Chia sẻ ngay

Thai máy là gì? Thai bao nhiêu tuần thì máy?

Hiểu rõ về thai máy sẽ giúp mẹ theo dõi sự phát triển và tình trạng sức khỏe của con ngay từ trong bụng. Vậy thai máy là gì? Thai bao nhiêu tuần thì máy, thai máy ở vị trí nào? Mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Thai máy là gì? Thai bao nhiêu tuần thì máy?

Thai máy là một thuật ngữ dùng để chỉ những cử động của thai nhi trong bụng mẹ, bao gồm các hoạt động: đạp chân, đá chân, vươn vai, khua tay… Thai biết máy và chuyển động trong bụng mẹ là dấu hiệu cho thấy em bé đang phát triển khoẻ mạnh và bình thường. Ngoài ra, thai máy còn là phản ứng của bé với những tác động bên ngoài như âm thanh ánh sáng, hay thậm chí là các loại thực phẩm mà mẹ nạp vào cơ thể.

Thai máy là các cử động của bé ở trong bụng mẹ

Thai máy là các cử động của bé ở trong bụng mẹ

Vậy thai bao nhiêu tuần thì máy? Theo các bác sĩ chuyên khoa, thai bắt đầu máy từ tuần thứ 7-8 của thai kỳ. Tuy nhiên, lúc này, bào thai còn nhỏ nên mẹ chưa cảm nhận được cử động. Thai từ 15 tuần tuổi trở lên mới máy rõ ràng hơn và mẹ có thể cảm nhận các cử động của con một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, thời điểm thai máy ở mỗi mẹ bầu cũng khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như sức khỏe, vị trí nhau thai,...

2. Thai máy ở vị trí nào?

Sau khi xác định thai máy là gì, thai mấy tuần thì máy, mẹ cần biết thai máy ở vị trí nào. Đây là thắc mắc của nhiều mẹ bầu khi chưa xác định được chính xác vị trí của bé. Trên thực tế, bé có thể cử động ở bất kì vị trí nào trong bụng mẹ. Thế nhưng, thai máy nhiều nhất thường ở bụng dưới và phần bụng bên trái.

2.1. Thai máy ở bụng dưới

Thai máy xuất hiện ở phần bụng dưới là trường hợp thường gặp. Mẹ không cần quá lo lắng nếu bé tích cực đạp bụng dưới trong những trường hợp sau:

  • Khi mẹ ăn no: Nếu mẹ nạp nhiều thức ăn vào cơ thể, đa phần thai nhi sẽ máy nhiều hơn vì lúc này bé đã được bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn.
  • Có tác động từ môi trường bên ngoài (âm thanh, ánh sáng): Khi mẹ di chuyển ở ngoài đường hay nói chuyện nơi công cộng, nghe nhạc cũng có thể khiến bé phản ứng với những âm thanh đó.
  • Khi mẹ nằm nghiêng về bên trái: Tư thế nằm này giúp tăng lượng máu và dinh dưỡng cho thai nhi. Vì vậy, em bé sẽ đạp nhiều hơn.

Thai máy ở bụng dưới khi mẹ nằm nghiêng sang trái

Thai máy ở bụng dưới khi mẹ nằm nghiêng sang trái

2.2. Thai máy ở bụng bên trái

Bên cạnh phần bụng dưới, nhiều bà bầu sẽ xuất hiện thai máy ở phần bụng bên trái. Đây là một dấu hiệu cho thấy bé nhà bạn đang lớn dần và bụng mẹ không còn đủ chỗ cho bé. Lúc này, đầu bé sẽ quay về phía tử cung của mẹ và chuẩn bị chào đời.

Mẹ nên khám thai theo định kỳ theo lịch khuyến cáo của bác sĩ để xác định thai máy ở vị trí nào và chắc chắn bé đang phát triển bình thường.

