Chia sẻ ngay

Dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ: Bí quyết “vượt cạn” an toàn cho bà mẹ mang thai

Dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ rất quan trọng bởi đây là thời điểm thai nhi tăng trưởng và phát triển tối ưu, đồng thời ba mẹ cũng tích trữ năng lượng chuẩn bị sức khỏe cho hành trình vượt cạn, và tạo sữa nuôi con trong những năm tháng đầu đời.

I. Dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ: Mẹ bầu cần bổ sung những dưỡng chất gì?

Tam cá nguyệt thứ 3 là lúc thai nhi phát triển rất nhanh về thế chất và trí não, do đó, mẹ cần chú ý việc 3 tháng cuối thai kỳ ăn gì và bổ sung các dưỡng chất cần thiết sau trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày để mẹ và bé cùng vượt cạn an toàn.

Dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ

1. Chất béo cần thiết

Hệ thần kinh của bé phát triển nhanh trong 3 tháng cuối thai kỳ. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên tránh xa các chất béo không tốt (thịt mỡ động vật, khoai tây chiên, bánh quy, bơ sữa béo,...) nên tăng cường bổ sung các loại chất béo tốt, nhất là DHA.

DHA đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển não bộ và mắt của thai nhi, giúp hình thành các tế bào não và bảo vệ bé khỏi chứng viêm, tổn thương trong não.

Ngoài thuốc bổ sung Vitamin và khoáng chất theo chỉ định của bác sĩ sản khoa, trong tam cá nguyệt thứ của thai kỳ, mẹ cần bổ sung các loại thực phẩm như cá béo (cá có dầu như cá mòi, cá trích, cá hồi, cá thu…), trứng, rong biển, các loại hạt hạt óc chó, hạt hướng dương, hạt điều… và đặc biệt là sữa dành cho bà bầu. Nhu cầu DHA cho phụ nữ mang thai 300mg DHA/ngày.

Khi chọn sữa dành cho phụ nữ mang thai ngoài DHA, mẹ nên ưu tiên chọn sữa có hàm lượng cao các dưỡng chất như:

Choline: Hỗ trợ, tăng cường trí nhớ và khả năng trí não.

♦ Axit folic: Ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

♦ Canxi: Tốt cho xương và răng.

♦ Chất xơ: Giảm táo bón và hỗ trợ sức khỏe đường ruột.

Protein: Cung cấp các axit amin cần thiết để xây dựng protein trong cơ thể.

♦ Vitamin B12: Cần thiết cho hoạt động của hệ thần kinh và não.

♦ I ốt: Thành phần thiết yếu của hormone tuyến giáp, có chức năng kiểm soát sự tăng trưởng và phát triển của não.

2. Vitamin B, C, D

Trong chế độ dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ cần đảm bảo bổ sung đủ vitamin B, C, D để hỗ trợ quá trình sản xuất sữa mẹ, ngăn ngừa tiền sản giật, sinh non… Đồng thời, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh còi xương ở trẻ sơ sinh.

Để bổ sung các vitamin này, mẹ bầu mang thai 3 tháng cuối nên ưu tiên tiêu thụ rau lá xanh, cá hồi, các loại hạt, trứng, trái cây có múi…

3. Khoáng chất

Bên cạnh vitamin, chế độ dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ cũng cần lưu tâm đến:

♦ Magnesie: Giảm tình trạng chuột rút, huyết áp cao, giảm nguy cơ tiền sản giật…

♦ Sắt: Dưỡng chất cần thiết cho quá trình tạo tế bào máu của thai nhi và mẹ bầu.

Các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, cá béo, trứng, thịt nạc, gan động vật, chuối, rau lá xanh… là những thực phẩm giàu sắt và magnesie mà mẹ nên thêm vào chế độ ăn khi mang thai 3 tháng cuối.

