Chia sẻ ngay

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 35 của thai kỳ

Vào thời điểm này, bé yêu của mẹ đã rất nôn nóng ngóng trông ngày chào đời và cuộc sống bên ngoài rồi. Vì vậy, mẹ hãy giúp bé khỏe mạnh hơn bằng cách bổ sung thêm những dưỡng chất phù hợp nhé! Cùng tìm hiểu thêm về những sự thay đổi kì diệu trong tuần thai thứ 35.

Điều gì sẽ diễn ra khi thai 35 tuần tuổi

Đến thời điểm này, tim, mạch máu, các cơ và xương của bé yêu đã phát triển hoàn toàn. Vì vậy, bé đã được thành hình xinh xắn để chờ đợi ngày chào đời rồi mẹ ơi! Đặc biệt, lúc này, da của bé thậm chí sẽ ít bị nhăn nheo hơn trước nhờ sự gia tăng lớp mỡ ngay dưới da bé.

Hệ hô hấp và miễn dịch của bé đang dần hoàn thiện và sẵn sàng cho ngày đặc biệt. Và mẹ biết không, hệ miễn dịch của bé thậm chí còn phát triển tốt hơn nếu được mẹ “tiếp sức” đấy. Đặc biệt, vào tuần thứ 35, bé yêu đã hình thành thói quen đi ngủ vào đúng giờ giấc rồi. Mẹ thấy bé ngoan không nào?

Lúc này, bé có kích thước khoảng bằng một trái dứa, cân nặng tầm 2,4 kg và chiều cao là 46cm.

Khi mang thai tuần 35, cơ thể mẹ có gì thay đổi?

Ngày chuyển dạ chỉ còn cách vài tuần nên mẹ thường cảm thấy lo lắng về việc sắp sửa trở thành mẹ. Những mẹo dưới đây sẽ giúp mẹ nhận biết mình đang nghiêm trọng hóa vấn đề, bị trầm cảm tiền sản hay đang tận hưởng thời gian mang thai của mình đấy:

  • Hiểu rõ các dấu hiệu. Mỗi người có những biểu hiện khác nhau nhưng nhìn chung, mẹ bầu khi bị trầm cảm tiền sản sẽ thay đổi tâm trạng liên tục, buồn rầu, mất ngủ, mệt mỏi và cảm thấy tuyệt vọng.
  • Nhờ bạn bè và gia đình giúp đỡ làm việc nhà và chăm sóc bé yêu. Trao đổi với bác sĩ hoặc các các chuyên gia trị liệu khi có quá nhiều tâm trạng và cảm xúc cần giãi bày cũng là một thói quen quan trọng cho mẹ.
  • Ngủ đầy đủ. Thiếu ngủ cũng có thể làm gia tăng mức độ trầm cảm của mẹ5. Đừng xem thường giấc ngủ mẹ nhé!

Mẹ nên làm gì trong thời điểm thai nhi 35 tuần tuổi?

Các mẹ bầu ơi, dù bận rộn bao nhiêu cũng đừng quên nghỉ ngơi đầy đủ nhé. Thiếu ngủ có thể ít ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ như những biểu hiện khác nhưng cũng gây ra những sự khó chịu như chứng đau đầu. Nếu không ngủ đủ giấc vào ban đêm thì hãy tìm cách ngủ bù vào những lần chợp mắt ban ngày mẹ nhé!

Để hỗ trợ sự phát triển trí não của bé, mẹ hãy duy trì chế độ ăn uống giàu DHA, và những dưỡng chất cần thiết khác như sắt, kẽm, choline và folate. Đây là những dưỡng chất rất quan trọng cho sự phát triển nhanh và toàn diện của não bộ bé yêu, trung tâm phát triển các chỉ số IQ và EQ.

Mẹ có biết rằng bé yêu thậm chí đã có thể học hỏi ngay trước khi chào đời không? Mẹ hãy nhớ hỗ trợ quá trình học hỏi của bé bằng cách tiếp tục kích thích các giác quan qua trò chuyện, âm nhạc và các cử chỉ âu yếm nhé. Sợi dây liên kết giữa mẹ và bé chính là cách bé yêu nhận biết và thấu hiểu thế giới rộng lớn bên ngoài đấy!


