Chia sẻ ngay

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 12

Ở tuần thứ 12 của thai kỳ, các tế bào thần kinh được nhân lên rất nhanh. Thông qua đó, các vùng khác của não bộ sẽ được liên kết chặt chẽ giúp bé điều khiển các giác quan và nhận thức trong tương lai. Mẹ cần chú ý những điều dưới đây để giúp bé phát triển toàn diện nhé!

Điều gì sẽ diễn ra trong tuần thứ 12 này?

Lúc này, các cơ quan, hệ cơ và các chi của bé đã có mặt đầy đủ, tiếp tục quá trình phát triển. Não của bé bắt đầu phát triển các sợi trục dẫn truyền xung động thần kinh hoặc các sợi thần kinh quan trọng khác để phối hợp chức năng vận động, cảm giác và nhận thức.

Hầu hết các cơ quan nội tạng đã đi vào hoạt động. Thận đã có thể vận chuyển nước ối, tương tự hoạt động xử lý nước tiểu sau này; hệ cơ trong bộ máy tiêu hóa đã có thể co bóp. Tuyến tụy chính thức sản xuất ra insulin trong khi gan cũng “bắt tay” vào nhiệm vụ sản xuất mật của mình.

Bé lúc này lớn gần gấp đôi so với tuần 11, nặng được 14 gram và dài tầm 6.3 cm rồi mẹ nhé!

Xem thêm: Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tuần tuổi

Khi mang thai tuần thứ 12, cơ thể mẹ có gì thay đổi?

Ở tuần cuối của tháng thai kì thứ 3, đa số các mẹ sẽ gặp chứng ợ hơi, đầy bụng và cảm giác nóng rát thường kéo dài từ phía dưới của xương ức đến phần dưới cổ họng. Để giảm bớt sự khó chịu về tiêu hóa, mẹ nên áp dụng những bí quyết sau:

  • Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn ba bữa chính như bình thường để tránh bị đầy bụng. Mẹ nhớ nhai kỹ, tránh ăn quá nhiều, quá nhanh nhé.
  • Tránh các thực phẩm có ga như hành tây, các loại đậu, thức ăn chiên rán và thức uống có ga.
  • Tập thể dục đều đặn rất tốt cho sức khỏe hệ tiêu hóa đấy.

Ngoài ra, khi tập thể dục, mẹ nhớ chọn các động tác di chuyển chậm và chắc. Điều này rất tốt cho các khớp xương trong việc thích ứng với sự giãn nở thường gặp khi mang thai, vì lúc này, cơ thể sẽ sản xuất ra một loại hormone gọi là relaxin, nó sẽ giúp cổ tử cung mở rộng trong thời gian chuyển dạ. Mẹ nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn lựa bài tập phù hợp nhé!

Mẹ nên làm gì trong thời điểm này?

Thế là hành trình tam cá nguyệt thứ nhất cũng sắp khép lại, chỉ còn 6 tháng nữa là mẹ sẽ chào đón bé ra đời. Chỉ từ một chấm bé xíu, giờ bé đã thành hình thành dáng, tất cả đều nhờ mẹ chăm chỉ ăn uống đủ dưỡng chất.

Thế nên, mẹ cần duy trì chế độ này với thật nhiều thức ăn giàu DHA như cá hồi, cá mòi... Các thực phẩm này cực kì tốt cho sự phát triển trí não của bé và sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình bé trưởng thành trong bụng mẹ và cả sau này nữa đấy.

Các thực phẩm lành mạnh như rau củ, trái cây và những loại giàu protein như sữa, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt kết hợp với một số viên uống bổ sung sẽ giúp mẹ cân bằng năng lượng cho cơ thể. Nhờ vậy mà mẹ có thể bổ sung đủ chất cho sự phát triển toàn diện của bé gồm thể chất, nhận thức và cảm xúc.

