Chia sẻ ngay

Sự phát triển của thai nhi 9 tuần tuổi

Khi mẹ mang thai 9 tuần, là khi bé ở khởi đầu của giai đoạn bào thai. Để tốt cho cả mẹ và bé, mẹ nhớ duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất và DHA nhé.

Điều gì đang xảy ra trong tuần này?

Thành viên mới của gia đình giờ đã lớn bằng quả nho. Tay chân của bé đã phát triển với hệ cơ nhỏ, cho phép bé bắt đầu di chuyển và hình hài cơ thể cũng đã hoàn chỉnh hơn. Những ngón chân, lỗ tai bé xíu và ngay cả mí mắt cũng dần hình thành bên trong mẹ. (i)

Các cơ quan nội tạng được định hình (ii), ví dụ như hệ tiêu hóa, thận của bé.

Xem thêm: Các mốc khám thai quan trọng mẹ nên theo dõi trong thai kỳ

Mang thai tuần thứ 9, cơ thể mẹ có gì thay đổi?

Giai đoạn này, tình trạng giãn tĩnh mạch có thể xuất hiện (iii). Lúc này, các tĩnh mạch màu xanh, tím nổi lên trên da, đặc biệt là chân và bàn chân khiến mẹ có đôi chút lo lắng.

Những gợi ý sau đây sẽ giúp mẹ phần nào làm giảm sự xuất hiện chằng chịt của các tĩnh mạch và cải thiện sức khỏe mẹ bầu (iv):

  • Không đứng quá lâu. Mẹ không nên đặt quá nhiều trọng lượng vào chân. Thay vào đó, mẹ nên cố gắng ngồi với tư thế để đôi chân lên cao và thực hiện điều này càng thường xuyên càng tốt. Cách này giúp mẹ giảm bớt sự ức chế của cơ chân.
  • Thay đổi tư thế ngồi . Bắt chéo chân sẽ làm hạn chế lưu thông máu, làm tăng khả năng xuất hiện hiện tượng giãn tĩnh mạch. Vì vậy, mẹ cố gắng bỏ thói quen không tốt này nhé.
  • Tập thể dục. Mẹ có thể cải thiện sức khoẻ của đôi chân, khả năng tuần hoàn máu và sự ổn định của tĩnh mạch bằng cách tập thể dục thường xuyên. Để an tâm hơn, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ chế độ tập luyện nào nhé!

Xem thêm: Các tư thế ngủ cho bà bầu trong suốt quá trình mang thai

Mẹ nên làm gì trong thời điểm này?

Thời điểm này, một chế độ dinh dưỡng giàu DHA (v) như cá, rau màu xanh đậm, các loại đậu, trái cây, folate rất cần thiết để tăng cường sức khoẻ của mẹ và nuôi dưỡng sự phát triển não bộ của bé.

Bên cạnh đó, mẹ bầu nên tập thể dục ở mức độ nhẹ theo lời khuyên của bác sĩ. Điều này giúp tạo ra môi trường lý tưởng cho sự phát triển thể chất, nhận thức và cảm xúc của em bé. Các chuyên gia (vii) chỉ ra rằng, việc giảm căng thẳng trong khi mang thai có rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ và sự tăng trưởng toàn diện của em bé.

Từ giai đoạn này, mẹ nên bắt đầu giao tiếp với bé. Đơn giản là hát ru, trò chuyện với bé trong suốt thời gian mang thai để hai mẹ con thêm phần gắn kết (viii) cho cả hành trình về sau.

Xem thêm: Phát triển trí não cho bé trong thai kỳ

Bài tham khảo:

i. Fetal development: The 1st trimester. (2014, July 10). Retrieved March 21, 2017, from http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/prenatal-care/art-20045302?pg=2

Sự phát triển của thai kì: Tam cá nguyệt thứ nhất. (n.d.) (21/3/2017)

ii. You and your baby at 9-12 weeks pregnant. (2017, March 31). Retrieved April 5, 2017, from http://www.nhs.uk/Conditions/pregnancy-and-baby/pages/pregnancy-weeks-9-10-11-12.aspx

Mẹ và bé trong giai đoạn thai kì từ 9 -12 tuần (31/3/2017)

iii. Common pregnancy problems - Pregnancy and baby guide. (2015, February 16). Retrieved April 22, 2017, from http://www.nhs.uk/conditions/Varicose-veins/Pages/Whatarevaricoseveins.aspx

Những vấn đề phổ biến khi mang thai – Hướng dẫn chăm sóc thai kì và thai nhi (22/4/2017)

iv. Common pregnancy problems – Pregnancy and baby guide (2015, February 16) Retrieved April 22, 2017, from http://www.nhs.uk/conditions/pregnancy-and-baby/pages/common-pregnancy-problems.aspx#Varicoseveins

Những vấn đề phổ biến khi mang thai – Hướng dẫn chăm sóc thai kì và thai nhi (22/4/2017)

v. Nutritional Requirements – Dietary Fats. (2013, February 20). Retrieved April 5, 2017, from http://www.fao.org/ag/humannutrition/nutrition/63162/en/

Yêu cầu dinh dưỡng - Chế độ ăn uống có chất béo (20/2/2013)

vi. Pregnancy diet: Focus on these essential nutrients. (n.d.). Retrieved April 05, 2017, from http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy-nutrition/art-20045082

Chế độ ăn của thai kỳ: những dưỡng chất cần thiết. (n.d.). ( 5/4/2017)

vii. Mulder, E., Medina, P. R., Huizink, A., Bergh, B. V., Buitelaar, J., & Visser, G. (2002). Prenatal maternal stress: effects on pregnancy and the (unborn) child. Early Human Development,70(1-2), 3-14. doi:10.1016/s0378-3782(02)00075-0

Căng thẳng giai đoạn tiền sản: Những ảnh hưởng đối với thai kì và thai nhi.

viii. Stoppard, M. (2008). Bonding Before Birth – Prenatal nurturing for your baby. New York, NY: DK Publishing
Nuôi dưỡng sự gắn kết mẹ và bé trước khi sinh

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Trẻ mấy tháng tuổi biết nhận ra bố mẹ?

Các dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh bắt đầu nhận ra bố mẹ.

Sự phát triển của trẻ 1 tháng tuổi

Mẹ có biết làm cách nào để nhận biết nụ cười đầu đời của trẻ?

Sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi

Tại sao trẻ cần được dạy về “âm thanh” sớm hơn nhiều so với bạn nghĩ?

Phát triển 5 giác quan của bé trong 6 tháng đầu đời

Mẹ có biết các giác quan của bé đã bắt đầu được hình thành từ khi bé còn ở trong bụng mẹ.

02 ly Enfamama A+ cung cấp 100 mg DHA

cùng với khẩu phần ăn mỗi ngày của mẹ mang thai hoặc đang cho con bú giúp đạt hàm lượng khuyến nghị hàng ngày 200 mg DHA của FAO/WHO.
*Theo FAO 2010: Thực phẩm & Dinh dưỡng – số 91/2010. FAO:Rome.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!