Chia sẻ ngay

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 20 của thai kỳ

Tuần này, bộ phận sinh dục của em bé sẽ hình thành rõ rệt. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng hợp lí để nuôi dưỡng não bộ và các giác quan cần được thực hiện đều đặn.

Cùng theo dõi sự phát triển của em bé vào tuần thứ 20 của thai kỳ mẹ nhé!

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 20 của thai kỳ

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 20 của thai kỳ

Chính xác thì các mẹ đã đi được nửa chặng đường của quá trình mang thai.

Thế là bé cũng bắt đầu hình thành thêm những lớp da mới và dày hơn. Tới thời điểm này, bé sẽ có 4 lớp da, và một trong số đó có chứa những đường kẻ – giúp tạo ra những hoa văn riêng cho dấu vân tay, lòng bàn tay và bàn chân. Và xem nào, tóc của bé cũng đang mọc nhiều hơn.

Cùng thời điểm này, một phần của não bộ của bé gọi là tiểu não, đang không ngừng phát triển. Chúng nắm giữ một vai trò cực kì quan trọng việc kiểm soát thần kinh vận động và liên quan tới cả chức năng nhận thức (sự tập trung, ngôn ngữ) và cảm xúc (kiểm soát phản ứng sợ hãi và vui sướng).

Sau khoảng thời gian mang thai 20 tuần, bé của mẹ đã đi được một chặng thật dài để phát triển từ một chấm nhỏ bên trong cơ thể mẹ. Cho đến bây giờ thì chiều dài cơ thể bé vào khoảng 16.5cm.

Khi mang thai tuần 20, cơ thể mẹ có gì thay đổi?

Các mẹ có thể sẽ gặp chút khó khăn khi ngủ vì bụng mỗi ngày một lớn. Mẹ hãy thử giải quyết vấn đề này bằng cách thay đổi tư thế ngủ. Nhiều bà mẹ đã chia sẻ rằng nằm nghiêng về bên thuận và chèn một chiếc gối ở bụng sẽ tạo cảm giác thoải mái hơn. Và nằm nghiêng về phía bên trái sẽ tốt hơn so với hướng ngược lại vì giúp gia tăng thêm lượng máu và dinh dưỡng vào nhau thai và thai nhi.

Mẹ nên làm gì trong thời điểm thai nhi 20 tuần tuổi?

Cùng với sự phát triển của tiểu não từ tuần này, mẹ hãy bắt tay “khởi động” việc tương tác, kết nối để cho bé tiếp thu học hỏi nhiều hơn với bên ngoài. Việc kích thích trí não của bé từ khi còn trong bụng sẽ thúc đẩy IQ cùng với EQ, những chỉ số quan trọng bắt nguồn từ não bộ. Mẹ biết không, sự cân bằng giữa IQ và EQ sẽ giúp bé có một nền tảng vững chắc cho khởi đầu tỏa sáng hơn đấy nhé.

Từ giờ tới tuần cuối cùng của chu kỳ mang thai, em bé sẽ phát triển cực kỳ nhanh để chuẩn bị ra đời. Hãy tiếp tục ăn uống lành mạnh, cân bằng giữa dưỡng chất DHA và các chất dinh dưỡng khác cần thiết như sắt, kẽm, đồng, choline và folate. Tất cả đều hoàn toàn có lợi cho sự phát triển toàn diện của trí não con yêu!

Bài tham khảo:

i. Pregnancy week-by-week, retrieved April 22, 2017 from: https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/pregnancy-week-by-week
Chuyện thai kỳ theo tuần (22.4.2017)

ii. Liu, F., Zhang, Z., Lin, X., Teng, G., Meng, H., Yu, T., … Liu, S. (2011). Development of the human fetal cerebellum in the second trimester: a post mortem magnetic resonance imaging evaluation. Journal of Anatomy, 219(5), 582–588. http://doi.org/10.1111/j.1469-7580.2011.01418.x

Sự phát triển của tiểu não thai nhi ở tam cá nguyệt thứ hai: đánh giá hình ảnh cộng hưởng từ sau giết mổ

iii. Fetal development: The 2nd trimester. (2015, January 15). Retrieved April 19, 2017, from http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/fetal-development/art-20046151

Sự phát triển của thai nhi: Tam cá nguyệt thứ hai (19/4/2017)

iv. Tiredness in pregnancy - Pregnancy and baby guide. (2015, March 30). Retrieved February 15, 2017, from http://www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/pages/tiredness-sleep-pregnant.aspx#close

Mệt mỏi trong quá trình mang thai – Hướng dẫn cho mẹ và bé(15/2/2017)

v. Sleeping Positions During Pregnancy. (2016, January 27). Retrieved February 15, 2017, from http://americanpregnancy.org/pregnancy-health/sleeping-positions-during-pregnancy/

Tư thế ngủ khi mang bầu (15/2/2017)

vi. Nutritional Requirements – Dietary Fats. (2013, February 20). Retrieved April 5, 2017, from http://www.fao.org/ag/humannutrition/nutrition/63162/en/

Dinh dưỡng cần thiết – thực phẩm giàu chất béo (5/4/2017)

vii. Georgieff MK. (2007) Nutrition and the developing brain: nutrient priorities and measurement. Am J Clin Nutr. 85(2):614S-620S.

Dinh dưỡng và sự phát triển của não bộ: Những dưỡng chất cần thiết và cách đo lường

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Phát triển não bộ và giác quan cho bé

Giữa tuần 15-18 của giai đoạn mang thai, vết nứt bên – một rãnh đặc biệt trên vỏ não, phát triển.

Mang thai tháng thứ 4: Tháng “yên bình” nhất của thai kỳ

Mang thai tháng thứ 4 là giai đoạn mà mẹ bầu có thể “thở phào nhẹ nhõm” vì nguy cơ sảy thai đã giảm đi nhiều.

Sự phát triển của trẻ tuần thứ 24 của thai kỳ

Trong quá trình mang thai, đặc biệt ở tuần thứ 24, mẹ nên lưu ý vì có nguy cơ mẹ sẽ bị thiếu máu.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 18 của thai kỳ

Em bé giờ đã cứng cáp hơn nhiều. Hệ xương của bé phát triển tích cực nên thời điểm này, mẹ nên chú trọng các thực phẩm giàu canxi nhé!

02 ly Enfamama A+ cung cấp 100 mg DHA

cùng với khẩu phần ăn mỗi ngày của mẹ mang thai hoặc đang cho con bú giúp đạt hàm lượng khuyến nghị hàng ngày 200 mg DHA của FAO/WHO.
*Theo FAO 2010: Thực phẩm & Dinh dưỡng – số 91/2010. FAO:Rome.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!