4. Các dưỡng chất khác

Ngoài các dưỡng chất kể trên, trong chế độ dinh dưỡng của mẹ khi mang thai 3 tháng cuối cũng cần có:

♦ Lợi khuẩn: Nhiều nghiên cứu cho thấy thai nhi có thể nhận được lợi khuẩn từ nhau thai. Mẹ bầu tiêu thụ men vi sinh và thực phẩm giàu lợi khuẩn giúp giảm tỷ lệ sinh non, tiền sản giật…

♦ Chất đạm: Do không thể ăn khẩu phần lớn nên bạn cần chú ý đến chất lượng bữa ăn. Ưu tiên các thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, sữa, yaourt, các sản phẩm của sữa, đậu phụ…

♦ Chất xơ: Ưu tiên chọn rau lá mồng tơi, rau dền, cà chua, đậu bắp, trái cây: bơ, kiwi, táo, chuối, đu đủ…

II. Chế độ sinh hoạt lành mạnh cho bà bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ

Ngoài việc đảm bảo một chế độ ăn có đầy đủ các dưỡng chất kể trên, mẹ cần lưu ý một số điều sau về chế độ sinh hoạt, bao gồm ăn uống, nghỉ ngơi và vận động:

♦ Nhiều mẹ bầu cho rằng đây là giai đoạn ăn cho 2 người nên phải ăn gấp đôi. Tuy nhiên, điều này không đúng, thực tế ở giai đoạn này, bạn cần bổ sung thêm 300 – 450 Calo/ngày.

♦ Thay vì ăn 3 bữa chính, mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành 5-6 bữa nhỏ, mỗi bữa cách nhau từ 2-3 giờ.

♦ Uống nhiều nước mỗi ngày để có đủ lượng nước ối cần thiết, đồng thời giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu và hạn chế táo bón.

♦ Hãy duy trì việc vận động thể chất nhẹ nhàng và đều đặn mỗi ngày để mẹ và bé cùng khỏe, cũng như tập luyện các bài hít thở chuẩn bị cho ngày lâm bồn.

♦ Mẹ bầu mang thai 3 tháng cuối nên nghỉ ngơi đầy đủ để chuẩn bị sức khỏe cho hành trình vượt cạn.

♦ Mẹ cũng có thể kết hợp với việc thư giãn, nghe nhạc để bé yêu được hưởng những lợi ích từ âm nhạc.

Xem thêm: 5 hiểu lầm thường gặp về dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ


Tham khảo thêm:
1. Eating for Two in the Third Trimester
2. Pregnancy Nutrition - The Third Semester
3. Maternal influences on fetal microbial colonization and immune development
4. Hướng dẫn quốc gia dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú năm 2017

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Cung cấp Choline giúp thai nhi phát triển trí não

Cùng với DHA, thai nhi trong bụng mẹ cần Choline để hỗ trợ cho sự phát triển bộ não.

Bổ sung Canxi 3 tháng cuối thai kỳ đúng cách

Canxi được xem là một trong những khoáng chất quan trọng cho mẹ bầu suốt thai kỳ.

5 hiểu lầm thường gặp về dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ

Dưới đây là 5 hiểu lầm thường gặp về dinh dưỡng trong 3 tháng cuối thai kỳ mẹ nên tham khảo.

Quan niệm ăn uống sai lầm 3 tháng cuối thai kỳ

Mẹ bầu có đang hiểu lầm: “Ăn cho 2 người” khi mang thai nghĩa là mẹ bầu phải ăn gấp đôi?

Enfa bên mẹ, cho con sự khởi đầu trọn đời

02 ly Enfamama A+ cung cấp 100 mg DHA

cùng với khẩu phần ăn mỗi ngày của mẹ mang thai hoặc đang cho con bú giúp đạt hàm lượng khuyến nghị hàng ngày 200 mg DHA của FAO/WHO.
*Theo FAO 2010: Thực phẩm & Dinh dưỡng – số 91/2010. FAO:Rome.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!