Chia sẻ ngay

Nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai và các cách giảm đau lưng cho mẹ bầu

Đau lưng khi mang thai là hiện tượng mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng gặp phải trong thai kỳ. Hiện tượng đau lưng khi mang thai thường phổ biến trong 3 tháng đầu và mức độ đau tăng dần. Nhiều bà bầu đau lưng 3 tháng đầu chỉ ở mức độ nhẹ không tác động nhiều, nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều trường hợp đau dai dẳng và ảnh hưởng không ít tới sinh hoạt trong cuộc sống.

Đau lưng khi mang thai là một hiện tượng phổ biến thường gặp

Đau lưng khi mang thai là một hiện tượng phổ biến thường gặp

Cùng nắm rõ một số biểu hiện, nguyên nhân cũng như các biện pháp giảm đau lưng khi mang thai cho mẹ bầu nhé.

Biểu hiện đau lưng khi mang thai

Biểu hiện đau lưng khi mang thai thường xảy ra phổ biến trong vòng 3 tháng đầu, tăng dần lên ở 3 tháng cuối thai kỳ và có thể kéo dài đến tháng thứ 6 sau sinh.
Tùy vào cơ địa của từng mẹ bầu mà sẽ có biểu hiện cũng như mức độ đau lưng khi mang thai khác nhau. Một số biểu hiện thường thấy phổ biến ở mẹ bầu là:

  • Đau lưng khi mang thai trở nặng hơn vào ban đêm.
  • Cảm thấy các đốt sống ngang lưng (đặc biệt là vị trí lưng dưới) thường xuyên đau nhức, mỏi.
  • Đau khớp nối giữa xương cùng và xương chậu.
  • Đau thắt lưng khi mang thai có khả năng bắt nguồn liên quan đến đĩa đệm hoặc một số nguyên nhân khác.

Nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai

Một số nguyên nhân gây đau lưng khi mang thai mà mẹ bầu cần phải rõ như sau:

  • Đầu tiên phải kể đến sự thay đổi hormone trong thai kỳ: trong khi mang thai, cơ thể mẹ bầu thường sản sinh ra một hormone được gọi là relaxin. Relaxin có tác dụng giãn nở khung chậu để chuẩn bị cho quá trình sau này, tại các dây chằng, cơ ở vùng xương chậu giãn ra khiến các khớp trở nên lỏng lẻo hơn. Từ đó, gây ra tình trạng đau lưng thường kèm theo đau ở vùng xương chậu, hông.
  • Thứ hai, đau lưng do căng cơ lưng: khi thai nhi càng lớn dần, tử cung của mẹ bầu trở nên nặng hơn (vì phần cân nặng tăng lên dồn ở phía trước bụng). Do đó, các mẹ bầu thường có xu hướng uốn cong người về phía trước. Để có thể giữ thăng bằng, bạn buộc phải nghiêng mình về phía sau vô tình khiến cơ lưng hoạt động nặng hơn dẫn đến căng cơ và gây ra tình trạng đau thắt lưng khi mang thai.
  • Thứ ba, đau lưng khi mang thai do yếu cơ bụng: Cơ bụng có nhiệm vụ hỗ trợ cột sống và đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của vùng lưng. Khi mang thai thì vùng cơ này bị căng và trở nên yếu hơn. Đó là lý do khiến bà bầu đau lưng 3 tháng đầu khi mang thai, nhất là khi vận động nặng hoặc tập thể dục.
  • Thứ tư, do căng thẳng, stress: sự thay đổi tâm lý trong quá trình mang thai cũng sẽ khiến cơn đau thắt lưng khi mang thai trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thứ năm, do tăng cân trong thời gian ngắn: việc tăng cân quá nhanh vô tình tạo áp lực lên cột sống gây ra tình trạng đau lưng khi mang thai.

Các cách giảm đau lưng cho bà bầu

Việc mẹ bầu đau lưng khi mang thai không những gây vất vả, khó khăn cho mẹ bầu trong quá trình thai nghén mà còn khiến mẹ bầu trở nên mệt mỏi, cực nhọc hơn. Mẹ bầu có thể tham khảo một trong những cách dưới đây để giảm đau thắt lưng khi mang thai, và có một thai kỳ nhẹ nhàng, vui khỏe, hạnh phúc hơn nhé:

Áp dụng các bài tập hỗ trợ sẽ giúp mẹ bầu giảm đau lưng khi mang thai

  • Thường xuyên tập các bài thể dục nhẹ nhàng dành riêng cho mẹ bầu như: đi bộ, yoga, bơi lội,...
  • Sử dụng gối ngủ hỗ trợ đúng tư thế khi ngủ dành riêng cho mẹ bầu.
  • Lưu ý thực hiện đúng tư thế trong các hoạt động hàng ngày: giữ lưng thẳng khi đứng, khi ngồi, hoặc nếu muốn lấy đồ dưới đất tránh tình trạng thẳng lưng, cúi người xuống,...
  • Tập các bài tập hỗ trợ cho người đau lưng.
  • Hạn chế đi giày cao gót.
  • Không ăn uống quá nhiều tránh tăng cân nhanh đột ngột, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày đảm bảo bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
  • Tuyệt đối không mang vác đồ nặng trong suốt quá trình mang thai.
  • Bổ sung đầy đủ canxi và magie từ rau xanh, các loại đậu, sữa,...
  • Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng: mẹ bầu cần ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và đi ngủ trước 23h để hạn chế các nguy cơ đau lưng khi mang thai.

Sử dụng gối ngủ dành riêng cho mẹ bầu để giảm cảm giác đau lưng khi ngủ

Trong trường hợp nếu đã thử hết các cách trên mà vẫn không cải thiện thì tốt nhất mẹ bầu nên đi gặp bác sĩ để nhận được lời khuyên tốt nhất.

Xem thêm: Thực đơn lý tưởng cho mẹ bầu giữ dáng

​​​​​​​
Đau lưng khi mang thai là một hiện tượng thường gặp, tuy nhiên mẹ bầu không nên vì thế mà chủ quan. Hy vọng qua chia sẻ này sẽ giúp mẹ bầu có thể theo dõi tốt triệu chứng cũng như sớm tìm được cách giảm đau lưng cho bà bầu để có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc.

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Cách tính tuổi thai chính xác từ dễ đến khó

Bạn đang mang thai và tò mò không biết con mình được mấy ngày tuổi. Cùng tìm hiểu cách tính tuổi thai.

Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tuần tuổi

Cân nặng và chiều dài của bé cưng luôn là yếu tố được các bậc cha mẹ quan tâm nhiều nhất.

Cách chữa ốm nghén khi mang thai cho mẹ bầu

Ốm nghén là hiện tượng dễ thấy ở phụ nữ mang thai, thường bắt đầu vào tuần thứ 6.

Nhạc thai giáo chuẩn cho thai nhi

Mẹ cần lưu ý một vài trường hợp dưới đây để lựa chọn cách thưởng thức âm nhạc phù hợp với bé mẹ nhé!

Enfa bên mẹ, cho con sự khởi đầu trọn vẹn

02 ly Enfamama A+ cung cấp 100 mg DHA

cùng với khẩu phần ăn mỗi ngày của mẹ mang thai hoặc đang cho con bú giúp đạt hàm lượng khuyến nghị hàng ngày 200 mg DHA của FAO/WHO.
*Theo FAO 2010: Thực phẩm & Dinh dưỡng – số 91/2010. FAO:Rome.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!