Chia sẻ ngay

Sinh non: định nghĩa, dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa

Trẻ sinh non dễ gặp phải các rủi ro về sức khỏe và khó chăm sóc hơn so với trẻ cùng trang lứa. Nắm rõ nguyên nhân, cách phòng ngừa để tránh việc bé phải chào đời quá sớm.

Sinh non là gì?

Sinh non (đẻ non) là tình trạng em bé được sinh ra quá sớm so với dự kiến, thường ở bắt đầu ở tuần tuổi thứ 22 đến trước tuần thứ 37, trong khi một thai kỳ bình thường sẽ diễn ra trong vòng 40 tuần.

Sinh non có nguy hiểm không?

Em bé sinh non có thể gặp phải một số rủi ro nhất định về sức khỏe, bởi khi sinh ra qua sớm cơ thể bé lúc này chưa đủ thời gian để có thể phát triển đầy đủ.


Trẻ sinh thiếu tháng có phát triển bình thường không?
Tùy vào từng thời điểm mà bác sĩ có thể xác định tình trạng của bé để từ đó đưa ra các phác đồ điều trị riêng biệt để bé có thể phát triển một cách bình thường. Có nhiều trường hợp bé sinh non vẫn có thể lớn lên bình thường nếu được chăm sóc đúng cách.
Tuy nhiên, bên cạnh đó không thể không nhắc đến các nguy cơ gặp các rủi ro về sức khỏe mà trẻ sinh non có thể gặp phải như:

  • Cân nặng quá thấp khi sinh ra
  • Rối loạn thân nhiệt
  • Gặp các vấn đề về đường tiêu hóa
  • Có nguy cơ nhiễm trùng máu, nhiễm trùng sơ sinh
  • Gặp các vấn đề về phổi như viêm hô hấp, viêm phế quản,....
  • Trẻ sinh non chưa được phát triển đầy đủ về mặt thể chất lẫn tinh thần dễ bị mắc các khuyết tật bẩm sinh như tim bẩm sinh,...

Do đó, mẹ cần nắm rõ một số nguyên nhân sinh non để có biện pháp phòng ngừa, đảm bảo bé được sinh ra đủ ngày đủ tháng và phát triển khỏe mạnh.

Nguyên nhân dẫn đến sinh non

Sinh non: định nghĩa, dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa

Mẹ có tiền sử sảy thai có nguy cơ sinh non cao hơn so với bình thường

Có một số yếu tố chính có thể dẫn đến việc sinh non, cụ thể như sau:

  • Sản phụ có tiền sử sảy thai, sinh non, phá thai nhiều lần.
  • Sản phụ mang đa thai (sinh đôi, sinh ba).
  • Sản phụ có các lần mang thai quá gần nhau (ít hơn 6 tháng).
  • Sản phụ thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
  • Sản phụ gặp các vấn đề về tử cung, cổ tử cung hoặc nhau thai.
  • Trong quá trình mang thai, sản phụ có sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,...
  • Sản phụ bị nhiễm trùng nước ối & bộ phận sinh dục.
  • Sản phụ mắc các căn bệnh mãn tính như đái tháo đường thai kỳ, huyết áp cao,...
  • Sản phụ bị thừa cân hoặc thiếu cân quá nhiều trước khi mang thai.
  • Sản phụ gặp các vấn đề về tâm lý, stress khi mang thai.

Phân loại các mức độ sinh non

Phân loại các mức độ sinh non

Mẹ cần lưu ý các dấu hiệu sinh non để kịp thời đến cơ sở y tế gần nhất

Mọi người thường hay nói sinh non 32 tuần hoặc sinh non 36 tuần nhưng thực ra sinh non được phân thành 3 loại chính dựa vào thời gian sinh non chính xác như sau:

  • Sinh cực non: dưới 28 tuần thai kỳ.
  • Sinh rất non: từ 28 - 31 tuần thai kỳ.
  • Sinh non trung bình: từ 32 - 33 tuần 6 ngày thai kỳ.
  • Sinh non muộn: từ 34 - 36 tuần 6 ngày thai kỳ.

