Chia sẻ ngay

Sự phát triển của trẻ tuần thứ 24 của thai kỳ

Trong quá trình mang thai, đặc biệt ở tuần thứ 24, mẹ có nguy cơ bị thiếu máu. Vì vậy, để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ hãy chú ý ăn những thực phẩm giàu chất sắt, vitamin B và vitamin C. Cùng khám phá thêm sự phát triển của em bé vào tuần thứ 24 của thai kỳ mẹ nhé!

Sự phát triển của trẻ tuần thứ 24 của thai kỳ

Sự phát triển của thai 24 tuần tuổi

Trong những tuần này, phổi của bé yêu bước vào giai đoạn phát triển để có thể đảm đương trọng trách cung cấp đủ oxy cho bé ngay khi vừa chào đời. Những tế bào trong phổi bé lúc này sẽ sản sinh ra các chất hoạt động bề mặt, chất giữ cho các túi khí gắn kết với nhau. Vào tuần thứ 24, vì phổi bé vẫn đang dần hoàn thiện nên bé sẽ tiếp tục nhận oxy qua nhau thai gắn với cơ thể mẹ.

Trong khi đó, các lớp võ não của bé sẽ tiếp tục phát triển bên trong não bộ. Sự phát triển này đặc biệt quan trọng với các chức năng nhận thức bậc cao của bé như lý luận, giao tiếp, ghi nhớ.

Mẹ xem này, bé yêu giờ trông thật đáng yêu với một chút tóc lơ thơ trên đầu và hàng lông mi xinh xắn.

Sau khoảng thời gian mang thai 24 tuần là lúc bé của mẹ dài khoảng 21cm và tăng gần 100gram với cân nặng trung bình khoảng 540gram. Bé mau lớn quá đi này!

Xem thêm: Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tuần tuổi

Khi mang thai tuần 24, cơ thể mẹ có gì thay đổi?

Thời điểm này, bác sĩ thường phải kiểm tra mẹ có bị thiếu máu và thiếu sắt hay không. Nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt của mẹ ngày càng tăng vì trong tuần 24 mẹ cần rất nhiều sắt hơn bình thường để tạo nhiều máu nhằm cung cấp oxy cho cả cơ thể mẹ và bé. Thiếu chất sắt trong thai kỳ có thể dẫn đến sinh non hoặc bé bị thiếu cân khi sinh. Vì vậy hãy cẩn trọng mẹ nhé!

Mẹ nên làm gì trong thời điểm thai nhi 24 tuần tuổi?

Mẹ có thể áp dụng những mẹo dưới đây để ngăn ngừa thiếu máu và giúp bé phát triển khỏe mạnh:

♦ Ăn những thực phẩm giàu sắt như các loại rau xanh như cải bó xôi, các loại cá như cá hồi, cá mòi, thịt gia cầm và thịt đỏ.

♦ Duy trì sử dụng những viên uống bổ sung sắt và axit folic theo chỉ dẫn của bác sĩ. Chất sắt rất quan trọng bởi vì đây là “vũ khí” giúp mẹ chống lại thiếu máu và các triệu chứng khác khi mang thai. Còn axit folic thì giúp mẹ hình thành các tế bào hồng cầu.

♦ Ăn những thực phẩm giàu vitamin C. Bởi đơn giản vitamin C giúp cơ thể mẹ hấp thụ sắt tốt hơn.

♦ Ăn những thực phẩm giàu vitamin B bao gồm folate (thường có trong những loại rau lá xanh, đậu và ngũ cốc), và B12 (có trong sữa), những chất này cũng hỗ trợ việc hình thành các tế bào hồng cầu.

Xem thêm: Chế độ ăn uống cho mẹ bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ

Tóm lại, mẹ nên ăn những thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau và ngũ cốc. Đồng thời tập thể dục đều đặn cũng là một thói quen lành mạnh khi mẹ mang thai. Tập thể dục giúp mẹ bầu giảm nguy cơ bị tiểu đường. Nhưng mẹ hãy nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thử tập bất cứ bài tập nào mẹ nhé.

Tin vui cho mẹ trong tuần thứ 24 đó là bây giờ mẹ đã có thể lên danh sách những thứ cần khi bé chào đời, đồng thời xem xét chọn ra những thứ quan trọng nhất để mua sắm dần. Mua sắm cho mình và bé yêu hay thậm chí chỉ đi dạo vòng vòng trong các khu mua sắm thôi cũng sẽ giúp mẹ hào hứng, ngóng trông ngày được tận mắt thấy bé yêu đấy. Đây cũng là một trải nghiệm tuyệt vời mà mẹ có thể chia sẻ cùng chồng, bạn bè và gia đình phải không nào?