Bài tham khảo:
i. Fetal development. (2015, September 26). Retrieved April 17, 2017 from http://www.umm.edu/health/medical/ency/articles/fetal-development

i. You and your baby at 33-36 weeks pregnant. (2017, March 31). Retrieved April 10, 2017, from http://www.nhs.uk/Conditions/pregnancy-and-baby/pages/pregnancy-weeks-33-34-35-36.aspx

i. Curtis, G. B., & Schuler, J. (2016). Your Pregnancy Week by Week (8th ed.). Philadelphia, PA: Da Capo Press.

i. Perinatal Depression. (n.d.). Retrieved February 20, 2017, from http://www.kkh.com.sg/HealthPedia/Pages/PregnancyMentalWellnessPerinatalDepression.aspx

i. Sleep and mental health. (2009, July). Retrieved April 16, 2017, from http://www.health.harvard.edu/newsletter_article/Sleep-and-mental-health

i. What can I do about headaches during pregnancy? I'd rather not take medication. (2015, August 11). Retrieved April 16, 2017, from http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-answers/headaches-during-pregnancy/faq-20058265

i. Georgieff, M. K. (2007) Nutrition and the developing brain: nutrient priorities and measurement. American Journal of Clinical Nutrition, 85(2):614S-620S.

i. Dirix, C.E., Nijhuis, J.G., Jongsma, H.W., and Hornstra, G. (2009) Aspects of fetal learning and memory. Child Development, 80(4), 1251–1258.

Sự phát triển của thai nhi (26/09/2015). Trích nguồn vào ngày 17/04/2016 từ http://www.umm.edu/health/medical/ency/articles/fetal-development

Mẹ và bé yêu vào tuần thứ 33 đến tuần thứ 36 của thai kỳ (31/03/2017). Trích nguồn vào ngày 10/04/2017 từ http://www.nhs.uk/Conditions/pregnancy-and-baby/pages/pregnancy-weeks-33-34-35-36.aspx

Curtis, G. B., & Schuler, J. (2016). Thai kỳ theo tuần (tái bản lần 8). Ấn bản Philadelphia, PA: Da Capo

Chứng trầm cảm tiền sản. Trích nguồn vào ngày 20/02/2017 từ http://www.kkh.com.sg/HealthPedia/Pages/PregnancyMentalWellnessPerinatalDepression.aspx

Giấc ngủ và sức khỏe thần kinh (07/2009). Trích nguồn vào ngày 16/04/2017 từ http://www.health.harvard.edu/newsletter_article/Sleep-and-mental-health

Những điều mẹ có thể làm khi bị đau đầu trong lúc mang thai. Tốt hơn hết, tôi sẽ không dùng thuốc (11/08/2015). Trích nguồn vào ngày 16/04/2017 từ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-answers/headaches-during-pregnancy/faq-20058265

Georgieff, M. K. (2007) Dinh dưỡng và sự phát triển trí não. Sự ưu tiên dinh dưỡng và các thước đo. Nhật báo Mỹ về Dinh dưỡng Lâm sàng, 85(2): 614S-620S.

Dirix, C.E., Nijhuis, J.G., Jongsma, H.W., và Hornstra, G. (2009). Sự học hỏi và ghi nhớ của thai nhi qua các khía cạnh. Sự phát triển của bé, 80(4), 1251–1258.

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Sự phát triển của thai nhi 8 tháng tuổi

Tháng thứ 8 là thời điểm cuối vô cùng quan trọng để cơ thể mẹ bầu tăng cường cung cấp các kháng thể cho thai nhi để bảo vệ bé trong những tuần đầu sau sinh.

Sự phát triển của thai nhi 7 tháng tuổi

Tìm hiểu thêm về sự hình thành khứu giác của bé và cách bé thể hiện tính cách tương lai từ khi còn trong bụng mẹ.

Thai 38 tuần: Sự phát triển của thai nhi và thay đổi của mẹ bầu

Thai 38 tuần đã phát triển hoàn chỉnh và sẵn sàng chào đời. Đây cũng là lúc cơ thể mẹ có nhiều thay đổi, báo hiệu cho kỳ sinh nở sắp tới.

Sự phát triển của thai nhi 9 tháng tuổi

Ở tuần thứ 37, thai nhi được coi là đủ tháng, cơ thể và bộ não của bé đã có thể sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài tử cung.

02 ly Enfamama A+ cung cấp 100 mg DHA

cùng với khẩu phần ăn mỗi ngày của mẹ mang thai hoặc đang cho con bú giúp đạt hàm lượng khuyến nghị hàng ngày 200 mg DHA của FAO/WHO.
*Theo FAO 2010: Thực phẩm & Dinh dưỡng – số 91/2010. FAO:Rome.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!