mà mẹ cần lưu ý!

7 mốc siêu âm thai quan trọng mà mẹ bầu cần phải nhớ

Mẹ nên lưu ý các mốc siêu âm thai quan trọng tránh lạm dụng việc siêu âm quá nhiều.

Tuần thứ 5: Lần đầu gặp gỡ

Đây là mốc siêu âm thai đầu tiên và quan trọng nhất mà bất cứ người mẹ nào đều phải thực hiện. Lúc này, mẹ cần thực hiện để kiểm tra chắc chắn rằng mình có đang mang thai hay không sau những lần thử thai bằng que trước đó.

Tuần thứ 8: Lắng nghe tim thai

Nếu mẹ thắc mắc mấy tuần có tim thai thì đây chính xác là thời điểm “chín muồi”. Lần này bác sĩ sẽ kiểm tra toàn diện hơn. Mục đích lần này nhằm lắng nghe tim thai và các vấn đề phát triển khác của phôi thai.

Tuần thứ 11: Kiểm tra dị tật thai nhi

Mẹ nhất định không được quên lần siêu âm thai này vì có thể xác định bé yêu có đang phát triển một cách bất thường hay không. Ở lần này, bác sĩ sẽ thực hiện đo tim thai, kiểm tra các chi đang lớn dần, thực hiện Double test, đo độ mờ da gáy,...

Tuần thứ 16: Lịch thăm con yêu định kỳ

Ở lần này, mẹ sẽ biết được mình có đang gặp điều bất thường về lượng ối hay con có đang phát triển ổn định hay không.
Đồng thời, bác sĩ cũng tiếp tục tiến hành đo tim thai, tử cung để chuẩn bị cho việc sinh nở ở giai đoạn sau và thực hiện Triple test để xem con có gặp vấn đề về nhiễm sắc thể hoặc ống thần kinh hay không.

Tuần thứ 24: Tiếp tục theo dõi hành trình lớn lên của con

Đây là thời điểm sẽ đưa ra kết quả để bác sĩ quyết định có cần đình chỉ thai hay không nếu có biểu hiện bất thường. Do đó, thời điểm này là cực kỳ quan trọng. Mẹ sẽ được kiểm tra về tình trạng nhau thai, nước ối, cân nặng, tim thai và các bất thường về hình thái một cách rõ rệt nhất.

Tuần thứ 32: Kiểm tra ngôi thai

Lần này, bác sĩ sẽ kiểm tra ngôi thai của bé và tử cung để xem mẹ có dấu hiệu sinh non hay không. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra đồng thời một số xét nghiệm như: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu thai kỳ,...

Tuần thứ 36: Chuẩn bị vượt cạn

Ở lần siêu âm này mẹ nên thực hiện 1 lần/tuần để biết được con có đang ở vị trí bất lợi không để đưa ra quyết định đẻ mổ trong trường hợp khẩn cấp tránh gây hại cho cả hai mẹ con.

Giải thích các chỉ số siêu âm thai

Mẹ cần bỏ túi các chỉ số siêu âm thai cơ bản để theo dõi quá trình lớn lên của bé hiệu quả hơn

Mẹ cần bỏ túi các chỉ số siêu âm thai cơ bản để theo dõi quá trình lớn lên của bé hiệu quả hơn