Mẹ bầu cần nắm rõ một số dấu hiệu sinh non để có thể kịp thời phát hiện và đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

Dấu hiệu sinh non

Đối với sản phụ:

  • Thay đổi dịch âm đạo (dịch trở nên lỏng, nhầy hơn và có máu).
  • Âm đạo tiết dịch nhiều hơn.
  • Cảm giác tăng áp lực vùng chậu hoặc vùng dưới bụng.
  • Có biểu hiện đau liên tục, âm ỉ ở vùng thắt lưng hoặc đau quặn ở vị trí bụng giống đau bụng kinh và kèm theo triệu chứng co thắt tử cung liên tục.
  • Bị chuột rút nhẹ ở bụng.
  • Bị vỡ nước ối, đôi khi chỉ là một giọt chất lỏng.
  • Em bé có dấu hiệu đẩy về phía trước.
  • Đau lưng âm ỉ.
  • Em bé cử động ít hoặc ngừng cử đụng.

Đối với em bé sinh non:

  • Da chưa phát triển đầy đủ, bị khô, bong tróc.
  • Mí mắt của bé có thể không mở ra được trong giai đoạn đầu (bởi sau 30 tuần trẻ mới có thể nhìn được xung quanh).
  • Bé không thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, thân nhiệt thay đổi liên tục, nhịp thở và nhịp tim không ổn định.
  • Có thể gặp phải triệu chứng co giật, trở nên cứng hoặc trong trạng thái không tỉnh táo.
  • Bộ phận sinh dục có thể nhỏ và phát triển chưa toàn diện.

Cách phòng ngừa sinh non

Để phòng ngừa tình trạng sinh non, trong quá trình mang thai mẹ cần chuẩn bị thật kỹ những kiến thức cũng như một số lưu ý sau:

  • Tăng cường bổ sung Progesterone.
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc lá cũng như các chất kích thích.
  • Nhớ khám thai định kỳ để phát hiện đa thai cũng như phát hiện các dấu hiệu bất thường (nếu có).
  • Sắp xếp chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để giảm căng thẳng trong cuộc sống.
  • Uống đủ nước trong ngày để hạn chế tình trạng mất nước gây khó chịu ở tử cung.

Sinh non là tình trạng mà bất kỳ mẹ bầu nào đều không mong muốn xảy đến với mình. Do đó, mẹ bầu cần hiểu rõ các khái niệm, nguyên nhân cũng như lưu ý về cách phòng ngừa trên để hạn chế tối đa nguy cơ mắc phải tình trạng sinh non, để cả bé và mẹ cùng nhau vượt qua thai kỳ khỏe mạnh và trọn vẹn nhất.

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Cơ thể mẹ bầu thay đổi 3 tháng cuối thai kỳ

3 tháng cuối thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ trải qua những thay đổi rõ rệt để chuẩn bị cho sự chào đời của bé yêu.

4 bài tập thể dục cho mẹ bầu ở tam cá nguyệt thứ 3

Việc tập các bài tập thể dục cho mẹ bầu trong 3 tháng cuối có tác động trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.

Bé sẵn sàng chào đời trong 3 tháng cuối thai kỳ

Tại vạch về đích của hành trình mang thai, các bộ phận chức năng của thai nhi thực sự hoàn thiện.

Các dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu nên lưu ý

Mỗi mẹ bầu sẽ trải qua những dấu hiệu sắp sinh khác nhau. Dưới đây là 6 dấu hiệu sắp sinh trước 2 ngày để bạn tham khảo, tránh bỏ lỡ dấu hiệu sắp sinh ít người để ý.

Enfa bên mẹ, cho con sự khởi đầu trọn vẹn

02 ly Enfamama A+ cung cấp 100 mg DHA

cùng với khẩu phần ăn mỗi ngày của mẹ mang thai hoặc đang cho con bú giúp đạt hàm lượng khuyến nghị hàng ngày 200 mg DHA của FAO/WHO.
*Theo FAO 2010: Thực phẩm & Dinh dưỡng – số 91/2010. FAO:Rome.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!