Chia sẻ ngay

Hiểu thêm về độ mờ da gáy và đọc kết quả siêu âm độ mờ da gáy

https://www.enfa.com.vn/articles/su-phat-trien-cua-thai-nhi-tuan-thu-11Vào tuần thứ 11 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện đo độ mờ da gáy. Vậy độ mờ da gáy là gì? Ý nghĩa kết quả siêu âm độ mờ da gáy thường nói lên điều gì?

Độ mờ da gáy là gì?

Độ mờ da gáy (hay còn gọi là Nuchal Translucency) là hình dạng siêu âm của một tập hợp chất lỏng nằm ở vị trí sau cổ thai nhi thường xuất hiện trong vòng 3 tháng đầu của thai kỳ. Độ mờ da gáy càng cao quyết định xác suất thai nhi có mắc phải những bất thường về nhiễm sắc thể, khiếm khuyết tim hoặc các hội chứng di truyền hay không.

Vì sao cần siêu âm độ mờ da gáy?

Đo độ mờ da gáy có khả năng chính xác lên đến 80-90%

Xét nghiệm siêu âm độ mờ da gáy giúp bác sĩ chẩn đoán sớm nhất được nguy cơ xảy ra dị tật ở thai nhi. Đây là căn cứ để bác sĩ có thể tư vấn cho mẹ có nên thực hiện biện pháp chọc dò ối hoặc lấy mẫu nhung màng đệm (ở tuần thứ 16-17) hay không.
Mẹ nên thực hiện đo độ mờ da gáy vào tuần thứ 11 là lý tưởng nhất bởi nếu thực hiện quá sớm khi đó da gáy sẽ mờ bởi thai còn đang quá nhỏ sẽ dẫn tới việc kết quả không được chính xác.
Thông qua việc thực hiện siêu âm độ mờ da gáy giúp bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán một số dị tật của thai nhi, cụ thể như sau:

  • Cặp 3 NST 13: hay còn gọi là hội chứng Patau. Trẻ mắc hội chứng này sinh ra thường gặp các vấn đề về cấu trúc não, dị tật thừa ngón tay, chân hoặc sứt môi, hở hàm ếch,...
  • Cặp 3 NST 18: hay còn được gọi với tên là hội chứng Edward. Với trường hợp này, khi trẻ sinh ra đầu, sọ não sẽ nhỏ và có hình dạng bất thường đồng thời cằm, miệng nhỏ bất thường và tay co quắp hình nắm đấm không duỗi thẳng.
  • Cặp 3 NST 21: cặp NST này còn được gọi là hội chứng Down - là một dị tật khá phổ biến. Những bé mắc hội chứng Down thường có một hình thái đặc trưng là dày da vùng gáy, hai hố mắt xa nhau, mặt phẳng, mũi tẹt và tóc mọc thấp,...

Do đó, việc thực hiện đo độ mờ da gáy là điều vô cùng cần thiết để mẹ kịp thời phát hiện ra những bất thường nếu có để đưa ra những giải pháp xử lý kịp thời.

Xem thêm: Các mốc siêu âm thai quan trọng và cách đọc chỉ số siêu âm mẹ cần biết

Độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường?

Thông thường, người ta sẽ phân ra 2 trường hợp chính:

Độ mờ da gáy bình thường:

  • Với trường hợp thai nhi 11 tuần tuổi: độ mờ da gáy tuần 11 ~ 2mm.
  • Với trường hợp thai nhi 12 tuần tuổi: độ mờ da gáy tuần 12 < 2.5mm.
  • Với trường hợp thai nhi 13 tuần tuổi: độ mờ da gáy tuần 12 < 2.8mm.

Vậy độ mờ da gáy 1.2mm có bình thường không? Độ mờ da gáy 1.7 mm có bình thường không?

Có thể kết luận rằng độ mờ da gáy 1.2 mm hay độ mờ da gáy 1.7 mm là tình trạng hoàn toàn bình thường với thai nhi và không gây ra nguy hiểm hay bất thường nào. Với những kết quả đo độ mờ da gáy nằm trong khoảng này thì mẹ có thể yên tâm để chú trọng vào chế độ dinh dưỡng cũng như chăm sóc thai kỳ để cả mẹ và bé đều khỏe mạnh.