GS: túi thai.
BPD: đường kính lưỡng đỉnh.
TTD: đường kính ngang bụng.
APTD: đường kính trước và sau bụng.
OFD: đường kính xương chẩm.
CER: đường kính tiểu não.
THD: đường kính ngực.
AC: chu vi vòng bụng.
HC: chu vi đầu.
CRL: chiều dài đầu mông.
FL: chiều dài xương đùi.
HUM: chiều dài xương cánh tay.
Ulna: chiều dài xương trụ.
Tibia: chiều dài xương chày.
Radius: chiều dài xương quay.
Fibular: chiều dài xương mác.
AF: nước ối.
AFI: chỉ số nước ối.
BD: khoảng cách hai hốc mắt.
BCTC: chiều cao tử cung.
EFW: cân nặng thai nhi.
GA: tuổi thai.
EDD: ngày sinh ước đoán.
Ngôi mông: mông em bé ở dưới.
Ngôi đầu: em bé ở vị trí bình thường (đầu ở dưới).
TT (+): tim thai nghe thấy.
TT (-): tim thai không nghe thấy.
Para 0000: phụ nữ chưa sinh lần nào (con so).
VDRL: thử nghiệm tìm giang mai.
HIV (-): xét nghiệm AIDS âm tính.
CCPT: xương chẩm xoay bên phải, đưa ra đằng trước.
CCTT: xương chẩm xoay bên trái, đưa ra đằng trước.
CCPS: xương chẩm xoay bên phải, đưa ra đằng sau.
CCTS: xương chẩm xoay bên trái, đưa ra đằng sau.

Lưu ý trước khi đi siêu âm thai

Bên cạnh việc siêu âm, trong một số trường hợp mẹ còn phải thực hiện các thủ tục khác như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu,... theo chỉ định riêng từ bác sĩ. Do đó, mẹ nên nắm rõ một số lưu ý trước khi đi siêu âm thai như sau:

  • Nếu mẹ chỉ tiến hành siêu âm thì có thể ăn nhẹ nhàng trước khi thực hiện. Còn nếu thực hiện thêm các phương pháp khác thì mẹ nên nhịn ăn trước khi đi khám để có được kết quả chính xác nhất.
  • Ngoài ra, trước khi đi khám mẹ nên uống thật nhiều nước và nhịn đi tiểu để bàng quang trở nên căng, từ đó cho kết quả siêu âm thai được rõ nét và chất lượng hơn. Thường thì sẽ tùy vào nhu cầu mà mẹ có thể chọn hình thức siêu âm thai là siêu âm 3D, siêu âm 4D hay siêu âm 5D. Hiện nay, với công nghệ vô cùng tiên tiến và hiện đại có thể giúp mẹ nhìn được hình ảnh em bé một cách rõ nét nhất thay vì chỉ nhìn qua hình ảnh trắng đen như xưa.
  • Và thêm một lưu ý nữa, khi đi mẹ bầu nên mặc trang phục tiện lợi, thoải mái để giúp quá trình siêu âm thai trở nên đơn giản hơn.

Mẹ có thể lựa chọn nhiều hình thức siêu âm để quan sát bé được rõ nét hơn


Hy vọng qua chia sẻ này sẽ giúp mẹ bầu ghi nhớ được các mốc siêu âm thai quan trọng cũng như các lưu ý trước khi đi siêu âm thai để có thể đồng hành cùng bé yêu quãng thời gian 9 tháng 10 ngày một cách trọn vẹn và hạnh phúc nhất.

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Cách tính tuổi thai chính xác từ dễ đến khó

Bạn đang mang thai và tò mò không biết con mình được mấy ngày tuổi. Cùng tìm hiểu cách tính tuổi thai.

Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tuần tuổi

Cân nặng và chiều dài của bé cưng luôn là yếu tố được các bậc cha mẹ quan tâm nhiều nhất.

Cách chữa ốm nghén khi mang thai cho mẹ bầu

Ốm nghén là hiện tượng dễ thấy ở phụ nữ mang thai, thường bắt đầu vào tuần thứ 6.

Nhạc thai giáo chuẩn cho thai nhi

Mẹ cần lưu ý một vài trường hợp dưới đây để lựa chọn cách thưởng thức âm nhạc phù hợp với bé mẹ nhé!

Enfa bên mẹ, cho con sự khởi đầu trọn vẹn

02 ly Enfamama A+ cung cấp 100 mg DHA

cùng với khẩu phần ăn mỗi ngày của mẹ mang thai hoặc đang cho con bú giúp đạt hàm lượng khuyến nghị hàng ngày 200 mg DHA của FAO/WHO.
*Theo FAO 2010: Thực phẩm & Dinh dưỡng – số 91/2010. FAO:Rome.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!