Chia sẻ ngay

Cách chữa ốm nghén khi mang thai cho mẹ bầu

Ốm nghén là gì? Nguyên nhân gây ốm nghén khi mang thai

Ốm nghén là hiện tượng dễ thấy ở phụ nữ mang thai, thường bắt đầu vào tuần thứ 6 của thai kỳ với các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa,… ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày, gây ra tình trạng mệt mỏi, mất ngủ, kém ăn và ảnh hướng ít nhiều đến sức khoẻ bà bầu. 2/3 các mẹ bầu thường nghén giống nhau và nguyên nhân chính là do sự tăng nhanh của nồng độ hóc môn trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ giảm dần khi thai nhi ở vào giai đoạn 12-14 tuần tuổi. Để cảm thấy dễ chịu, mẹ bầu hãy thêm một số cách trị ốm nghén đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả sau vào cẩm nang làm mẹ của mình nhé!

Giảm nghén khi mang thai nhờ thay đổi thói quen ăn uống

Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để dạ dày không quá đói hay quá no

Thay vì ăn 3 bữa chính như thường lệ, mẹ bầu vẫn hãy đảm bảo bữa sáng, nhưng chia 2 bữa còn lại thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Mục đích chính là tránh cho dạ dày bị đói, nhưng lại không quá no.

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể dùng kèm các món ăn dặm như ngũ cốc, bánh quy giòn, bánh mì nướng, táo dầm đường, chuối, trà gừng, kẹo gừng hoặc uống thêm viên nan gừng với liều lượng không quá 1000mg một ngày, hay vitamin B6 với liều lượng không quá 25mg và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng… nếu vẫn còn cảm thấy buồn nôn.

Xem thêm: Bổ sung vitamin đúng cách cho mẹ bầu

Cần một chế độ dinh dưỡng hợp lý tốt cho dạ dày

Một chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai hợp lý và cân bằng cũng giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng nghén. Bà bầu cần tránh các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, hương vị mạnh hoặc các thực phẩm có mùi quá nồng như xúc xích, hành tây chiên xào và các thức ăn chiên béo khác bởi chúng dễ làm mẹ buồn nôn.

Mẹ bầu có thể thử một số món ăn mát lạnh như salad, trái cây, súp lạnh… thay vì dùng món nóng vì các món ăn lạnh thường nhẹ mùi hơn. Hoặc những thực phẩm tốt cho dạ dày như sữa chua, hay các loại sản phẩm vừa ít béo vừa có hàm lượng carbohydrate cao.

Xem thêm: Những loại trái cây mẹ bầu không nên ăn trong thai kỳ

Bổ sung đủ nước cho cơ thể là cách giảm ốm nghén

Bổ sung đủ nước (hoặc các chất lỏng khác) cho cơ thể, đặc biệt khi mẹ thường xuyên nôn mửa. Mẹ nên uống từng lượng nhỏ và chia thành nhiều lần trong ngày, tránh uống nước trong bữa ăn hoặc trước và ngay sau khi ăn. Chọn các món ăn dặm như bánh quy, ngũ cốc, trái cây hay trà gừng để giữ cho dạ dày khỏi bị đói.

Xem thêm: Mẹ bầu mấy tháng uống được nước dừa?

Giảm ốm nghén cho mẹ mang thai nhờ thay đổi thói quen sinh hoạt

Nghỉ ngơi hợp lý giúp mẹ mang thai giảm ốm nghén

Chế độ nghỉ ngơi nhiều, tránh làm việc căng thẳng, sắp xếp công việc khoa học, cùng giấc ngủ ngon sẽ giúp mẹ mang thai giảm thiếu tối đa chứng ốm nghén. Mẹ có thể chợp mắt từ 10 – 15 phút, hít thở, thả lỏng cơ thể và thư giãn để sức khỏe được phục hồi nhanh chóng.

Các phương pháp giảm ốm nghén khác

Việc tránh mặc quần với thắt lưng và những quần áo bó sát khác, đồng thời sử dụng các tinh dầu như bạc hà cay và chanh cũng giúp ích rất nhiều trong việc giảm thiểu những cơn nghén, mẹ đấy! Liên tục bổ sung nước cho cơ thể, đặc biệt đối với mẹ bị nôn mửa thường xuyên. Nếu xảy ra tình trạng nôn mửa nghiêm trọng, mẹ bầu hãy đến ngay bác sĩ để được tư vấn.

Ốm nghén xảy ra với hầu hết các bà mẹ mang thai và các triệu chứng của ốm nghén thường không quá nghiêm trọng. Điều đáng lưu ý là mẹ bầu nên tránh để bản thân rơi vào tình trạng mệt mỏi, đói, căng thẳng hay lo âu, vì tình trạng buồn nôn rất dễ trở nên xấu đi. Và đừng quá lo lắng về chế độ ăn uống cân bằng ở giai đoạn này, bởi mẹ và bé có thể bổ sung các chất dinh dưỡng ở những giai đoạn sau của hành trình mang thai khi chứng buồn nôn giảm hẳn. Tuy nhiên, nếu gặp phải trường hợp nôn mửa nặng dẫn đến chứng mất nước, nôn ra máu, nước tiểu đậm màu, chóng mặt hoặc ngất xỉu, rối loạn nhịp tim, hoặc không thể ăn và uống mà không nôn, thì hãy đến ngay bác sĩ để được khám, tư vấn và chữa trị kịp thời nhé!

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Cách tính tuổi thai chính xác từ dễ đến khó

Bạn đang mang thai và tò mò không biết con mình được mấy ngày tuổi. Cùng tìm hiểu cách tính tuổi thai.

Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tuần tuổi

Cân nặng và chiều dài của bé cưng luôn là yếu tố được các bậc cha mẹ quan tâm nhiều nhất.

Nhạc thai giáo chuẩn cho thai nhi

Mẹ cần lưu ý một vài trường hợp dưới đây để lựa chọn cách thưởng thức âm nhạc phù hợp với bé mẹ nhé!

Hiểu thêm về độ mờ da gáy và đọc kết quả siêu âm độ mờ da gáy

Ở tuần thứ 11 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện đo độ mờ da gáy. Độ mờ da gáy là gì? Ý nghĩa kết quả siêu âm độ mờ da gáy nói lên điều gì?

Enfa bên mẹ, cho con sự khởi đầu trọn đời

02 ly Enfamama A+ cung cấp 100 mg DHA

cùng với khẩu phần ăn mỗi ngày của mẹ mang thai hoặc đang cho con bú giúp đạt hàm lượng khuyến nghị hàng ngày 200 mg DHA của FAO/WHO.
*Theo FAO 2010: Thực phẩm & Dinh dưỡng – số 91/2010. FAO:Rome.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!