Chia sẻ ngay

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 39 của thai kỳ

Bé đã sẵn sàng để gặp mẹ rồi đấy, còn mẹ thì sao? Lúc này, mẹ hãy cùng bé tạo nên những kỉ niệm thật vui và những ngày thai kì khỏe mạnh bằng một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất nhé! Cùng khám phá thêm những thay đổi kì diệu của em bé vào tuần thứ 39 của thai kỳ nào!

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 39 của thai kỳ

Điều gì sẽ diễn ra trong tuần thứ 39 này?

Dây rốn vận chuyển dinh dưỡng từ nhau thai cho bé trong suốt gần 9 tháng qua bây giờ dài khoảng 60 cm. Thời điểm này, ruột của em bé đã chứa chất thải đầu tiên. Chất thải này được gọi là phân su và sẽ được bài tiết ngay sau khi sinh.

Hệ miễn dịch của bé đã nhận các kháng thể từ cơ thể mẹ. Và đáng ngạc nhiên là trong não bộ của bé đã có hơn 100 tỉ nơ-ron được hình thành đấy. Não bộ phát triển khỏe mạnh sẽ giúp bé học hỏi và ghi nhớ những kiến thức bổ ích sau này.

Bé tiếp tục tăng cân so với tuần trước, đạt 3.3kg và cao hơn nửa mét rồi. Trông “bụ bẫm” quá đi thôi!

Khi mang thai tuần 39, mẹ có gì thay đổi?

Nếu mẹ nhận thấy dịch âm đạo của mình tiết ra nhiều, đó chưa chắc là dấu hiệu của việc chuyển dạ tức thì mà có thể là hội chứng vỡ ối non (PROM). Sau đây là vài chỉ dẫn để mẹ sẵn sàng đối phó với hội chứng này và duy trì thai kì khỏe mạnh đến cùng:

  • Liên hệ ngay với bác sĩ. Hãy đến bệnh viện để có những kiểm tra chính xác nếu tình trạng vỡ ối non thực sự diễn ra.
  • Tìm hiểu thêm về các dấu hiệu chuyển dạ khác. Các cơn co thắt là dấu hiệu phổ biến nhất khi cơn chuyển dạ bắt đầu. Mẹ sẽ thường xuyên cảm thấy những cơn co thắt “đáng ghét” này và càng gần ngày sinh, nó càng khó chịu hơn trước.

Một lưu ý nữa là mẹ nhớ theo dõi nước ối vỡ hay chưa nhé! Nước ối, nếu bị vỡ, đôi khi nó chỉ rò rĩ ra ngoài chứ không phải luôn chảy ồ ạt đâu. Trong trường hợp đã đến ngày dự sinh và mẹ bắt đầu đau đẻ mà nước ối chưa vỡ, Lúc này các bác sĩ có thể bấm ối để kích thích chuyển dạ nhanh hơn. Hãy nhớ luôn cập nhật với bác sĩ về các dấu hiệu trong những ngày cuối này nhé!

Mẹ nên làm gì trong thời điểm thai nhi 39 tuần tuổi?

Chỉ còn vài ngày cuối cùng để bé nhận được những dưỡng chất trực tiếp từ cơ thể mẹ và phát triển chắc khỏe trước khi đón tia nắng đầu tiên. Vậy nên, mẹ đừng quên duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đa dạng dưỡng chất cho bé yêu. Một khẩu phần cơ bản hàng ngày với đầy đủ DHA, sắt, kẽm, choline và folate sẽ đảm bảo cho trí não bé phát triển toàn diện.

Ở tuần thai thứ 39, mẹ sẽ cần duy trì năng lượng cho rất nhiều công việc sắp tới: chuyển dạ, phục hồi sau sinh và chăm sóc bé yêu nữa. Thế nên, hãy nghỉ ngơi thật nhiều và đừng lo lắng gì mẹ nhé, sẽ ổn thôi!

Còn nếu vẫn còn quá nhiều bối rối, suy nghĩ trước ngày bé chào đời, hãy nói chuyện ngay với bố và các thành viên trong gia đình cũng như bác sĩ để tìm ra những giải pháp tích cực.

Khi này trong bụng mẹ, bé chắc hẳn rất háo hức để được gặp mẹ, nằm trong vòng tay mềm mại của mẹ. Vậy nên mẹ nhớ trò chuyện, vỗ về để bé cùng mẹ sẵn sàng cho thời khắc quan trọng này.

Bài tham khảo:

i. Baby Development: Weeks 37 – 38. (n.d.). Retrieved April 16, 2017 from https://www.unitypoint.org/dubuque/weeks-37-40.aspx

ii. You and your baby at 37-40 weeks pregnant. (2017, March 31). Retrieved April 10, 2017, from http://www.nhs.uk/Conditions/pregnancy-and-baby/pages/pregnancy-weeks-37...

iii. Prenatal Form and Function – The Making of an Earth Suit. (n.d.). Retrieved February 20, 2017, from http://www.ehd.org/dev_article_unit19.php

iv. Curtis, G. B., & Schuler, J. (2016). Your Pregnancy Week by Week (8th ed.). Philadelphia, PA: Da Capo Press.

v. Preterm Premature Rupture of Membranes (PPROM). (n.d.). Retrieved February 20, 2017, from https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=9...

vi. Premature rupture of membranes: MedlinePlus Medical Encyclopedia. (n.d.). Retrieved February 20, 2017, from http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/patientinstructions/000512.htm

vii. Premature Labor. Sutter Health, California Pacific Medical Center. Retrieved 29 May 2017 from, http://www.cpmc.org/services/pregnancy/information/premature_labor.html

viii. Water breaking: Understand this sign of labor. (2016, October 18). Retrieved April 11, 2017, from http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/in-depth/water-breaking/art-20044142

viii. Sự phát triển của thai nhi: Tuần 37 và 38. (n.d.). Đăng lại vào 16.4.2017 theo https://www.unitypoint.org/dubuque/weeks-37-40.aspx

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Sự phát triển của thai nhi 8 tháng tuổi

Tháng thứ 8 là thời điểm cuối vô cùng quan trọng để cơ thể mẹ bầu tăng cường cung cấp các kháng thể cho thai nhi để bảo vệ bé trong những tuần đầu sau sinh.

Sự phát triển của thai nhi 7 tháng tuổi

Tìm hiểu thêm về sự hình thành khứu giác của bé và cách bé thể hiện tính cách tương lai từ khi còn trong bụng mẹ.

Thai 38 tuần: Sự phát triển của thai nhi và thay đổi của mẹ bầu

Thai 38 tuần đã phát triển hoàn chỉnh và sẵn sàng chào đời. Đây cũng là lúc cơ thể mẹ có nhiều thay đổi, báo hiệu cho kỳ sinh nở sắp tới.

Sự phát triển của thai nhi 9 tháng tuổi

Ở tuần thứ 37, thai nhi được coi là đủ tháng, cơ thể và bộ não của bé đã có thể sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài tử cung.

02 ly Enfamama A+ cung cấp 100 mg DHA

cùng với khẩu phần ăn mỗi ngày của mẹ mang thai hoặc đang cho con bú giúp đạt hàm lượng khuyến nghị hàng ngày 200 mg DHA của FAO/WHO.
*Theo FAO 2010: Thực phẩm & Dinh dưỡng – số 91/2010. FAO:Rome.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!