Chia sẻ ngay

Thai 38 tuần: Sự phát triển của thai nhi và thay đổi của mẹ bầu

Thai 38 tuần đã phát triển hoàn chỉnh và sẵn sàng chào đời. Đây cũng là lúc cơ thể mẹ có nhiều thay đổi, báo hiệu cho kỳ sinh nở sắp tới.

Thai 38 tuần phát triển như thế nào?

1. Đối với bé:

Khi thai bước sang tuần 38, bé dài khoảng 48,9cm, nặng khoảng 3kg, tốc độ tăng trưởng vẫn đang được duy trì dù ở giai đoạn này thai nhi tích lũy chất béo để sẵn sàng chào đời. Lúc này, các bộ phận trên cơ thể bé đã dần dần hoàn thiện, phổi và não bộ vẫn tiếp tục phát triển.

Thai nhi trong buồng tử cung uống nước ối, đi tiểu trong buồng ối, trong đó bao gồm các chất thải từ ruột, tế bào da chết, lông tơ... Những chất này sẽ được tích tụ trong ruột dưới dạng phân su và được thải ra ngoài nhiều nhất sau khi sanh.

Xem thêm: Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tuần tuổi

2. Đối với mẹ bầu:

Khi mang thai 38 tuần, cơ thể mẹ bầu có những thay đổi rõ rệt như:

♦ Trung bình mẹ tăng cân mỗi tuần từ 350g-450g: Bé phát triển trong tử cung gần như hoàn chỉnh. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên giữ chế độ ăn uống đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng để giúp mẹ và bé tích trữ năng lượng sẵn sàng ”vượt cạn” khi vào chuyển dạ.

♦ Áp lực vùng chậu: Gần đến ngày sinh, đầu thai nhi sẽ di chuyển dần xuống vùng xương chậu, làm gia tăng áp lực lên bàng quang. Kích thích bàng quang làm mẹ thường đi tiểu, khi vào giai đoạn chuyển dạ đầu thai nhi đè lên trực tràng tống xuất phân trước khi sổ thai. Ở giai đoạn này mẹ thường đau vùng bụng dưới, đau lưng, đau xương mu, đau khớp háng… Vì thế việc đi lại của sản phụ cũng tương đối khó khăn.

♦ Phù nề: Thể tích máu, trọng lượng mẹ và bé tăng trong suốt thai kỳ, áp lực vùng chậu gia tăng vào những tuần cuối nên chèn ép hệ thống mạch máu dẫn đến hiện tượng phù nề đặc biệt 2 chân. Để hạn chế phù nề, phụ nữ trong thai kỳ nên tăng cân theo đúng khuyến nghị tùy tình trạng dinh dưỡng trước khi mang thai, hạn chế ăn thực phẩm quá mặn, chứa nhiều muối, thức ăn chế biến sẵn. Mẹ nên tránh đứng hay ngồi một chỗ quá lâu, thường xuyên đi bộ, vận động nhẹ nhàng và gác chân lên gối khi nằm.

♦ Các cơn co thắt tử cung diễn ra: Ở tuần 38, thai nhi có thể ra đời bất kỳ lúc nào. Nếu các cơn co thắt xuất hiện chuyển dần từ nhẹ đến mạnh, ngày càng nhiều hơn và kéo dài hơn, cơn gò gây đau, mỗi 10 phút có 3 cơn gò, âm đạo ra nhớt hồng, mẹ hãy đến bệnh viện ngay vì quá trình chuyển dạ đã bắt đầu.

♦ Buồn nôn: Quá trình thay đổi hormone ở giai đoạn cuối thai kỳ, tử cung càng lớn đẩy lên cao chèn ép dạ dày có thể khiến một số mẹ bầu bị nôn nếu ăn quá no. Mẹ đừng lo lắng, hãy ăn uống vừa đủ, tránh ăn quá no, chia thành nhiều bữa ăn nhỏ, không nên để bụng đói sẽ dễ gây hạ đường cho mẹ và bé.

Thai 38 tuần: Mẹ cần lưu ý điều gì?

