Chia sẻ ngay

Các tư thế ngủ cho bà bầu trong suốt quá trình mang thai

Mang thai là lúc cơ thể mẹ có rất nhiều thay đổi. Để cả mẹ và bé phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, đặc biệt là giấc ngủ. Cùng tìm hiểu các tư thế ngủ cho bà bầu qua từng giai đoạn trong suốt thai kỳ và giải đáp các thắc mắc về tư thế ngủ ở bài biết dưới.

1. Bà bầu nằm nghiêng bên nào để tốt cho thai nhi?

Một câu hỏi mà nhiều mẹ thắc mắc chính là “bà bầu nằm nghiêng bên nào là tốt?”. Theo nhiều nghiên cứu, bà bầu nên ngủ nghiêng về bên trái để đảm bảo an toàn cho bé trong cả thai kỳ. Lợi ích của việc nằm nghiêng về bên trái có thể kể đến là:

  • Giúp tăng lưu lượng máu, đưa các chất dinh dưỡng đến nhau thai, giúp nuôi thai tốt hơn, giảm nguy cơ thai chết lưu.
  • Không áp lực của tử cung đè lên các tĩnh mạch, lưng và các cơ quan nội tạng, từ đó giúp cải thiện tuần hoàn.
  • Giảm sưng chân, phù chân sinh lý cho mẹ bầu ở những tháng cuối thai kỳ.
  • Tránh tử cung chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới - nguyên nhân làm giảm lượng máu về tim, gây giảm lưu lượng tim.

Nằm nghiêng về bên trái là tư thế ngủ tốt cho bà bầu

Nằm nghiêng về bên trái là tư thế ngủ tốt cho bà bầu

Vậy còn nằm nghiêng bên phải thì sao? Mẹ có thể nằm nghiêng bên phải trong thời gian đầu. Tuy nhiên, cần tránh tư thế này vào giai đoạn cuối thai kỳ, bởi nó có thể khiến bào thai có xu hướng nghiêng về phía bên phải và làm chèn ép các mạch máu trong tử cung.

Có thể thấy, nằm nghiêng về bên trái là tư thế nằm cho bà bầu trong 3 tháng đầu mà mẹ cần làm quen để giai đoạn sau không gặp khó khăn khi chuyển đổi tư thế và không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

2. Bà bầu nằm ngửa có sao không?

“Bà bầu nằm ngửa có sao không” cũng là thắc mắc của nhiều mẹ bầu trong quá trình mang thai. Trong 3 tháng đầu, khi thai nhi còn bé, mẹ có thể nằm ngửa. Tuy nhiên, bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ 2, mẹ không nên nằm ngửa. Khi thai nhi lớn hơn, bụng mẹ bắt đầu to ra, việc nằm ngửa trong khoảng thời thời gian này sẽ dễ gây áp lực lên các mạch máu, lưng và cột sống dẫn đến việc gián đoạn dòng chảy của máu từ phần dưới cơ thể đến tim. Từ tam cá nguyệt thứ 3, bà bầu nằm ngửa có thể gây ra nhiều vấn đề:

  • Bị bệnh trĩ, đau lưng và suy tuần hoàn gây giảm tuần hoàn thai nhi vì trọng lượng tử cung đè nén lên lên cột sống, cơ lưng, ruột khi nằm ngửa.
  • Mẹ có thể bị hạ huyết áp (khó chịu, chóng mặt) và giảm lượng máu đến nhau thai, gây chậm nhịp tim của thai nhi vì tử cung chèn ép và cản trở sự lưu thông của các tĩnh mạch chủ.
  • Bị tụt huyết áp, chóng mặt, tăng cân và có thể dẫn đến chứng ngừng thở trong lúc ngủ ở phụ nữ mang thai.

Mẹ bầu không nên nằm ngửa từ tam cá nguyệt thứ 2

3. Các tư thế ngủ tốt cho bà bầu

Có thể thấy tư thế nằm nghiêng bên trái là tư thế ngủ khi mang thai tốt cho bà bầu trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, tùy vào từng giai đoạn phát triển của thai kỳ, mẹ có thể nằm ngủ ở các tư thế khác.

3.1. Ngủ kê chân lên gối

Kê cao chân khi ngủ có thể giúp mẹ tránh được nhiều bệnh lý như suy giãn tĩnh mạch, chuột rút về đêm. Mẹ cũng có thể đặt gối giữa 2 chân khi ngủ để giúp giảm đau lưng. Ngoài ra, mẹ cũng nên nằm cao đầu để hạn chế trào ngược dạ dày. Một tư thế ngủ khi mang thai khác với gối mà mẹ có thể áp dụng là gối cao đầu và lưng với gối mềm để giúp hạn chế “ngáy” khi ngủ của bà bầu.

Đặt gối giữa 2 chân khi ngủ có thể giúp mẹ giảm đau lưng

Đặt gối giữa 2 chân khi ngủ có thể giúp mẹ giảm đau lưng

3.2. Tư thế ngủ SOS (ngủ nghiêng một bên)

Đây là tư thế ngủ tốt cho bà bầu bởi nó giúp tăng lượng máu và chất dinh dưỡng đến thai nhi. Bạn có thể đặt gối giữa 2 chân khi ngủ. Bên cạnh đó, nếu bạn bị đau lưng, hãy nằm ngủ ở tư thế này và đặt thêm gối dưới bụng để giảm cơn đau. Nếu bạn bị ợ nóng thì có thể đặt gối ở phần trên cơ thể. Vào giai đoạn cuối thai kỳ, bạn có thể nằm nghiêng vào gối cao lên để tránh tình trạng hụt hơi.


Nằm ngủ đúng tư thế trong từng giai đoạn sẽ giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon và thoải mái hơn trong suốt thai kỳ. Hãy nắm rõ các tư thế ngủ cho bà bầu trong suốt thai kỳ để bảo vệ thai nhi một cách tốt nhất nhé.

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Cách tính tuổi thai chính xác từ dễ đến khó

Bạn đang mang thai và tò mò không biết con mình được mấy ngày tuổi. Cùng tìm hiểu cách tính tuổi thai.

Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tuần tuổi

Cân nặng và chiều dài của bé cưng luôn là yếu tố được các bậc cha mẹ quan tâm nhiều nhất.

Cách chữa ốm nghén khi mang thai cho mẹ bầu

Ốm nghén là hiện tượng dễ thấy ở phụ nữ mang thai, thường bắt đầu vào tuần thứ 6.

Nhạc thai giáo chuẩn cho thai nhi

Mẹ cần lưu ý một vài trường hợp dưới đây để lựa chọn cách thưởng thức âm nhạc phù hợp với bé mẹ nhé!

Enfa bên mẹ, cho con sự khởi đầu trọn vẹn

02 ly Enfamama A+ cung cấp 100 mg DHA

cùng với khẩu phần ăn mỗi ngày của mẹ mang thai hoặc đang cho con bú giúp đạt hàm lượng khuyến nghị hàng ngày 200 mg DHA của FAO/WHO.
*Theo FAO 2010: Thực phẩm & Dinh dưỡng – số 91/2010. FAO:Rome.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!