Chia sẻ ngay

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 16

Tuần thứ 16 là khoảng thời gian bé làm quen với những chuyển động phối hợp và mẹ sẽ sớm cảm nhận được sự cựa quậy đáng yêu của bé. Cùng theo dõi sự phát triển của em bé trong giai đoạn này nhé!

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 16

Điều gì sẽ diễn ra khi thai 16 tuần tuổi?

Nếu đi siêu âm, mẹ sẽ thấy rất rõ sự khác biệt. Không còn là những chuyển động rời rạc, bé đã bắt đầu thực hiện những động tác phối hợp phức tạp hơn. Bé có thể đóng mở những ngón tay dễ dàng.

Sau khoảng thời gian mẹ mang thai 16 tuần, phần diện mạo khuôn mặt của bé cũng rõ nét hơn trước. Bé có thể nheo mắt, nhăn mặt hay cau mày. Phần cổ và phần đầu được cố định chặt chẽ và đôi mắt đã có những phản xạ thị giác nhất định.

Sau 16 tuần trong bụng mẹ, bé giờ đã dài tầm 10,8-11,6cm và nặng hơn 80gr.

Tuần này, cơ thể mẹ có gì thay đổi?

Sự thay đổi của hàm lượng hormone tiếp tục gây ra một số biến đổi ở cơ thể mẹ. Các nội tiết tố này có thể kích thích mọc lông ở những nơi mẹ không mong muốn. Dường như chỉ có việc mọc nhiều tóc là có lợi cho sau này, đặc biệt là 3 đến 6 tháng sau khi sinh, thời điểm tóc sẽ rụng nhiều. Còn lại, việc mọc lông ở những vị trí nhạy cảm khác sẽ khiến mẹ phiền muộn.

Những lời khuyên dưới đây có thể giúp mẹ giải quyết phần nào rắc rối này:

  • Cạo hoặc tẩy lông: đây là phương pháp giúp mẹ loại bỏ lông an toàn trong thời gian mang thai.
  • Tránh xa các cách tẩy lông bằng hóa chất như kem cạo râu. Vì những hóa chất này có thể ngấm vào máu nếu mẹ không cẩn thận và như thế thì không tốt chút nào.

Mẹ nên làm gì trong thời điểm thai nhi 16 tuần tuổi?

Việc đầu tiên mẹ cần làm là đảm bảo sự phát triển của bé bằng cách đều đặn bổ sung hàm lượng DHA hợp lý (có thể tìm thấy nhiều trong các loại cá béo như cá hồi, cá mòi). Từ tuần này trở đi, các giác quan của bé sẽ dần hoàn thiện.

Thế nên sẽ sớm thôi, bé có thể nghe tiếng mẹ yêu thủ thỉ, hát ru. Và chỉ vài tuần tới, bé có thể phản hồi lại bằng những chuyển động háo hức trong bụng mẹ. Lúc này, vị giác của bé cũng bắt đầu phát triển.

Dinh dưỡng luôn là một yếu tố cần chú trọng. Bữa ăn đa dạng và lành mạnh sẽ giúp mẹ ngon miệng và dễ hấp thu các dưỡng chất hơn để vận chuyển đến em bé. Trong suốt thời gian mang thai, mẹ nhớ thường xuyên trò chuyện, tương tác với con.

Có thể mẹ không để ý đâu nhưng bé và mẹ sẽ gắn kết nhiều hơn chỉ với những thói quen đơn giản này.

Bài tham khảo:
i. Fetal development: The 2nd trimester. (n.d.). Retrieved April 22, 2017, from http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/fetal-development/art-20046151

Sự phát triển của thai kì: Tam cá nguyệt thứ hai (22/4/2017)

ii. You and your baby at 13-16 weeks pregnant. (2017, February 28). Retrieved March 20, 2017, from http://www.nhs.uk/Conditions/pregnancy-and-baby/pages/pregnancy-weeks-13-14-15-16.aspx

Mẹ và bè trong tuần thai thứ 13 – 16 (28/2/2017)

iii. Fetal development: The 2nd trimester. (n.d.). Retrieved March 21, 2017, from http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/fetal-development/art-20046151

Sự phát triển của thai kì: Tam cá nguyệt thứ hai (21/3/2017)

iv. Curtis, G. B., & Schuler, J. (2016). Your Pregnancy Week by Week (8th ed.). Philadelphia, PA: Da Capo Press.

Diễn biến thai kì theo tuần ( tái bản lần thứ 8)

v. Postpartum care: After a vaginal delivery. (2015, March 24). Retrieved April 19, 2017, from http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/labor-and-delivery/in-depth/postpartum-care/art-20047233?pg=2

Chăm sóc sức khỏe sản phụ sau sinh: áp dụng với cách sinh thường (19/4/2017)

vi. Patel, S. (2015, July 21). Be safe when pampering yourself during pregnancy. Retrieved April 10, 2017, from http://www.utswmedicine.org/stories/articles/year-2015/pregnancy-massages-safety.html

An toàn khi chăm sóc cơ thể trong suốt thời gian mang thai (10/4/2017)

vii. Witt, M., & Reutter, K. (1996, December). Embryonic and early fetal development of human taste buds: a transmission electron microscopical study. Retrieved April 19, 2017, from https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/8955790

Phôi thai và bước đầu phát triển chồi vị giác: Nghiên cứu qua kính hiển vi điện tử

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Phát triển não bộ và giác quan cho bé

Giữa tuần 15-18 của giai đoạn mang thai, vết nứt bên – một rãnh đặc biệt trên vỏ não, phát triển.

Mang thai tháng thứ 4: Tháng “yên bình” nhất của thai kỳ

Mang thai tháng thứ 4 là giai đoạn mà mẹ bầu có thể “thở phào nhẹ nhõm” vì nguy cơ sảy thai đã giảm đi nhiều.

Sự phát triển của trẻ tuần thứ 24 của thai kỳ

Trong quá trình mang thai, đặc biệt ở tuần thứ 24, mẹ nên lưu ý vì có nguy cơ mẹ sẽ bị thiếu máu.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 18 của thai kỳ

Em bé giờ đã cứng cáp hơn nhiều. Hệ xương của bé phát triển tích cực nên thời điểm này, mẹ nên chú trọng các thực phẩm giàu canxi nhé!

02 ly Enfamama A+ cung cấp 100 mg DHA

cùng với khẩu phần ăn mỗi ngày của mẹ mang thai hoặc đang cho con bú giúp đạt hàm lượng khuyến nghị hàng ngày 200 mg DHA của FAO/WHO.
*Theo FAO 2010: Thực phẩm & Dinh dưỡng – số 91/2010. FAO:Rome.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!