Chia sẻ ngay

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 19 của thai kỳ

Lúc này bé có vẻ di chuyển nhiều hơn, vì hệ thần kinh của bé đang kết nối với hệ cơ tạo ra những chuyển động phức hợp. Làm thế nào để hỗ trợ cho quá trình phát triển của bé ở tuần này? Cùng theo dõi thêm những diễn biến của bé yêu mẹ nhé!

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 19 của thai kỳ

Điều gì sẽ diễn ra khi thai 19 tuần tuổi?

Tuần này, bé bắt đầu lớn nhanh hơn và tăng cân so với trước, tuy nhiên nhìn chung bé vẫn còn khá “nhỏ con”.

Khoảng thời gian mẹ mang thai 19 tuần cũng là khoảng thời gian lớp da của bé bắt đầu được che phủ bởi một sáp trắng bảo vệ tên là Vernix Caseosa. Lớp sáp này sẽ bảo vệ thai nhi không bị trầy xước, nhăn nheo do tiếp xúc với nước ối.

Mẹ ơi, cơ thể bé đã dài khoảng15cm rồi đấy!

Khi mang thai tuần 19, cơ thể mẹ có gì thay đổi?

Vì bé bây giờ đã lớn hơn và thường hay “cựa quậy” trong bụng (đây là kết quả của sự hình thành liên kết giữa hệ thần kinh và hệ cơ), các mẹ bầu sẽ cảm nhận được những “cú nhào lộn” tinh nghịch này nhiều hơn trước.

Do hóc-môn thay đổi và bé hiếu động nhiều hơn trong tam cá nguyệt thứ hai khiến dịch dạ dày bị đẩy lên trên và tạo cảm giác nóng ở cuống họng khiến mẹ hay gặp tình trạng ợ hơi nóng. (iv)

Sau đây là vài mẹo giúp mẹ giảm triệu chứng ơ hợi nóng và tận hưởng thai kì thoải mái hơn:

Tránh đồ ăn dễ gây ợ hơi nóng như : Hãy nói không với những món ăn cay, nóng, chiên dầu, cũng như những thực phẩm chứa carbonate và caffeine.

Tránh các cử động đột ngột gây đau bụng. Nếu các mẹ cần phải chuyển vị trí ngồi, di chuyển thật nhẹ nhàng và cố gắng giữ cho hai đầu gối sát vào nhau (v). Khi bụng lớn dần, các dây chằng tròn quanh tử cung sẽ hoạt động tích cực để thích ứng với sự giãn nở. Điều này có thể dẫn đến đau nhói ở cơ bụng dưới và xương chậu, vì vậy hãy cố tránh di chuyển đột ngột khiến cơn đau bụng xảy ra bất ngờ.

Mẹ nên làm gì trong thời điểm thai nhi 19 tuần tuổi?

Tiếp tục duy trì một thực đơn cân bằng và đầy đủ dưỡng chất là điều mà các mẹ nên lưu ý trong mỗi tuần. Hơn nữa, những bài tập thể dục nhẹ nhàng cũng giúp lưu thông đường huyết, cũng như hỗ trợ cho sự phát triển của não bộ và cơ thể của con yêu. Đừng quên kết hợp một vài bài tập nhẹ nhàng giúp tinh thần thêm sảng khoái, mang tới những cảm giác tích cực cho hành trình lớn khôn của bé trong bụng mẹ.

Mà mẹ biết không, lúc này các giác quan của bé đã nhạy hơn trước, những động tác xoa bụng trông có vẻ đơn giản nhưng SẼ giúp kích thích bé làm quen với mẹ từ sớm. Khi thính giác của thai nhi phát triển, đừng quên tiếp tục trò chuyện và động viên chồng và những người thân cùng tham gia chơi đùa với bé. Điều này sẽ hình thành một kết nối gia đình vững chắc trước khi bé chào đời.

Trong khoảng thời gian này, có lẽ mẹ cũng nên bắt đầu nghĩ tên cho bé sau khi xác định được giới tính (nghe cũng háo hức quá phải không). Cùng rủ bố tham gia tìm kiếm 1001 tên hay cho con yêu đi nào mẹ ơi!

Bài tham khảo:

i. 17, 18, 19, 20 weeks pregnant - Pregnancy and baby guide. (n.d.). Retrieved April 22, 2017, from http://www.nhs.uk/Conditions/pregnancy-and-baby/pages/pregnancy-weeks-17-18-19-20.aspx

Chuyện thai kỳ tuần 17, 18,19 – Những chỉ dẫn cho mẹ và bé (22/4/2017)

ii. Fetal development: The 2nd trimester. (2015, January 15). Retrieved April 19, 2017, from http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/fetal-development/art-20046151

Sự phát triển của thai nhi: tam cá nguyệt thứ hai.(9/4/2017)

iii. Womens, A. N. (n.d.). Baby Development Week by Week. Retrieved April 19, 2017, from http://nationalwomenshealth.adhb.govt.nz/services/maternity/pregnancy-advice/baby-development

Sự phát triển của bé từng theo tuần (19/4/2017)

iv. Vazquez, J. C. (2008). Constipation, haemorrhoids, and heartburn in pregnancy. BMJ Clinical Evidence, 2008, 1411.

Táo bón, trĩ nội và ợ nóng trong chu kỳ mang thai.

v. Murry, M. M. (2014, September 10). Round ligament pain: Understanding this pregnancy complaint. Retrieved February 15, 2017, from http://www.mayoclinic.org/healthy-
lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-blog/round-ligament-pain/bgp-20111536

Đau dây chằng tròn: Tìm hiểu về khó khăn này trong chu kì mang thai (15/2/2017)

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Sự phát triển của thai nhi 8 tháng tuổi

Tháng thứ 8 là thời điểm cuối vô cùng quan trọng để cơ thể mẹ bầu tăng cường cung cấp các kháng thể cho thai nhi để bảo vệ bé trong những tuần đầu sau sinh.

Sự phát triển của thai nhi 7 tháng tuổi

Tìm hiểu thêm về sự hình thành khứu giác của bé và cách bé thể hiện tính cách tương lai từ khi còn trong bụng mẹ.

Thai 38 tuần: Sự phát triển của thai nhi và thay đổi của mẹ bầu

Thai 38 tuần đã phát triển hoàn chỉnh và sẵn sàng chào đời. Đây cũng là lúc cơ thể mẹ có nhiều thay đổi, báo hiệu cho kỳ sinh nở sắp tới.

Sự phát triển của thai nhi 9 tháng tuổi

Ở tuần thứ 37, thai nhi được coi là đủ tháng, cơ thể và bộ não của bé đã có thể sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài tử cung.

02 ly Enfamama A+ cung cấp 100 mg DHA

cùng với khẩu phần ăn mỗi ngày của mẹ mang thai hoặc đang cho con bú giúp đạt hàm lượng khuyến nghị hàng ngày 200 mg DHA của FAO/WHO.
*Theo FAO 2010: Thực phẩm & Dinh dưỡng – số 91/2010. FAO:Rome.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!