Chia sẻ ngay

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 34 của thai kỳ

Xin chào! Ở tuần này, các móng tay bé xíu của bé con đã mọc ra rồi nè! Trong giai đoạn này, mẹ nhớ tiếp tục duy trì các bữa ăn dinh dưỡng với đầy đủ protein để bé dần hoàn thiện cơ thể nhé! Cùng khám phá xem tuần này bé sẽ phát triển “thần kì” ra sao nào!

Điều gì sẽ diễn ra trong tuần thứ 34 này?

Móng tay nhỏ xinh của bé đang dần "nhú” ra nhiều đến mức sắp chạm tới đầu ngón tay bé rồi đấy. Lông tơ bao phủ toàn cơ thể bé giờ thì đã biến mất cả rồi, làn da của bé giờ đã có một lớp màng dày và đặc bao phủ được gọi là lớp sáp trắng (chất gây). Nó sẽ bảo vệ bé khỏi mọi sự xây xát khi ở trong tử cung.

Các liên kết giữa các tế bào thần kinh não tiếp tục hình thành phức tạp hơn. Thời gian này bé cưng của mẹ “phá phách” nhiều hơn, bé cũng sẽ dành rất nhiều thời gian để ngủ nữa.

Ở tuần này, bé lại tiếp tục phát triển “bụ bẫm” hơn với cân nặng khoảng 2.15 kg và chiều cao ở khoảng 45cm (tính từ đầu cho tới chân)

Khi mang thai tuần 34, cơ thể mẹ có gì thay đổi?

Có thể mẹ sẽ không cảm nhận được bé “cựa quậy”nhiều như lúc trước, đó là bởi bé đang dần lớn lên và trong tử cung không còn đủ không gian cho bé “nhào lộn” nữa thôi. Nếu mẹ thấy lo lắng về bé quá thì hãy tìm gặp bác sĩ để xin lời khuyên nhé.

Khuỷu tay, bàn chân và tay của mẹ có thể sẽ bắt đầu sưng lên ở thai kì cuối cùng này do sự tích nước, việc này xảy ra là do máu chảy xuống phần dưới cơ thể bị chặn lại khi tử cung đang to dần chèn lên mạch máu ở xương chậu.

Hãy thử áp dụng những mẹo sau đây để giúp mẹ bớt sưng tấy và dễ chịu hơn khi mang thai nhé!

  • Hãy nói cho bác sĩ biết liền nếu bỗng nhiên mặt, tay và xung quanh vùng mắt bị sưng. Bởi đây có thể là dấu hiệu của những vấn đề nghiêm trọng hơn.
  • Luôn thả lỏng, thư giãn bàn chân. Mẹ bầu nhớ đừng đứng quá lâu trong một thời gian dài. Cố gắng nhấc chân lên khi có thể, và cố đừng vắt chéo chân khi ngồi.

Mẹ nên làm gì trong thời điểm thai nhi 34 tuần tuổi?

Lúc mang thai 34 tuần, mẹ phải cẩn thận về lượng natri tiêu thụ - quá nhiều natri sẽ làm tích nước, làm cơ thể bị sưng và đầy hơi. Bổ sung các thực phẩm giàu kali như nho khô hay chuối sẽ giúp giải quyết vấn đề giữ nước của cơ thể. Để hỗ trợ cho sự phát triển não bộ của bé, hãy tiếp tục duy trì chế độ ăn lành mạnh và giàu dinh dưỡng với các thực phẩm giàu DHA và các dưỡng chất cần thiết khác như sắt, kẽm, đồng, choline và folate.

Mọi sự giúp đỡ nhỏ để hỗ trợ phát triển IQ và EQ của bé ( chúng đều xuất phát từ bộ não), sẽ giúp bé con của mẹ sẵn sàng hơn cho tương lai.

Và các mẹ bầu ơi, hãy luôn nhớ trong đầu rằng việc thay đổi tư thế có thể khiến bé nằm trong một trạng thái khá “kỳ quặc”, thể nên mẹ cũng cảm thấy không thoải mái đó. Một chút mát-xa nhẹ nhàng ở vùng bị đau cũng có thể giúp cho mẹ thấy thoải mái hơn - hãy nhờ bố hoặc người thân trong gia đình giúp mình nhé.

Ngoài ra, xoa bụng, vỗ về khi bé còn là thai nhi cũng là một phương pháp để cho bé bước đầu làm quen về cách giao tiếp cùng mọi người và thế giới bên ngoài. Cùng lúc đó, mẹ cũng đang khuyến khích bé phản hồi lại những cái chạm yêu thương của mẹ, điều này giúp nuôi dưỡng sự phát triển về mặt cảm xúc của bé đó.


Bài tham khảo:
1. Fetal development: The 3rd trimester. (2014, July 11). Retrieved April 10, 2017, https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/fetal-development/art-20045997?pg=2

2. Curtis, G. B., & Schuler, J. (2016). Your Pregnancy Week by Week (8th ed.). Philadelphia, PA: Da Capo Press.

3. You and your baby at 33-36 weeks pregnant. (2017, March 31). Retrieved April 10, 2017, from http://www.nhs.uk/Béditions/pregnancy-and-baby/pages/pregnancy-weeks-33-34-35-36.aspx

4. Georgieff, M. K. (2007) Nutrition and the developing brain: nutrient priorities and measurement. American Journal of Clinical Nutrition, 85(2): 614S-620S.

4. Phát triển thai nhi: Giai đoạn 3. (2014, July 11). Đăng lại vào 10.4.2017 vào https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/fetal-development/art-20045997?pg=2

4. Curtis, G. B., & Schuler, J. (2016). Thai kỳ theo tuần (8th ed.). Philadelphia, PA: Da Capo Press.

4. Mẹ và bé ở tuần 33-36 của thai kỳ. (2017, March 31). Đang lại vào 10.4.2017 từ http://www.nhs.uk/Béditions/pregnancy-and-baby/pages/pregnancy-weeks-33-34-35-36.aspx

4. Georgieff, M. K. (2007) Chất dinh dưỡng và phát triển não bộ : Sự ưu tiên và hàm lượng chất dinh dưỡng. Tạp chí dinh dưỡng lâm sang Mỹ, 85(2): 614S-620S.

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Sự phát triển của thai nhi 8 tháng tuổi

Tháng thứ 8 là thời điểm cuối vô cùng quan trọng để cơ thể mẹ bầu tăng cường cung cấp các kháng thể cho thai nhi để bảo vệ bé trong những tuần đầu sau sinh.

Sự phát triển của thai nhi 7 tháng tuổi

Tìm hiểu thêm về sự hình thành khứu giác của bé và cách bé thể hiện tính cách tương lai từ khi còn trong bụng mẹ.

Thai 38 tuần: Sự phát triển của thai nhi và thay đổi của mẹ bầu

Thai 38 tuần đã phát triển hoàn chỉnh và sẵn sàng chào đời. Đây cũng là lúc cơ thể mẹ có nhiều thay đổi, báo hiệu cho kỳ sinh nở sắp tới.

Sự phát triển của thai nhi 9 tháng tuổi

Ở tuần thứ 37, thai nhi được coi là đủ tháng, cơ thể và bộ não của bé đã có thể sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài tử cung.

02 ly Enfamama A+ cung cấp 100 mg DHA

cùng với khẩu phần ăn mỗi ngày của mẹ mang thai hoặc đang cho con bú giúp đạt hàm lượng khuyến nghị hàng ngày 200 mg DHA của FAO/WHO.
*Theo FAO 2010: Thực phẩm & Dinh dưỡng – số 91/2010. FAO:Rome.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!