Chia sẻ ngay

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 33 của thai kỳ

Ở giai đoạn này, cơ thể mẹ sẽ cung cấp những kháng thể để bảo vệ thiên thần nhỏ trước nguy cơ bệnh tật. Vì vậy, một chế độ ăn uống giàu dưỡng chất như kẽm và vitamin C sẽ giúp ích nhiều cho hai mẹ con! Cùng khám phá thêm những thay đổi kì diệu của bé trong tuần thai thứ 33 nhé.

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 33 của thai kỳ

Điều gì sẽ diễn ra trong tuần thứ 33 này?

Chỉ còn vài tuần nữa là ngày bé yêu chào đời – sự kiện quan trọng mẹ mong đợi sẽ đến. Trong tuần thứ 33, bé yêu vẫn sử dụng những kháng thể của mẹ để phát triển hệ thống miễn dịch của chính mình. Điều này giúp bảo vệ bé cả khi còn trong bụng mẹ lẫn sau khi chào đời.

Mức nước ối của mẹ dao động theo mỗi tuần của thai kỳ. Và khi này, bé yêu đang lớn dần lên trong tử cung của mẹ nên giờ đây, mẹ có thể cảm nhận những cú đạp của bé rõ ràng hơn. Tuy nhiên,do không gian xung quanh ngày càng hẹp, bé yêu có thể sẽ không cử động nhiều như trước.

Khoảng thời gian mẹ mang thai 33 tuần, não của bé đã phát triển khá tốt. Không giống như những loại xương khác trong cơ thể đã trở nên cứng cáp, hộp sọ của bé lúc này vẫn rất mềm để việc chuyển dạ diễn ra dễ dàng hơn nhưng vẫn đảm bảo bộ não của bé được bảo vệ tốt nhất.

Đến tuần này, bé yêu đã nặng được 1.9kg và dài 44 cm tính từ đầu đến chân đó mẹ à.

Khi mang thai tuần 33, cơ thể mẹ có gì thay đổi?

Trong tuần thứ 33, cơ thể mẹ có thể nóng hơn bình thường bởi sự lưu thông máu và trao đổi chất diễn ra liên tục hơn khi mang thai. Dưới đây là một vài cách giúp mẹ làm dịu mát cơ thể và có cảm giác dễ chịu hơn nhé.

  • Uống nhiều nước để điều hòa nhiệt độ cơ thể.
  • Dừng tập thể dục đúng lúc. Mặc dù thể dục được cho là giúp mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh nhưng mẹ cũng nên lưu ý dừng những hoạt động thể chất nếu cảm thấy cơ thể quá nóng, bắt đầu chóng mặt hoặc buồn nôn. Mẹ cũng đừng quên nhờ bác sĩ tư vấn trước khi bắt đầu tập thể dục trong lúc mang thai nhé!

Mẹ nên làm gì trong thời điểm thai nhi 33 tuần tuổi?

Hãy “nằm lòng” điều này mẹ nhé: tiếp tục ăn nhiều trái cây và rau củ, những thực phẩm giàu dưỡng chất như vitamin C sẽ hỗ trợ hệ miễn dịch của mẹ.

Nếu mẹ đang áp dụng chế độ ăn uống dành cho người tập thể dục, mẹ hãy nhớ bổ sung protein sau khi tập để giúp phục hồi cơ vì khi mang thai vì các mẹ bầu đều cần nhiều protein hơn bình thường. Sự tăng cường protenin này cũng giúp cơ thể bé yêu lớn dần lên. Trong suốt tam cá nguyệt thứ 3, mẹ cần bổ sung thêm 30g protein mỗi ngày từ nguồn thực phẩm đa dạng như gia cầm, cá, sữa và trứng. Gia cầm và thịt đỏ không chỉ là nguồn protein dồi dào mà còn chứa nhiều kẽm, một dưỡng chất hỗ trợ các chức năng miễn dịch của cả mẹ và bé yêu.

Một lời khuyên khác cho các bà mẹ là hãy tiếp tục việc trò chuyện, chơi đùa với bé yêu. Bên cạnh việc kích thích não bộ của bé thông qua các cảm nhận giác quan và trí nhớ, các nghiên cứu còn cho thấy cảm xúc của bé cũng bắt đầu phát triển ngay trong bụng mẹ. Vì vậy, mẹ có thể hỗ trợ sự phát triển cảm xúc của bé bằng cách thể hiện sự yêu thương của mình. Sớm thôi, mẹ được ôm bé yêu trong vòng tay của mình và thì thầm rằng “Mẹ yêu con” phải không nào?

