Chia sẻ ngay

Các mốc khám thai quan trọng mẹ nên theo dõi trong thai kỳ

Tuân thủ lịch khám thai định kỳ là một việc quan trọng giúp mẹ bầu theo dõi được sức khỏe của thai nhi cũng như của bản thân. Cùng tìm hiểu các mốc khám thai quan trọng trong suốt thai kỳ trong bài viết sau.

1. Lịch khám thai định kỳ trong tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu thai kỳ)

Khám thai trong tam cá nguyệt thứ nhất sẽ giúp mẹ nắm rõ tình trạng của bản thân cũng như thai nhi, từ đó có thể nuôi dưỡng và chăm sóc thai nhi tốt hơn.

1.1. Khám thai lần đầu (thai 5-8 tuần)

Khám thai lần đầu là một trong các mốc khám thai quan trọng trong lịch khám thai 3 tháng đầu. Lần khám thai này thường thực hiện khi bạn có thai khoảng 5-8 tuần và giúp xác định tổ của phôi thai cũng như tim thai.

Các xét nghiệm khi mang thai trong lần khám này bao gồm:

  • Tính chỉ số BMI để đánh giá thể trạng của mẹ bầu để đưa ra cách kiểm soát cân nặng phù hợp nhằm hạn chế biến chứng thai kỳ.
  • Đo huyết áp để chẩn đoán nguy cơ tiền sản giật.
  • Kiểm tra nồng độ hormone thai kỳ (hCG) thông qua nước tiểu để chắc chắn rằng bạn đang mang thai và phôi thai đang phát triển bình thường.
  • Siêu âm và kiểm tra vị trí phôi thai và tuổi thai.
  • Tính tuổi thai và ngày dự sinh..

Ngoài ra, mẹ có thể phải kiểm tra sức khỏe tổng quát để xem mẹ có mắc các bệnh lây truyền ảnh hưởng đến thai nhi như viêm gan B, HIV/AIDS,... không.

Trong lần khám này, bạn cần cung cấp các thông tin liên quan đến thai kỳ và sức khỏe bản thân để bác sĩ có những tư vấn phù hợp cho bạn về các vấn đề dinh dưỡng, lối sống, và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh.

Mẹ cần kiểm tra sức khỏe tổng quát và làm các xét nghiệm khi mang thai

Phụ thuộc vào sức khỏe của mẹ và tình trạng phát triển của thai nhi, bác sĩ sẽ hẹn lịch khám lần tiếp theo sau khoảng 1-2 tuần hoặc sau 4 tuần.

1.2. Khám thai lần 2 (thai 8 tuần)

Ở lần khám thai này, bác sĩ sẽ tiến hành quy trình kiểm tra như lần khám đầu tiên và kiểm tra tim thai, tình trạng động thai nếu có. Đây cũng là thời điểm tính ngày dự sinh chính xác nhất.

1.3. Khám thai lần 3 (thai 10-13 tuần)

Từ lần khám này, bên cạnh những kiểm tra bình thường, bà bầu sẽ bắt đầu thực hiện những xét nghiệm quan trọng để kiểm tra dị tật ở thai nhi:

  • Xét nghiệm Double Test để đo nhịp tim của thai nhi.
  • Xét nghiệm Thalassemia để xác định nguy cơ bị bệnh thiếu máu di truyền.
  • Siêu âm kiểm tra dị dạng các chi và thoát vị cơ hoành.
  • Siêu âm đo độ mờ da gáy: đánh giá nguy cơ bị bệnh Down của thai nhi.

2. Lịch khám thai định kỳ trong tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa thai kỳ)

Tuân theo lịch khám thai trong 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ sẽ quan sát được sự phát triển của bé cũng như tầm soát các vấn đề về sức khỏe của thai nhi.

2.1. Khám thai lần 4 (thai 14-16 tuần)

Ở mốc khám thai này, mẹ bầu vẫn sẽ thực hiện các quy trình kiểm tra như những lần trước. Tùy vào sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi, bác sĩ sẽ cho bạn dùng các viên uống bổ sung phù hợp.

2.2. Khám thai lần 5 (thai 16-20 tuần)

Khám thai ở tuần 16 là một trong các mốc khám thai quan trọng với nhiều xét nghiệm kiểm tra:

  • Kiểm tra cân nặng và huyết áp của mẹ bầu.
  • Kiểm tra nhịp tim của thai và tính tuổi thai qua việc đo bề cao tử cung.
  • Kiểm tra đường huyết, nồng độ protein để tầm soát đái tháo đường thai kỳ và nguy cơ tiền sản giật.
  • Siêu âm để quan sát sự phát triển của bé và kiểm soát lượng nước ối.
  • Chọc ối nếu các xét nghiệm trước cho thấy thai nhi có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh.
  • Xét nghiệm máu Triple test chẩn đoán các vấn đề sức khỏe của thai nhi như các rối loạn về gen, dị tật ống thần kinh.

