Chia sẻ ngay

Bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không? Mẹ cần phải làm gì?

Những chấn thương đầu đời do sơ suất khi bị ngã đập đầu phía sau ở trẻ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe như: sưng bầm, chảy máu thậm chí chấn thương sọ não.
Vì thế, bố mẹ cần hết sức lưu ý thực hiện các biện pháp chống trơn trượt cũng như nắm rõ cách xử lý khi trẻ bị ngã đập đầu để hạn chế nguy cơ té ngã và khắc phục kịp thời khi xảy ra.

Trẻ bị ngã đập đầu phía sau xuống đất có sao không?

Nên cho trẻ chơi ở những nơi mặt bằng mềm mại để tránh tổn thương khi bị ngã

Nên cho trẻ chơi ở những nơi mặt bằng mềm mại để tránh tổn thương khi bị ngã

Mức độ nguy hiểm của việc bị ngã đập đầu phía sau ở trẻ nhỏ sẽ phụ thuộc vào 3 yếu tố chính sau:

  • Độ cao: độ cao càng thấp thì mức độ nguy hiểm của việc trẻ bị té đập đầu phía sau càng giảm xuống.
  • Bề mặt mà trẻ bị ngã xuống: Các bề mặt như bê tông, gạch, lớp đất cứng, đá, sẽ gây nguy hiểm nhiều hơn khi tình trạng bị ngã đập đầu phía sau ở trẻ xảy ra.
  • Vật dụng mà trẻ va phải: trong lúc bị ngã trẻ có thể bị va chạm vào các vật thể như đồ đạc có góc cạnh, mặt kính sắc nhọn. Những vật dụng này có thể gây thương tích nghiêm trọng hơn cho trẻ.

Những biểu hiện nguy hiểm khi bé bị ngã đập đầu phía sau

Khi còn nhỏ trẻ chưa nhận thức được rõ hành động của mình nên việc bị ngã xuống sàn, đập đầu vào cánh cửa hoặc ngã đập đầu phía sau xuống đất là chuyện thường tình.
Ngay khi hiện tượng bị ngã đập đầu phía sau ở trẻ xảy ra, bố mẹ cần hết sức bình tĩnh để quan sát tư thế của trẻ nhằm mục đích xác định rõ vùng bé bị tổn thương. Thời gian theo dõi, quan sát tốt nhất là trong vòng 2 ngày.

Ngoài ra, bố mẹ cần theo dõi thêm một số biểu hiện sau khi bé bị ngã đập đầu, cụ thể:

  • Chảy máu không kiểm soát ở vị trí ngã
  • Bé bị ngã đập đầu phía sau sưng to, xuất hiện vết bầm tím
  • Mệt mỏi, chán ăn, ngủ nhiều hơn bình thường hoặc khó tỉnh táo
  • Nôn nhiều hơn 3 lần
  • Mất ý thức hoặc không phản ứng với giọng nói hay xúc giác
  • Rối loạn thị giác
  • Đi lại loạng choạng
  • Mũi và tai chảy ra dịch nhầy
  • Khó thở

Cách xử lý khi trẻ bị ngã đập đầu

Sau khi bé bị ngã đập đầu phía sau gia đình cần theo dõi các biểu hiện trên thật kỹ để chắc chắn rằng bé vẫn đang ổn định. Vì thông thường các triệu chứng của chấn thương sọ não, bao gồm cả chấn động não thường sẽ xuất hiện từ 24 - 48 giờ sau ngã.
Trong khoảng thời gian theo dõi này, bố mẹ có thể kết hợp chăm sóc trẻ bằng những cách sau:

  • Chườm lạnh vết thương cho trẻ (nếu không xuất hiện hiện tượng chảy máu) để giảm thâm bầm.
  • Làm sạch vết thương cho trẻ.
  • Theo dõi trẻ sát sao khi ngủ.
  • Nếu bé có bất kỳ triệu chứng khác nghiêm trọng như mất ý thức, rối loạn thị giác hay nôn nhiều hơn 3 lần,... sau khi té đập đầu phía sau thì bố mẹ nên gọi 115 hoặc đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức.

Biện pháp phòng tránh nguy cơ trẻ bị ngã đập đầu

Hạn chế để trẻ chơi một mình tại những nơi có vị

Hạn chế để trẻ chơi một mình tại những nơi có vị trí cao

Để phòng tránh nguy cơ trẻ bị ngã đập đầu phía sau bố mẹ cần hết sức lưu ý để mắt đến bé. Ngoài ra, một số lưu ý sau đây sẽ giúp bé an toàn hơn và hạn chế tối thiểu nguy cơ bị ngã ở những giai đoạn đầu đời:

  • Lắp cửa an toàn ở lối trên và dưới cầu thang, cửa sổ.
  • Kiểm tra dây cột võng, nôi luôn trong tình trạng chắc chắn.
  • Không bao giờ để con chơi một mình ở vị trí trên cao như ở giường, bàn, hay ghế.
  • Nhớ đội mũ bảo hiểm cũng như các thiết bị an toàn khi bé tham gia các hoạt động ngoài trời: đạp xe, trượt patin,...
  • Nhớ thắt dây an toàn trong xe đẩy, khi đi xe ô tô.
  • Hạn chế để thang, ghế, những vật dụng có thể leo cạnh cửa sổ.

Trẻ em vốn thường rất hiếu động nên việc bị ngã đập đầu phía sau ở trẻ sẽ là điều khó có thể tránh khỏi. Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên nắm rõ cách phòng tránh cẩn thận cũng như biết cách xử lý khi trẻ bị ngã đập đầu kịp thời để tránh trẻ gặp những tai nạn nhỏ không đáng có trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Vì sao trẻ sơ sinh hay khóc khi gặp người lạ?

Tại sao trẻ lại đột nhiên tỏ ra sợ hãi khi gặp người lạ?

5 cách đơn giản giúp tăng sức đề kháng cho bé mẹ cần biết

Để tăng cường sức đề kháng cho bé, mẹ cần tiêm phòng cho bé đầy đủ, bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết.

Phương pháp hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ 10-11 tháng tuổi

Gần tròn 1 tuổi, con bạn đã sắp biết đi. Ngoài việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng...

Hoạt động giúp trẻ 9 tháng tuổi phát triển toàn diện

Biết bò là một cột mốc bứt phá của trẻ, đánh dấu giai đoạn trẻ phát triển...

Enfagrow AII Neuro Pro 4 (Enfa A2 số 4) cho trẻ từ 3 - 6 tuổi

Chọn Enfa AII Neuro Pro để bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh

(Enfa A2 số 4) cho trẻ từ 3 - 6 tuổi

Sản phẩm giúp bé khỏe bụng, sáng trí với đạm quý A2 giúp tiêu hóa tốt, hấp thu dinh dưỡng dễ dàng, đồng thời sản phẩm bổ sung DHA & MFGM giúp phát triển trí não.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!