1. Tuân thủ lịch khám thai:

Từ tuần thai 36 trở đi, mẹ bầu phải đi khám thai mỗi tuần theo lịch hẹn của bác sĩ sản khoa. Bạn phải thực hiện đầy đủ các thăm khám thường quy như: đo huyết áp, nhịp tim, xét nghiệm nước tiểu, khám cổ tử cung, siêu âm thai, non-stress test… Các xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra sức khỏe của mẹ, đánh giá sức khỏe, quá trình tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Đây cũng là cơ sở để bác sĩ sản khoa dự đoán thời gian sinh nở cũng như kịp thời phát hiện các bất thường vào những tuần lễ cuối của thai kỳ nhằm mục đích xử trí kịp thời.

2. Nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ để kịp thời đến bệnh viện

Thai 38 tuần tuổi, mẹ bầu hãy chuẩn bị sẵn sàng tâm lý cũng như mọi giấy tờ, vật dụng cần thiết vì quá trình chuyển dạ có thể diễn ra bất cứ lúc nào. Việc bé ra đời trước hay sau ngày dự sinh 1-2 tuần là hết sức bình thường, mẹ không nên quá lo lắng.

Hãy đến bệnh viện khi có các dấu hiệu chuyển dạ. Ngoài ra, mẹ cần lưu ý cho con bú mẹ càng sớm càng tốt trong vòng từ 60 phút đến 90 phút đầu sau sinh. Lúc này, cơ thể mẹ tiết ra “sữa non” vô cùng quý giá, giàu dinh dưỡng và kháng thể tự nhiên. Nếu có thể, mẹ hãy cho con bú đến 2 tuổi để bé phát triển tối ưu.

Để đề phòng trường hợp mẹ mắc bệnh truyển nhiễm như: lao phổi, suy tim mất bù nặng, suy giảm miễn dịch giai đoạn cuối hoặc sữa mẹ “chưa về kịp” hay không đủ sữa cho con bú, thì ưu tiên chọn sữa từ ngân hàng sữa mẹ. Nếu cơ sở không có ngân hàng sữa mẹ thì chọn sữa công thức nên chọn loại sữa giúp bé phát triển tối ưu về thể chất và trí não với các thành phần tương tự sữa mẹ như DHA và MFGM. Sữa chứa DHA và MFGM sẽ giúp trẻ:

♦ Thúc đẩy phát triển trí não thông qua việc tăng kết nối tế bào thần kinh.

♦ Phát triển cả tư duy (IQ) và trí thông minh cảm xúc (EQ).

♦Thành phần chất đạm có trong MFGM giúp kháng vi-rút và kháng khuẩn, chống nhiễm trùng ruột và tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ.

Xem thêm: Các dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu nên lưu ý

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Sự phát triển của thai nhi 8 tháng tuổi

Tháng thứ 8 là thời điểm cuối vô cùng quan trọng để cơ thể mẹ bầu tăng cường cung cấp các kháng thể cho thai nhi để bảo vệ bé trong những tuần đầu sau sinh.

Sự phát triển của thai nhi 7 tháng tuổi

Tìm hiểu thêm về sự hình thành khứu giác của bé và cách bé thể hiện tính cách tương lai từ khi còn trong bụng mẹ.

Sự phát triển của thai nhi 9 tháng tuổi

Ở tuần thứ 37, thai nhi được coi là đủ tháng, cơ thể và bộ não của bé đã có thể sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài tử cung.

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 39 của thai kỳ

Bé đã sẵn sàng để gặp mẹ rồi đấy, còn mẹ thì sao? Lúc này, mẹ hãy cùng bé tạo nên những kỉ niệm thật vui và những ngày thai kì khỏe mạnh bằng một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất nhé!

Enfa bên mẹ, cho con sự khởi đầu trọn đời

02 ly Enfamama A+ cung cấp 100 mg DHA

cùng với khẩu phần ăn mỗi ngày của mẹ mang thai hoặc đang cho con bú giúp đạt hàm lượng khuyến nghị hàng ngày 200 mg DHA của FAO/WHO.
*Theo FAO 2010: Thực phẩm & Dinh dưỡng – số 91/2010. FAO:Rome.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!