Siêu âm ở tuần thứ 16 để quan sát bé và kiểm tra lượng nước ối

Siêu âm ở tuần thứ 16 để quan sát bé và kiểm tra lượng nước ối

2.3. Khám thai lần 6 (thai 20-24 tuần)

Ở lần khám thai định kỳ này, các mẹ bầu thường sẽ phải tiến hành những xét nghiệm thường quy. Bên cạnh đó, từ tuần thứ 20 của thai kỳ, mẹ có thể siêu âm thai 4D để kiểm tra hình thái thai nhi, tầm soát các bất thường, kiểm tra vị trí bám của nhau thai cũng như lượng nước ối.
Nếu kết quả siêu âm cho thấy thai nhi có bất thường nghiêm trọng về thể chất, bác sĩ sẽ cho bạn biết để cân nhắc việc đình chỉ thai nghén. Việc này nên tiến hành trước 24 tuần mang thai để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu.

2.4. Khám thai lần 7 (thai 24-27 tuần)

Ở thời điểm khám thai định kỳ này, bạn vẫn tiến hành các kiểm tra, xét nghiệm cơ bản: cân nặng, huyết áp, khám thai, thử nước tiểu, siêu âm và tầm soát đái tháo đường thai kỳ.

3. Lịch khám thai định kỳ trong tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối thai kỳ)

Nắm rõ lịch khám thai định kỳ 3 tháng cuối sẽ giúp mẹ có sự chuẩn bị tốt hơn cho ngày con chào đời.

3.1. Khám thai lần 8 -10 (thai 28-36 tuần)

Ở lần khám này, bên cạnh các thăm khám thường quy, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tiến hành các xét nghiệm sau:

  • Siêu âm xác định ngôi thai: Nếu là thai ngôi mông hay thai ngôi vai, bác sĩ sẽ hướng dẫn xoay ngôi thai theo cách tự nhiên.
  • Kiểm tra cổ tử cung để xem mẹ có dấu hiệu sắp sinh chưa.
  • Tiêm phòng uốn ván cuống rốn để ngừa bệnh uốn ván cho bé.
  • Xét nghiệm Non-stress (NST) trong trường hợp thai có vấn đề cần theo dõi kỹ.

Đây cũng là một khoảng thời gian nhạy cảm nên bạn cần lưu ý về cử động thai cũng như cần tái khám ngay khi thấy đau bụng, ra huyết, âm đạo ra dịch hay có bất kỳ dấu hiệu bất thường.

3.2. Khám thai lần 11 -14 (thai 36-40 tuần)

Lịch khám thai định kỳ chuẩn trong giai đoạn này thường là mỗi tuần một lần. Bác sĩ sẽ tiến hành các thăm khám thường quy cơ bản, kiểm tra cổ tử cung kết hợp với siêu âm để theo dõi thai nhi ở mỗi lần khám. Bạn cũng có thể được đề nghị làm các xét nghiệm khung chậu để đánh giá xem bạn có khả năng sinh thường hay không.
Bác sĩ cũng sẽ tư vấn giúp bạn nhận biết dấu hiệu sắp sinh để có thể kịp thời nhập viện khi chuyển dạ sớm nếu thấy bạn có dấu hiệu sa bụng (bụng bầu tụt xuống).

Chẩn đoán chuyển dạ trong tuần thai thứ 36-40

3.3. Khám thai lần 15 (thai 40-42 tuần)

Siêu âm kiểm tra nước ối và tình trạng thai nhi để cân nhắc liệu bạn sinh con bằng can thiệp hay tiếp tục chờ chuyển dạ tự nhiên.

Xem thêm: Cách trò chuyện với thai nhi giúp bé thông minh


Mẹ hãy nắm rõ các mốc khám thai quan trọng để chăm sóc bé tốt hơn và có giải pháp kịp thời trong những trường hợp cần thiết, mẹ nhé!

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Cách tính tuổi thai chính xác từ dễ đến khó

Bạn đang mang thai và tò mò không biết con mình được mấy ngày tuổi. Cùng tìm hiểu cách tính tuổi thai.

Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tuần tuổi

Cân nặng và chiều dài của bé cưng luôn là yếu tố được các bậc cha mẹ quan tâm nhiều nhất.

Cách chữa ốm nghén khi mang thai cho mẹ bầu

Ốm nghén là hiện tượng dễ thấy ở phụ nữ mang thai, thường bắt đầu vào tuần thứ 6.

Nhạc thai giáo chuẩn cho thai nhi

Mẹ cần lưu ý một vài trường hợp dưới đây để lựa chọn cách thưởng thức âm nhạc phù hợp với bé mẹ nhé!

Enfa bên mẹ, cho con sự khởi đầu trọn vẹn

02 ly Enfamama A+ cung cấp 100 mg DHA

cùng với khẩu phần ăn mỗi ngày của mẹ mang thai hoặc đang cho con bú giúp đạt hàm lượng khuyến nghị hàng ngày 200 mg DHA của FAO/WHO.
*Theo FAO 2010: Thực phẩm & Dinh dưỡng – số 91/2010. FAO:Rome.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!