Xem thêm: Mách mẹ bầu 7 cách gắn kết tình cảm mẹ con


Bài tham khảo:

i. You and your baby at 21-24 weeks pregnant. (2017, February 28). Retrieved April 10, 2017, from http://www.nhs.uk/Conditions/pregnancy-and-baby/pages/pregnancy-weeks-21-22-23-24.asp

ii. Prenatal Form and Function – The Making of an Earth Suit - Unit 16: 6 to 7 Months (24 to 28 Weeks). (n.d.). Retrieved 10 April 2017 from http://www.ehd.org/dev_article_unit16.php

iii. Reynolds, C., & Fletcher-Janzen, E. (2013). Handbook of Clinical Child Neuropsychology. (Edited). New York, NY: Springer Science + Business Media

iv. Curtis, G. B., & Schuler, J. (2016). Your Pregnancy Week by Week (8th ed.). Philadelphia, PA: Da Capo Press.

v. Iron deficiency anemia during pregnancy: Prevention tips. Retrieved 26 May 2017 from http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-de...

vi. World Health Organization, WHO recommendations on antenatal care for a positive pregnancy experience. Geneva: WHO Press. 2016.

vii. Anemia. Retrieved 26 May 2017 from https://www.womenshealth.gov/a-z-topics/anemia

viii. Gestational Diabetes – Prevention. (2014, April 15). Retrieved 10 April 2017, from http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gestational-diabetes/basics/prevention/con-20014854

viii. You and your baby at 21-24 weeks pregnant. (2017, February 28). Retrieved April 10, 2017, from http://www.nhs.uk/Conditions/pregnancy-and-baby/pages/pregnancy-weeks-21...

viii. Prenatal Form and Function – The Making of an Earth Suit - Unit 16: 6 to 7 Months (24 to 28 Weeks). (n.d.). Retrieved 10 April 2017 from http://www.ehd.org/dev_article_unit16.php

Reynolds, C., & Fletcher-Janzen, E. (2013). Sổ tay về Khoa học thần kinh Nhi khoa lâm sàng. (Edited). New York, NY: Springer Science + Business Media

viii. Curtis, G. B., & Schuler, J. (2016). Thai kỳ theo tuần (8th ed.). Philadelphia, PA: Da Capo Press.

viii. Thiếu máu do thei61u chất sắt khi mang thia: Mẹo nhỏ giúp mẹ duy trì sức khỏe, đăng lại 26/5/2017 theo http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-de...

viii. Tổ chức y tế thế giới, Khuyến cóa của WHO về việc chăm sóc thai nhi trong suốt thời gian thai kì. Geneva: WHO Press. 2016.

viii. Thiếu máu, đăng lại 26/5/2017 theo https://www.womenshealth.gov/a-z-topics/anemia

viii. Bệnh tiểu đường khi mang thai: Cách phòng tránh. (2014, April 15). Đăng lại 10/4/2017 theo http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gestational-diabetes/basic...

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Phát triển não bộ và giác quan cho bé

Giữa tuần 15-18 của giai đoạn mang thai, vết nứt bên – một rãnh đặc biệt trên vỏ não, phát triển.

Mang thai tháng thứ 4: Tháng “yên bình” nhất của thai kỳ

Mang thai tháng thứ 4 là giai đoạn mà mẹ bầu có thể “thở phào nhẹ nhõm” vì nguy cơ sảy thai đã giảm đi nhiều.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 18 của thai kỳ

Em bé giờ đã cứng cáp hơn nhiều. Hệ xương của bé phát triển tích cực nên thời điểm này, mẹ nên chú trọng các thực phẩm giàu canxi nhé!

Sự phát triển của thai nhi 6 tháng tuổi: Giai đoạn phát triển thần tốc của bé yêu

Thai nhi 6 tháng tuổi đang trong giai đoạn phát triển “thần tốc” để chuẩn bị chào đời.

Enfa bên mẹ, cho con sự khởi đầu trọn đời

02 ly Enfamama A+ cung cấp 100 mg DHA

cùng với khẩu phần ăn mỗi ngày của mẹ mang thai hoặc đang cho con bú giúp đạt hàm lượng khuyến nghị hàng ngày 200 mg DHA của FAO/WHO.
*Theo FAO 2010: Thực phẩm & Dinh dưỡng – số 91/2010. FAO:Rome.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!