Bài tham khảo:

i. Infection and the Immune System. (2009, October 31). Retrieved April 16, 2017 from http://www.aboutkidshealth.ca/En/ResourceCentres/PrematureBabies/AboutPrematureBabies/OtherConditions/Pages/Infection-and-the-Immune-System.aspx

i. Amniotic Fluid Disorders. (n.d.). Retrieved April 16, 2017from http://www.womenshealthsection.com/content/print.php3?title=obs027&cat=2&lng=english

i. You and your baby at 33-36 weeks pregnant. (2017, March 31). Retrieved April 10, 2017, from http://www.nhs.uk/Conditions/pregnancy-and-baby/pages/pregnancy-weeks-33-34-35-36.aspx

i. Curtis, G. B., & Schuler, J. (2016). Your Pregnancy Week by Week (8th ed.). Philadelphia, PA: Da Capo Press.

i. Changes within the body during pregnancy. Retrieved 29 May 2017 from, http://web.utk.edu/~cpah/PregnancyPage/Changes09.html

i. Nutrients & Vitamins For Pregnancy. Retrieved 31 May 2017 from, http://americanpregnancy.org/pregnancy-health/nutrients-vitamins-pregnancy/

i. Pregnancy - During Pregnancy - Diet & Your Pregnancy. (n.d.). Retrieved April 11, 2017, from https://www.kkh.com.sg/HealthPedia/Pages/PregnancyDuringDiet.aspx

i. WHO/FAO/UNU report, 2007 (p. 243-244) http://apps.who.int/iris/bitstream/10665/43411/1/WHO_TRS_935_eng.pdf

i. Zinc supplementation during pregnancy: Biological, behavioural and contextual rationale. Retrieved 31 May 2017 from, http://www.who.int/elena/bbc/zinc_pregnancy/en/

i. Van den Bergh, B. (1990). The influence of maternal emotions during pregnancy on fetal and neonatal behavior. Journal of Prenatal & Perinatal Psychology and Health,5(2), 119-130.

Sự nhiễm trùng và hệ thống miễn dịch (31/10/2009). Trích nguồn ngày 16/04/2017 từ

http://www.aboutkidshealth.ca/En/ResourceCentres/PrematureBabies/AboutPrematureBabies/OtherConditions/Pages/Infection-and-the-Immune-System.aspx

Rối loạn nước ối. Trích nguồn vào ngày 16/04/2017 từ http://www.womenshealthsection.com/content/print.php3?title=obs027&cat=2&lng=english

Mẹ và bé yêu từ tuần thứ 33 đến 36 của thai kỳ (31/03/2017). Trích nguồn vào ngày 10/04/2017 từ http://www.nhs.uk/Conditions/pregnancy-and-baby/pages/pregnancy-weeks-33-34-35-36.aspx

Curtis, G. B., & Schuler, J. (2016). Thai kỳ theo tuần (tái bản lần 8). Ấn bản Philadelphia, PA: Da Capo Press.

Những thay đổi bên trong cơ thể khi mang thai. Trích nguồn ngày 29/05/2017 từ http://web.utk.edu/~cpah/PregnancyPage/Changes09.html

Dưỡng chất và vitamin khi mang thai. Trích nguồn ngày 31/05/2017 từ http://americanpregnancy.org/pregnancy-health/nutrients-vitamins-pregnancy/

Mang thai – Trong thai kỳ - Chế độ ăn uống và thai kỳ của mẹ. Trích nguồn ngày 11/04/107 từ https://www.kkh.com.sg/HealthPedia/Pages/PregnancyDuringDiet.aspx

Báo cáo của WHO/FAO/UNU năm 2007 (trang 243-244) http://apps.who.int/iris/bitstream/10665/43411/1/WHO_TRS_935_eng.pdf

Kẽm, dưỡng chất bổ sung trong suốt thai kỳ: xét trên khía cạnh sinh học, hành vi và ngữ cảnh. Trích nguồn ngày 31/05/2017 từ http://www.who.int/elena/bbc/zinc_pregnancy/en/

Van den Bergh, B. (1990). Sự ảnh hưởng của cảm xúc mẹ bầu khi mang thai đến hành vi của thai nhi và trẻ sơ sinh. Nhật báo tâm lý và sức khỏe tiền sản và chu sinh, 5(2), 119-130.

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Sự phát triển của thai nhi 8 tháng tuổi

Tháng thứ 8 là thời điểm cuối vô cùng quan trọng để cơ thể mẹ bầu tăng cường cung cấp các kháng thể cho thai nhi để bảo vệ bé trong những tuần đầu sau sinh.

Sự phát triển của thai nhi 7 tháng tuổi

Tìm hiểu thêm về sự hình thành khứu giác của bé và cách bé thể hiện tính cách tương lai từ khi còn trong bụng mẹ.

Thai 38 tuần: Sự phát triển của thai nhi và thay đổi của mẹ bầu

Thai 38 tuần đã phát triển hoàn chỉnh và sẵn sàng chào đời. Đây cũng là lúc cơ thể mẹ có nhiều thay đổi, báo hiệu cho kỳ sinh nở sắp tới.

Sự phát triển của thai nhi 9 tháng tuổi

Ở tuần thứ 37, thai nhi được coi là đủ tháng, cơ thể và bộ não của bé đã có thể sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài tử cung.

02 ly Enfamama A+ cung cấp 100 mg DHA

cùng với khẩu phần ăn mỗi ngày của mẹ mang thai hoặc đang cho con bú giúp đạt hàm lượng khuyến nghị hàng ngày 200 mg DHA của FAO/WHO.
*Theo FAO 2010: Thực phẩm & Dinh dưỡng – số 91/2010. FAO:Rome.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!