Độ mờ da gáy cao:

  • Nếu độ mờ da gáy nằm trong khoảng từ 3.5 tới 4.4mm thì tỷ lệ thai nhi mắc bất thường về nhiễm sắc thể là 21.1%.
  • Nếu con số này lớn hơn 6.5mm thì khả năng thai nhi nhiễm bất thường về sắc thể lên tới 64.5%. Thường nếu độ mờ da gáy lên đến 6 mm thì xác suất trẻ bị dị tật là rất cao và kèm theo đó là rất nhiều bất thường về cấu trúc cơ thể mà mẹ cần phải lưu ý.

nên thực hiện đo độ mờ da gáy từ tuần thứ 11 để có kết quả chính xác nhất

Nguyên nhân độ mờ da gáy cao là gì?

Có 4 nguyên nhân chính dẫn đến độ mờ da gáy cao bất thường, cụ thể:

  • Độ tuổi mang thai của sản phụ
  • Di truyền
  • Tác dụng phụ của thuốc
  • Môi trường ô nhiễm do hóa chất

Vậy sản phụ nên làm gì nếu chỉ số độ mờ da gáy bất thường?

Làm gì khi kết quả đo độ mờ da gáy bất thường?

Vào thời điểm tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ, việc đo độ mờ da gáy là phương pháp chẩn đoán có tính chính xác cao nhất (độ chính xác lên đến 80-90%).

Tuy nhiên, nếu có kết quả đo độ mờ da gáy bất thường thì mẹ cũng không nên quá hoang mang mà hãy bình tĩnh và thực hiện thêm một số xét nghiệm bổ sung theo chỉ dẫn của bác sĩ, cụ thể như sau:

  • Mẹ có thể thực hiện xét nghiệm NIPT (sàng lọc trước sinh không xâm lấn)
  • Chọc ối
  • Sinh thiết gai nhau thai
  • Lấy máu cuống rốn bào thai
  • Double test
  • Triple test

Sau khi được bác sĩ chỉ định những xét nghiệm trên mà vẫn đưa ra kết quả bé có sự bất thường về các nhiễm sắc thể thì mẹ nên bình tĩnh để lắng nghe các phân tích, tư vấn từ bác sĩ. Để từ đó, có thể đưa ra quyết định đúng đắn và kịp thời nhất.

Xem thêm: Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ với sức khỏe mẹ và bé


Việc thực hiện siêu âm đo độ mờ da gáy là vô cùng cần thiết, do đó mẹ bầu tuyệt đối không được lơ là mà bỏ qua xét nghiệm quan trọng này. Hy vọng qua chia sẻ này sẽ giúp mẹ bầu có cái nhìn tổng quan và chính xác hơn về việc siêu âm này.

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Cách tính tuổi thai chính xác từ dễ đến khó

Bạn đang mang thai và tò mò không biết con mình được mấy ngày tuổi. Cùng tìm hiểu cách tính tuổi thai.

Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tuần tuổi

Cân nặng và chiều dài của bé cưng luôn là yếu tố được các bậc cha mẹ quan tâm nhiều nhất.

Cách chữa ốm nghén khi mang thai cho mẹ bầu

Ốm nghén là hiện tượng dễ thấy ở phụ nữ mang thai, thường bắt đầu vào tuần thứ 6.

Nhạc thai giáo chuẩn cho thai nhi

Mẹ cần lưu ý một vài trường hợp dưới đây để lựa chọn cách thưởng thức âm nhạc phù hợp với bé mẹ nhé!

Enfa bên mẹ, cho con sự khởi đầu trọn vẹn

02 ly Enfamama A+ cung cấp 100 mg DHA

cùng với khẩu phần ăn mỗi ngày của mẹ mang thai hoặc đang cho con bú giúp đạt hàm lượng khuyến nghị hàng ngày 200 mg DHA của FAO/WHO.
*Theo FAO 2010: Thực phẩm & Dinh dưỡng – số 91/2010. FAO:Rome.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!