Chia sẻ ngay

Phát triển não bộ và giác quan cho bé

Não bộ của thai nhi phát triển như thế nào trong 3 tháng giữa thai kỳ?

Giữa tuần 15-18 của giai đoạn mang thai, vết nứt bên – một rãnh đặc biệt trên vỏ não, phát triển. Đó là một phần của bộ não và sẽ đảm nhận vai trò điều khiển các chức năng phức tạp như bộ nhớ, ngôn ngữ và ý thức. Ngoài ra, 3 tháng giữa thai kỳ là thời gian vỏ não thị giác của bé sẽ bắt đầu phát triển. Để có thể đạt được tất cả các cột mốc quan trọng của mình, mẹ bầu cần phải bổ sung đầy đủ dưỡng chất phù hợp bao gồm đủ lượng DHA và ARA (nguồn của chất béo Omega-3 và Omega-6) để hỗ trợ não bộ và mắt thai nhi phát triển bình thường.

Xem thêm: Mang thai nên ăn gì để con thông minh?

Giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, các giác quan của bé liên tục phát triển

Xúc giác của bé tiếp tục phát triển cho đến khoảng tuần 22 của giai đoạn mang thai. Bé ngày càng trở nên quen thuộc với cơ thể mình và môi trường xung quanh bằng cách cọ xát vào thành tử cung. Đồng thời, vỏ não thị giác của bé cũng đang hình thành một số trong 100 triệu tế bào thần kinh – khởi đầu của sự phát triển thị giác. Thị giác rất phức tạp và phát triển nhanh chóng theo thời gian. Bé sẽ trở nên nhạy cảm với ánh sáng xung quanh vào khoảng tuần 16 của thai kỳ, nhưng tầm nhìn mờ của bé sẽ không được rõ ràng và sắc nét cho đến sau khi sinh. Việc nuôi dưỡng cho não bộ và mắt bé phát triển bình thường và khỏe mạnh là vô cùng quan trọng. Mẹ mang thai cần có chế độ ăn uống cân bằng bao gồm DHA, chất béo Omega-3 – một chất dinh dưỡng thiết yếu cho não bộ và mắt phát triển khỏe mạnh.

Xem thêm: Kích thích giác quan cho thai nhi 3 tháng giữa thai kỳ

Các bộ phận chức năng của thai nhi như lông và tơ

Tháng này và tháng tiếp theo, tóc của bé sẽ bắt đầu phát triển. Chúng sẽ xuất hiện ở các vị trí thông thường như lông mày và đầu, và cả trên cơ thể và khuôn mặt của bé. Tóc mềm này được gọi là lông tơ và sẽ rụng trước hoặc ngay sau khi sinh.

Tham khảo thêm: Chế độ ăn uống cho mẹ bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Mang thai tháng thứ 4: Tháng “yên bình” nhất của thai kỳ

Mang thai tháng thứ 4 là giai đoạn mà mẹ bầu có thể “thở phào nhẹ nhõm” vì nguy cơ sảy thai đã giảm đi nhiều.

Sự phát triển của trẻ tuần thứ 24 của thai kỳ

Trong quá trình mang thai, đặc biệt ở tuần thứ 24, mẹ nên lưu ý vì có nguy cơ mẹ sẽ bị thiếu máu.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 18 của thai kỳ

Em bé giờ đã cứng cáp hơn nhiều. Hệ xương của bé phát triển tích cực nên thời điểm này, mẹ nên chú trọng các thực phẩm giàu canxi nhé!

Sự phát triển của thai nhi 6 tháng tuổi: Giai đoạn phát triển thần tốc của bé yêu

Thai nhi 6 tháng tuổi đang trong giai đoạn phát triển “thần tốc” để chuẩn bị chào đời.

Enfa bên mẹ, cho con sự khởi đầu trọn đời

02 ly Enfamama A+ cung cấp 100 mg DHA

cùng với khẩu phần ăn mỗi ngày của mẹ mang thai hoặc đang cho con bú giúp đạt hàm lượng khuyến nghị hàng ngày 200 mg DHA của FAO/WHO.
*Theo FAO 2010: Thực phẩm & Dinh dưỡng – số 91/2010. FAO:Rome.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!