Chia sẻ ngay

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 22

Trong tuần thai thứ 22, các cơ quan trong cơ thể bé dần hoàn thiện. Còn mẹ nên chú ý điều gì cho sự thay đổi kì diệu tiếp tục diễn ra bên trong bụng mẹ? Cùng tìm hiểu sự phát triển của bé ở tuần thai này nhé!

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 22

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 22

Nếu mẹ có thể nhìn thấy con lúc này, mẹ chắc hẳn sẽ thấy một lớp lông tơ phủ kín người bé. Lớp lông này có tác dụng giữ lại vernix caseosa (lớp sáp màu trắng bao phủ da bé cho đến khi chào đời). Lông mày và lông mi của bé bắt đầu mọc dài và những chiếc móng tay bé xinh cũng đã xuất hiện.

Hệ thống cơ quan của bé tiếp tục phát triển và phân tách với những chức năng khác nhau. Ví dụ như: gan của bé bắt đầu xử lý được bilirubin – một loại sắc tố vàng cam tạo ra do sự thoái hóa của tế bào máu.

Sau khoảng thời gian mang thai 22 tuần, bé đã lớn hơn rõ rệt rồi mẹ này! So với tuần trước, bé tăng thêm 50 gram đạt khoảng 250 gram và chiều dài cơ thể đã là 19 cm.

Khi mang thai tuần 22, cơ thể mẹ có gì thay đổi?

Tin vui cho các mẹ bầu là chứng ốm nghén dần dần biến mất nhường chỗ cho những cơn thèm ăn, mẹ sớm ngon miệng trở lại và ăn vặt nhiều hơn. Để mẹ không bị “dụ dỗ” bởi những món ăn vặt kém bổ dưỡng, sau đây là vài mẹo nhỏ giúp mẹ cân bằng thực đơn và duy trì sức khỏe thai kỳ:

  • Luôn “thủ” sẵn những đồ ăn nhẹ lành mạnh: Cách tốt nhất để tránh xa những cám dỗ từ các đồ ăn nhanh, ít dưỡng chất, mẹ hãy tự chuẩn bị cho mình một số loại hạt hay các loại trái cây nhé.
  • Nếu thèm ăn quá thì có thể “chiều chuộng” bản thân nhưng nhớ ăn vừa phải và ăn đúng lúc. Hiếm có mẹ bầu nào thoát được những cơn thèm ăn. Và khoa học đến nay vẫn chưa có một lí giải xác đáng. Hội chứng này có thể xảy ra do những thay đổi hóc môn hoặc cảm xúc hoặc có thể là dấu hiệu cơ thể đang cần được bổ sung một số chất cụ thể (tuy nhiên, thực tế vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy sự liên hệ này)

Cơ thể cũng sẽ bắt đầu tập luyện cho mẹ làm quen với việc chuyển dạ bằng các cơn co thắt nhẹ, không đều đặn trong tử cung vào khoảng thời gian này. Đây được gọi là những cơn co thắt Braxton-Hicks và có thể bắt đầu vào đầu tam cá nguyệt thứ 2.

Mẹ nên làm gì khi thai nhi 22 tuần tuổi?

Đây là khoảng thời gian mẹ nên vui đùa, trò chuyện, hát ru cho bé yêu nhiều hơn để gần gũi hơn với bé. Đồng thời, nhờ những tiếp xúc gần gũi, cảm nhận với bên ngoài cũng giúp bé phát triển IQ, EQ cho nền tảng tương lai tươi sáng.

Tất nhiên dù có bận rộn, mệt mỏi thì mẹ cũng đừng ăn uống thiếu chất. Khi thai 22 tuần tuổi, các thực phẩm giàu Omega 3 và DHA cần được bổ sung để phát triển trí não và thị giác tinh anh. Song song, một bữa ăn đủ chất, cân bằng dinh dưỡng cũng vô cùng quan trọng để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của bé: thể chất, nhận thức và cảm xúc.

Bài tham khảo:

i. Pregnancy Week by Week. Retrieved May 26, 2017, from http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-de...

ii. Curtis, G. B., & Schuler, J. (2016). Your Pregnancy Week by Week (8th ed.). Philadelphia, PA: Da Capo Press.

iii. Marine oil supplementation to improve pregnancy outcomes. (n.d.). Retrieved April 19, 2017, from http://www.who.int/elena/titles/bbc/fish_oil_pregnancy/en/

iii. Thai kỳ theo tuần, đăng lại vào 26/5/2017 theo http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-de...

iii. Curtis, G. B., & Schuler, J. (2016). Thai kỳ theo tuần (8th ed.). Philadelphia, PA: Da Capo Press.

iii. Bổ sung dầu cá cho sự phát triển toàn diện của bé. (n.d.). đăng lại 19.4.2017 theo http://www.who.int/elena/titles/bbc/fish_oil_pregnancy/en/

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Phát triển não bộ và giác quan cho bé

Giữa tuần 15-18 của giai đoạn mang thai, vết nứt bên – một rãnh đặc biệt trên vỏ não, phát triển.

Mang thai tháng thứ 4: Tháng “yên bình” nhất của thai kỳ

Mang thai tháng thứ 4 là giai đoạn mà mẹ bầu có thể “thở phào nhẹ nhõm” vì nguy cơ sảy thai đã giảm đi nhiều.

Sự phát triển của trẻ tuần thứ 24 của thai kỳ

Trong quá trình mang thai, đặc biệt ở tuần thứ 24, mẹ nên lưu ý vì có nguy cơ mẹ sẽ bị thiếu máu.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 18 của thai kỳ

Em bé giờ đã cứng cáp hơn nhiều. Hệ xương của bé phát triển tích cực nên thời điểm này, mẹ nên chú trọng các thực phẩm giàu canxi nhé!

02 ly Enfamama A+ cung cấp 100 mg DHA

cùng với khẩu phần ăn mỗi ngày của mẹ mang thai hoặc đang cho con bú giúp đạt hàm lượng khuyến nghị hàng ngày 200 mg DHA của FAO/WHO.
*Theo FAO 2010: Thực phẩm & Dinh dưỡng – số 91/2010. FAO:Rome.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!