Sau khoảng thời gian mang thai 12 tuần, mẹ nên thực hiện các kiểm tra liên quan đến trisomy 21 (hội chứng Down) và trisomy 18 (hội chứng Edward) để chẩn đoán sớm các dị tật bẩm sinh (nếu có). Mẹ nên nhờ bác sĩ tư vấn để hiểu rõ hơn về các xét nghiệm này nhé!

Xem thêm: Những điều mẹ bầu cần biết về xét nghiệm NIPT


Bài tham khảo:

i. You and your baby at 9-12 weeks pregnant. (2017, March 31). Retrieved April 5, 2017, from http://www.nhs.uk/Conditions/pregnancy-and-baby/pages/pregnancy-weeks-9-10-11-12.aspx

Mẹ và bé trong thai kì từ tuần thứ 9 đến tuần 12 (5/4/2017)

ii. Budday, S., Steinmann, P., & Kuhl, E. (2015). Physical biology of human brain development. Frontiers in Cellular Neuroscience, 9, 257. http://doi.org/10.3389/fncel.2015.00257

Sinh học vật lý về sự phát triển của não bộ con người

iii. Preethi Mathew, Kerstin Pannek, Pamela Snow, et al., “Maturation of Corpus Callosum Anterior Midbody Is Associated with Neonatal Motor Function in Eight Preterm-Born Infants,” Neural Plasticity, vol. 2013, Article ID 359532, 7 pages, 2013. doi:10.1155/2013/359532

Sự hoàn thiện của vùng não Corpus Callosum đến chức năng điều khiển cơ của 8 trẻ sinh non.

iv. Curtis, G. B., & Schuler, J. (2016). Your Pregnancy Week by Week (8th ed.). Philadelphia, PA: Da Capo Press.

Diễn biến thai kỳ theo tuần (tái bản lần thứ 8)

v. Fetal development: The 1st trimester. (n.d.). Retrieved March 21, 2017, from http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/prenatal-care/art-20045302

Sự phát triển của thai kì: Tam cá nguyệt thứ nhất. (n.d.).(12/3/2017)

vi. C.N.M., M. M. (2013, April 23). Gas in pregnancy: Why it happens, what to do. Retrieved April 19, 2017, from http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-blog/gas-in-pregnancy/bgp-20055810

Đầy bụng khi mang thai: Nguyên nhân và giải pháp (19/4/2017)

vii. MacLennan, A. H. (1991). The role of the hormone relaxin in human reproduction and pelvic girdle relaxation. Scand J Rheumatol Suppl. 1991; 88: 7–15.

Vai trò của hóc-môn relaxin đối với sự sinh sản của con người và sự giãn nở của vùng xương chậu.

viii. Pregnancy - week by week. (n.d.). Retrieved March 2

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Mang thai tháng thứ 2: Trái tim nhỏ bé đã có những nhịp đập đầu tiên

Tháng thứ 2 của thai kỳ là lúc quá trình phát triển của thai nhi diễn ra rất nhanh.

Phát triển trí não cho bé trong thai kỳ

Mẹ có biết rất nhiều sự kiện quan trọng sẽ diễn ra trong giai đoạn tuần 7-10 của thai kỳ?

Sự phát triển của thai nhi tháng đầu tiên của thai kỳ

Não bé được hình thành và phát triển đáng kinh ngạc xuyên suốt hành trình mang thai.

Sự phát triển của thai nhi 6 tháng tuổi: Giai đoạn phát triển thần tốc của bé yê

Thai nhi 6 tháng tuổi đang trong giai đoạn phát triển “thần tốc” để chuẩn bị chào đời.

Enfa bên mẹ, cho con sự khởi đầu trọn đời

02 ly Enfamama A+ cung cấp 100 mg DHA

cùng với khẩu phần ăn mỗi ngày của mẹ mang thai hoặc đang cho con bú giúp đạt hàm lượng khuyến nghị hàng ngày 200 mg DHA của FAO/WHO.
*Theo FAO 2010: Thực phẩm & Dinh dưỡng – số 91/2010. FAO:Rome.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!