Chia sẻ ngay

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 31 của thai kỳ

Trong tuần thứ 31, não của bé yêu đã hình thành hàng tỷ kết nối giúp bé có những trải nghiệm giác quan tốt hơn. Mẹ nhớ “nạp” thêm DHA để não bé phát triển toàn diện hơn nữa. Cùng khám phá những thay đổi thú vị của bé yêu nhé!

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 31 của thai kỳ

Điều gì sẽ diễn ra trong tuần thứ 31 này?

Lúc này, mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể đã sẵn sàng cho bé yêu chào đời. Ví dụ như hệ tiêu hóa có thể nhận được nguồn dưỡng chất từ mẹ sau khi sinh; hoặc hệ thần kinh trung ương đã có khả năng điều chỉnh thân nhiệt cho bé.

Não bộ của bé yêu tạo nên hàng tỷ liên kết thần kinh. Chúng sẽ giúp bé xử lý các trải nghiệm giác quan như cảm nhận ánh sáng hoặc phản ứng với âm thanh mà bé nghe thấy đấy.

Trong tuần thứ 31 của thai kỳ, bé tăng lên 1.5kg và cao được 41cm.

Khi mang thai tuần 31, cơ thể mẹ có gì thay đổi?

Đến thời điểm này, bụng của mẹ đã to rõ rệt. Mẹ sẽ thường xuyên cảm thấy khó thở khi tử cung đang phình to ra đẩy phổi lên phía trên4. Để thoải mái hơn, mẹ nên tập thể dục thường xuyên. Nếu mẹ giữ cơ thể khỏe mạnh và tăng cân hợp lý, mẹ sẽ ít bị khó thở. Nhưng dù tập gì, mẹ cũng đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ nhé!

Mẹ nên làm gì trong thời điểm này?

Mẹ nên tiếp tục bổ sung đều đặn các thực phẩm giàu chất sắt như rau cải bó xôi, đậu lăng, thịt gia cầm và thịt đỏ vào bữa ăn. Điều này không chỉ giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, giúp mẹ dễ ngủ hơn mà còn hỗ trợ sự phát triển cho bé yêu.

Ngoài ra, mẹ nên tạo điều kiện cho trí não của bé phát triển tối đa bằng lượng DHA hợp lý và những thực phẩm giàu kẽm, choline và folate6. Nếu được hấp thụ đầy đủ những chất này, cả hai chỉ số IQ và EQ của bé cũng sẽ tăng “vèo vèo” luôn đấy.

Đồng thời, mẹ nên kiểm tra cân nặng hằng ngày hoặc hằng tuần trong suốt thời gian mang thai để mẹ chủ động kiểm soát mức tăng cân của cơ thể mình.

Vào tuần thứ 31, mẹ có thể hình dung được cuộc sống của mình sau khi bé yêu chào đời. Trang trí phòng cho bé yêu, chuẩn bị sẵn những bộ đồ dễ thương hoặc thậm chí nghĩ tên cho bé là những niềm vui của mẹ lúc này. Hãy dành tất cả tình yêu khi thực hiện những công việc này mẹ nhé. Bé yêu sẽ cảm nhận được sự an toàn và ấm áp bên trong bụng mẹ!

Bài tham khảo:

i. Fetal development: The 3rd trimester. (2014, July 11). Retrieved April 12, 2017, from http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/fetal-development/art-20045997

ii. Pregnancy Diary Week 31| What's happening for you & your baby. (n.d.). Retrieved April 12, 2017 from http://www.merrionfetalhealth.ie/pregnancy-diary-week-31/

iii. Curtis, G. B., & Schuler, J. (2016). Your Pregnancy Week by Week (8th ed.). Philadelphia, PA: Da Capo Press.

iv. 29, 30, 31, 32 weeks pregnant - Pregnancy and baby guide. (2015, February 11). Retrieved February 19, 2017, from http://www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/pages/pregnancy-weeks-29-30-31-32.aspx

v. Anemia During Pregnancy: Causes, Symptoms And Treatment. (2016, October 12). Retrieved April 16, 2017 from http://americanpregnancy.org/pregnancy-concerns/anemia-during-pregnancy/

vi. Georgieff, M. K. (2007) Nutrition and the developing brain: nutrient priorities and measurement. American Journal of Clinical Nutrition, 85(2): 614S-620S

vii. Van den Bergh, B. (1990). The influence of maternal emotions during pregnancy on fetal and neonatal behavior. Journal of Prenatal & Perinatal Psychology and Health, 5(2), 119-130.

Sự phát triển của thai nhi: Tam cá nguyệt thứ 3. (11/07/2014). Đăng lại vào 12/04/2017 từ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/fetal-development/art-20045997

Nhật ký mang thai tuần 31 | Điều gì đang xảy ra với bạn và bé yêu. Đăng lại vào 12/04/2017 từ http://www.merrionfetalhealth.ie/pregnancy-diary-week-31/

Curtis, G. B., & Schuler, J. (2016). Thai kỳ của bạn qua từng tuần (tái bản lần thứ 8). Tờ báo Philadelphia, PA: Da Capo

Tuần mang thai từ 29-32 – Thai kỳ và hướng dẫn chăm sóc em bé. (2015, February 11). Đăng lại vào 19/02/2017 theo http://www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/pages/pregnancy-weeks-29-30-31-32.aspx

Chứng thiếu máu khi mang thai: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. (12/10/2016). Đăng lại vào 16.4.2017 theo http://americanpregnancy.org/pregnancy-concerns/anemia-during-pregnancy/

Georgieff, M. K. (2007) Dinh dưỡng và sự phát triển trí não: Những ưu tiên dinh dưỡng và thước đo. American Journal of Clinical Nutrition, 85(2): 614S-620S

Van den Bergh, B. (1990). Ảnh hưởng của những cảm xúc của mẹ khi mang thai lên thai nhi và các bé sơ sinh. Báo Tâm ký và sức khỏe trước và sau khi sinh, 5(2), 119-130.

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Sự phát triển của thai nhi 8 tháng tuổi

Tháng thứ 8 là thời điểm cuối vô cùng quan trọng để cơ thể mẹ bầu tăng cường cung cấp các kháng thể cho thai nhi để bảo vệ bé trong những tuần đầu sau sinh.

Sự phát triển của thai nhi 7 tháng tuổi

Tìm hiểu thêm về sự hình thành khứu giác của bé và cách bé thể hiện tính cách tương lai từ khi còn trong bụng mẹ.

Thai 38 tuần: Sự phát triển của thai nhi và thay đổi của mẹ bầu

Thai 38 tuần đã phát triển hoàn chỉnh và sẵn sàng chào đời. Đây cũng là lúc cơ thể mẹ có nhiều thay đổi, báo hiệu cho kỳ sinh nở sắp tới.

Sự phát triển của thai nhi 9 tháng tuổi

Ở tuần thứ 37, thai nhi được coi là đủ tháng, cơ thể và bộ não của bé đã có thể sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài tử cung.

02 ly Enfamama A+ cung cấp 100 mg DHA

cùng với khẩu phần ăn mỗi ngày của mẹ mang thai hoặc đang cho con bú giúp đạt hàm lượng khuyến nghị hàng ngày 200 mg DHA của FAO/WHO.
*Theo FAO 2010: Thực phẩm & Dinh dưỡng – số 91/2010. FAO:Rome.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!