Chia sẻ ngay

Sự phát triển của thai nhi 6 tháng tuổi: Giai đoạn phát triển thần tốc của bé yêu

Thai nhi 6 tháng tuổi đang trong giai đoạn phát triển “thần tốc” để chuẩn bị chào đời.

Lúc này, bé đã dài 34cm, nặng khoảng 680g. Bé bắt đầu tích mỡ và mọc tóc nhiều hơn nên nếu có một chiếc camera trong bụng, mẹ sẽ thấy con đã “ra dáng” bé sơ sinh lắm rồi đấy!

Mang thai tháng thứ 6: Thai nhi phát triển trí nhớ và khả năng thích ứng

Cuối tam cá nguyệt thứ 2, thân não, cơ quan điều khiển nhịp tim, hô hấp và huyết áp của bé đã phát triển gần như hoàn chỉnh. Các tế bào não bắt đầu phát triển mạnh giúp bé khởi động quá trình học hỏi, ghi nhớ. Trí nhớ giúp bé hình thành kỹ năng thích nghi, một trong những hình thức đơn giản nhất của bộ nhớ, thể hiện qua việc bé vẫn có thể ngủ ngon giữa những tiếng động thường ngày như tiếng quạt, tiếng xe cộ ngoài đường...

Thai nhi 6 tháng tuổi: Mở mắt và lắng nghe!

Đầu tháng thứ 6, mắt bé đã bắt đầu phân biệt được sáng tối và đến tuần 27, con sẽ mở mắt! Lúc này, thính giác của bé cũng đã phát triển hoàn thiện. Bé có thể lắng nghe nhịp tim của mẹ, giật mình khi có tiếng động mạnh hoặc thậm chí “hóng chuyện” bằng cách xoay hẳn người về phía có tiếng bố mẹ. Đây cũng là lúc mẹ nên tăng cường cho bé cùng nghe nhạc hay sách nói để bé phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc và trí não ngay từ trong bụng mẹ.

Thai nhi 6 tháng tuổi đã biết đạp, xoay và duỗi!

Trong tháng này, mẹ sẽ cảm nhận được rõ ràng các cú đạp, trở mình và vươn duỗi của bé trong bụng. Nếu để ý kỹ, mẹ sẽ nhận ra bé có thói quen quẫy đạp, trở mình vào khoảng thời gian nhất định trong ngày. Tuy nhiên, vì giờ ngủ nghỉ và vận động của bé có thể không trùng với mẹ nên mẹ hãy chuẩn bị tinh thần có thể bị đánh thức vài lần trong đêm nhé

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Phát triển não bộ và giác quan cho bé

Giữa tuần 15-18 của giai đoạn mang thai, vết nứt bên – một rãnh đặc biệt trên vỏ não, phát triển.

Mang thai tháng thứ 4: Tháng “yên bình” nhất của thai kỳ

Mang thai tháng thứ 4 là giai đoạn mà mẹ bầu có thể “thở phào nhẹ nhõm” vì nguy cơ sảy thai đã giảm đi nhiều.

Sự phát triển của trẻ tuần thứ 24 của thai kỳ

Trong quá trình mang thai, đặc biệt ở tuần thứ 24, mẹ nên lưu ý vì có nguy cơ mẹ sẽ bị thiếu máu.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 18 của thai kỳ

Em bé giờ đã cứng cáp hơn nhiều. Hệ xương của bé phát triển tích cực nên thời điểm này, mẹ nên chú trọng các thực phẩm giàu canxi nhé!

02 ly Enfamama A+ cung cấp 100 mg DHA

cùng với khẩu phần ăn mỗi ngày của mẹ mang thai hoặc đang cho con bú giúp đạt hàm lượng khuyến nghị hàng ngày 200 mg DHA của FAO/WHO.
*Theo FAO 2010: Thực phẩm & Dinh dưỡng – số 91/2010. FAO:Rome.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!