3. Nguyên nhân thai nhi hôm đạp nhiều hôm đạp ít

Tùy thuộc vào những tác động bên ngoài mà thai nhi hôm đạp nhiều hôm đạp ít. Bên cạnh đó, mỗi thai kỳ là một trải nghiệm khác nhau, tần suất chuyển động của mỗi bé yêu cũng rất khác nhau. Như thai nhi ở các mốc 26 tuần, 30 tuần và 35 tuần thường đạp nhiều hơn. Nếu bé đạp nhiều, liên tục và ổn định trong khoảng thời gian này thì mẹ không cần quá lo lắng nhé. Nguyên nhân khiến thai máy lúc này là do con đang lớn lên thôi. Vậy nguyên nhân em bé đạp ít thì sao? Nếu bé đạp ít với tần suất ổn định thì mẹ có thể yên tâm rằng con vẫn đang phát triển bình thường. Tuy nhiên, nếu thai máy ít đột xuất, khác hẳn với tần suất thường ngày thì đây có thể là dấu hiệu thai yếu, bé không nhận đủ oxy và dinh dưỡng thiết yếu.
Vì vậy mẹ cần theo dõi tần suất đạp của con thường xuyên và đi khám ngay nếu thai máy có dấu hiệu bất thường.

4. Thai máy như thế nào là bất thường?

Nắm rõ các dấu hiệu bất thường của thai máy sẽ giúp mẹ có những giải pháp kịp thời để bảo vệ em bé trong bụng.

Thai không máy:

  • Đây là trường hợp mẹ đã từng cảm nhận được thai máy nhưng bỗng nhiên lại thấy thai không máy hoặc máy rất ít so với bình thường.
  • Có triệu chứng bất thường.
  • Nếu thai nhi không máy mà mẹ lại gặp các triệu chứng bất thường như nôn mửa, xuất huyết âm đạo hay co thắt tử cung thì mẹ cần đi khám ngay. Đây có thể là dấu hiệu của việc thai nhi đang thiếu oxy, mẹ thiếu ối, các vấn đề nguy hiểm về nhau thai.

Thai máy quá nhiều:

  • Thai máy nhiều sẽ tốt hơn thai máy ít. Tuy nhiên, không phải khi nào thai máy nhiều cũng tốt. Nếu bé thai máy nhiều hơn bình thường, có thể bé đang stress hoặc mẹ đang gặp căng thẳng. Lúc này, mẹ cần giữ tinh thần khỏe mạnh, dành nhiều thời gian cho bản thân, thư giãn nhiều hơn. Nếu thai máy vẫn tăng nhanh thì mẹ cần đến bệnh viện kiểm tra.

Qua bài viết, mong mẹ bầu có thể biết thai máy là gì, thai mấy tuần thì máy. Bên cạnh đó, mẹ theo dõi thai máy thường xuyên để chăm sóc bé con trong bụng tốt hơn nhé!

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Mang thai tháng thứ 2: Trái tim nhỏ bé đã có những nhịp đập đầu tiên

Tháng thứ 2 của thai kỳ là lúc quá trình phát triển của thai nhi diễn ra rất nhanh.

Phát triển trí não cho bé trong thai kỳ

Mẹ có biết rất nhiều sự kiện quan trọng sẽ diễn ra trong giai đoạn tuần 7-10 của thai kỳ?

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 12

Ở tuần thứ 12 của thai kỳ, các tế bào thần kinh của bé được nhân lên rất nhanh.

Sự phát triển của thai nhi tháng đầu tiên của thai kỳ

Não bé được hình thành và phát triển đáng kinh ngạc xuyên suốt hành trình mang thai.

Enfa bên mẹ, cho con sự khởi đầu trọn vẹn

02 ly Enfamama A+ cung cấp 100 mg DHA

cùng với khẩu phần ăn mỗi ngày của mẹ mang thai hoặc đang cho con bú giúp đạt hàm lượng khuyến nghị hàng ngày 200 mg DHA của FAO/WHO.
*Theo FAO 2010: Thực phẩm & Dinh dưỡng – số 91/2010. FAO:Rome.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!