Chia sẻ ngay

Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bé 1 tuổi giàu dinh dưỡng

Khi bé lên 1 tuổi, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của bé. Vì vậy, mẹ cần nắm vững các nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bé 1 tuổi để bổ sung đầy đủ dưỡng chất để trẻ phát triển khỏe mạnh.

1. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bé 1 tuổi

Nguyên tắc 1: Xây dựng thực đơn dựa trên nhu cầu của trẻ

Mẹ nên chế biến món ăn theo cột mốc phát triển của bé. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực đơn ăn dặm cho bé 1 tuổi cần phải đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng các nhóm thực phẩm. Mẹ có thể tham khảo tháp dinh dưỡng để biết thêm về các nhóm chất và lượng thức ăn cần thiết. Mẹ nên cho bé ăn chế độ ăn 3 bữa chính/ ngày xen kẽ 3-4 bữa phụ. Thời gian này mẹ có thể tập cho trẻ ăn các thức ăn mềm như bún, phở, cá, trứng.

Dựa vào tháp dinh dưỡng để xây dựng thực đơn cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng

Dựa vào tháp dinh dưỡng để xây dựng thực đơn cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng

Nguyên tắc 2: Chế biến món ăn sáng tạo và bắt mắt

Trẻ 1 tuổi hay gặp tình trạng biếng ăn, lười ăn, vì vậy chế biến các món ăn theo nhiều cách khác nhau sẽ kích thích vị giác của bé. Những món ăn được trang trí bắt mắt, đầy màu sắc sẽ thu hút sự chú ý và thích thú của bé, tạo ra cảm giác ngon miệng. Mẹ cũng nên dựa vào sở thích của bé để khuyến khích bé ăn. Đối với những món bé thích và hay ăn thường xuyên, mẹ hãy làm mới theo cách chế biến khác như hấp, áp chảo, băm nhỏ để bé khỏi ngán. Đây cũng là bí quyết “vàng” để mẹ xây dựng thực đơn cho bé 1 tuổi lười ăn, biếng ăn.

Nguyên tắc 3: Không cho trẻ ăn vặt quá nhiều

Đồ ăn vặt là một trong các món yêu thích của trẻ nhưng đây là “thủ phạm” khiến trẻ dễ no mà lại không đảm bảo đủ dinh dưỡng. Mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn vặt hoặc cho ăn cách xa bữa chính. Đồng thời, mẹ nên chọn những đồ ăn dễ tiêu hóa và tốt cho sức khỏe như nước ép, sữa chua, sinh tố,...

Hạn chế cho trẻ ăn vặt, các đồ ăn dầu mỡ

Hạn chế cho trẻ ăn vặt, các đồ ăn dầu mỡ

Nguyên tắc 4: Ưu tiên các món ăn kích thích tiêu hóa ở trẻ

Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp trẻ hấp thu dưỡng chất tốt. Các thực phẩm tốt cho tiêu hóa là các loại chứa nhiều chất xơ như trái cây, ngũ cốc, rau xanh,... Mẹ có thể cho bé ăn trong thực đơn chính của trẻ hoặc bổ sung vào các bữa phụ.

2. Gợi ý các món ăn có thể bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé 1 tuổi

2.1. Bữa sáng: Bánh mì sandwich chiên trứng

Mẹ có thể cho bé ăn bánh mì chiên trứng cùng 1 ly sữa tươi cho bữa sáng nhanh gọn đầy dinh dưỡng.

Nguyên liệu: 2 lát sandwich, 1 lòng đỏ trứng gà, 1 ly sữa, dầu ăn.
Cách thực hiện: Bánh mì sandwich cắt thành nhiều hình dạng vui mắt khác nhau. Đánh tan lòng đỏ trứng gà với một chút muối. Nhúng bánh mì sandwich vào lòng đỏ trứng gà rồi chiên vàng đều 2 mặt.

2.2. Bữa trưa: Cơm nắm với cá hồi và súp lơ

Đây là món ăn đầy đủ chất đạm, xơ, tinh bột cho bé, lại vô cùng bắt mắt mẹ có thể bổ sung vào thực đơn cho bé 1 tuổi lười ăn để kích thích bé ăn ngon.
Nguyên liệu: 1 chén cơm nhỏ, 20-25g cá hồi, 25-30g bông cải, muối, mè.
Cách thực hiện: Hấp cá hồi rồi xé nhỏ. Súp lơ xanh luộc chín và thái nhỏ. Tiếp đến, cho cơm, cá, súp lơ vào tô, thêm một chút muối vào và trộn đều. Sau cùng, vo cơm thành từng nắm nhỏ vừa ăn, hoặc mẹ có thể dùng khuôn tạo hình.

Cơm nắm đầy đủ dưỡng chất kích thích bé ăn ngon

Cơm nắm đầy đủ dưỡng chất kích thích bé ăn ngon

2.3. Súp bí đỏ

Súp bí đỏ là món ăn quen thuộc với nhiều mẹ vì đơn giản, dễ làm mà vô cùng bổ dưỡng.
Nguyên liệu: 10g bí đỏ hấp chín, 10g nước dùng (nước lọc, nước hầm xương,...)
Cách thực hiện: Xay nhuyễn bí đỏ hấp chín cùng ít nước dùng rồi cho vào chảo hâm nóng. Có thể thêm một ít topping như gà xé hoặc tôm bằm.

2.4. Bổ sung sữa chua, sinh tố, hoa quả cho bé

Các món này bổ sung chất xơ cũng như các vitamin cần thiết cho trẻ giúp trẻ cải thiện hệ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch. Một số loại hoa quả mẹ có thể cho bé ăn là chuối, dâu, cam,...


Xây dựng thực đơn cho bé không khó nếu mẹ nắm vững các nguyên tắc dinh dưỡng. Mong rằng, qua bài viết này, mẹ có thể xây dựng đa dạng các thực đơn cho bé 1 tuổi phù hợp, đầy đủ dinh dưỡng cho bé.

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Màng cầu béo là gì? Vì sao MFGM giúp phát triển não bộ?

MFGM chính xác là gì? Cùng nhìn vào tầm quan trọng của MFGM đối với sự phát triển toàn diện của Bé.

Dinh dưỡng cho bé giai đoạn 7 tháng đến 1 tuổi

Bí quyết đơn giản cho sự phát triển não tối ưu của trẻ trong năm đầu đời.

Vai trò của DHA và nguồn thực phẩm giàu DHA cho bé

Bé yêu của mẹ sẽ có nhiều phát triển khác nhau qua từng thời kì trong 7 cột mốc vàng.

Mách mẹ 7 thực phẩm vàng giúp bé tăng cường hệ miễn dịch

Ăn gì giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ? Mẹ cần bổ sung thực phẩm nào trong chế độ dinh dưỡng của trẻ?

Sữa Enfagrow A+ số 4 830g (2-6 tuổi)

ENFAGROW A+ NEUROPRO 4

với VỊ THANH MÁT cho trẻ từ 2 - 6 tuổi

Bước vào giai đoạn phát triển vượt bậc, bé hoạt bát & mở rộng nhiều hơn các mối quan hệ xung quanh. Đây cũng là giai đoạn quan trọng bé cần sự hỗ trợ của mẹ trong việc bổ sung dinh dưỡng, để giúp bé phát triển thông minh, tình cảm; cùng một hệ miễn dịch và tiêu hoá khoẻ mạnh, để có thể năng động khám phá thế giới.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!