Chia sẻ ngay

Làm thế nào để nhận biết bé bị viêm phổi hay viêm phế quản?

Hệ hô hấp non nớt của trẻ dễ bị ảnh hưởng khi thời tiết thay đổi, đặc biệt trong giai đoạn giao mùa. Viêm phổi và viêm phế quản có triệu chứng tương đồng nhưng mức độ nguy hiểm khác nhau. Hiểu rõ dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa sẽ giúp bảo vệ bé tốt hơn. Enfa Smart Club sẽ hướng dẫn mẹ cách phân biệt hai bệnh lý này và chăm sóc bé hiệu quả.

Em bé bị sốt cao, khó thở là một trong những dấu hiệu viêm phổi
Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ mẹ cần biết để phát hiện sớm

Viêm phổi là gì? Viêm phế quản là gì?

Viêm phổi và viêm phế quản là hai bệnh lý hô hấp phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt trong những thời điểm giao mùa hoặc khi thời tiết lạnh. Cả hai bệnh này đều ảnh hưởng đến hệ hô hấp nhưng mức độ nghiêm trọng và cách điều trị có sự khác biệt rõ rệt.

  • Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng ở các phế nang trong phổi, gây viêm nhiễm, sưng tấy và có thể chứa dịch nhầy hoặc mủ.
  • Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc của các ống phế quản, nơi dẫn khí từ khí quản xuống phổi.

Do có nhiều triệu chứng tương đồng, cha mẹ dễ nhầm lẫn giữa viêm phổi và viêm phế quản. Dưới đây là những điểm khác biệt chính giúp mẹ nhận biết:

Tiêu chí Viêm phổi Viêm phế quản
Nguyên nhân Vi khuẩn, virus, nấm Chủ yếu do virus
Triệu chứng sốt Sốt cao, có thể rét run Sốt nhẹ hoặc không sốt
Ho Ho nhiều, có đờm đặc Ho dai dẳng, đờm loãng
Khó thở Khó thở rõ rệt, có thể thở rít Khó thở nhẹ, có tiếng khò khè
Biểu hiện toàn thân Mệt mỏi, bỏ bú, ngủ li bì Ít ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày
Nguy cơ biến chứng Cao nếu không điều trị kịp thời Thấp hơn so với viêm phổi


Viêm phế quản thường nhẹ hơn và có thể tự khỏi sau vài ngày chăm sóc đúng cách, nhưng viêm phổi lại nguy hiểm hơn do có nguy cơ biến chứng cao. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm phổi có thể gây suy hô hấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Vậy làm sao để nhận biết sớm viêm phổi?

Dấu hiệu bị viêm phổi ở trẻ

Viêm phổi ở trẻ có thể diễn tiến nhanh chóng và trở nên nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết:

  • Sốt cao kéo dài: Trẻ có thể sốt từ 38,5 - 40 độ C, sốt không thuyên giảm khi dùng thuốc hạ sốt thông thường.
  • Ho nhiều, có đờm: Ho dai dẳng, có thể kèm theo đờm đặc hoặc có mùi hôi.
  • Khó thở, thở nhanh: Trẻ có biểu hiện thở gấp, lồng ngực hóp vào mỗi khi hít thở, cánh mũi phập phồng.
  • Da tái nhợt, môi tím tái: Nếu viêm phổi nghiêm trọng, lượng oxy trong máu giảm khiến trẻ bị tím tái.
  • Chán ăn, bỏ bú: Trẻ thường có biểu hiện quấy khóc, biếng ăn, bỏ bú.
  • Ngủ li bì hoặc kích thích: Một số trẻ có thể trở nên mệt mỏi, ngủ nhiều hoặc quấy khóc liên tục.

Xem thêm: Dấu hiệu trẻ mọc răng và cách hạ sốt cho trẻ mọc răng

Việc nhận biết sớm các dấu hiệu viêm phổi giúp cha mẹ có biện pháp can thiệp kịp thời. Vậy đâu là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này?

Bảng so sánh viêm phổi và viêm phế quản giúp mẹ nhận biết bệnh
Phân biệt viêm phổi và viêm phế quản ở trẻ em

Nguyên nhân bé bị viêm phổi

Có nhiều nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ nhỏ, bao gồm:

  • Nhiễm virus hoặc vi khuẩn: Các loại virus như RSV, cúm hoặc vi khuẩn như Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae là nguyên nhân phổ biến.
  • Thời tiết thay đổi: Trẻ có hệ miễn dịch yếu dễ bị ảnh hưởng khi thời tiết lạnh hoặc giao mùa.
  • Môi trường ô nhiễm: Tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi bẩn, khí thải có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Sức đề kháng yếu: Trẻ sinh non, suy dinh dưỡng hoặc có bệnh nền dễ bị viêm phổi hơn.
  • Lây nhiễm từ người bệnh: Trẻ tiếp xúc gần với người bị viêm phổi có thể bị lây nhiễm qua đường hô hấp.

Hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh là bước đầu tiên, nhưng quan trọng hơn, cha mẹ cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bé khỏi nguy cơ viêm phổi.

Mẹ nên lưu ý gì để phòng tránh viêm phổi cho bé?

Viêm phổi là một bệnh nguy hiểm, nhưng cha mẹ hoàn toàn có thể bảo vệ bé bằng những biện pháp phòng ngừa hiệu quả sau:

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ: Rửa tay thường xuyên cho trẻ, tránh tiếp xúc với người bệnh.
  • Giữ ấm cho trẻ: Đặc biệt vào mùa lạnh, mẹ nên mặc quần áo phù hợp, đội mũ, đeo khăn cho bé.
  • Bổ sung dinh dưỡng: Cho bé ăn uống đầy đủ, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời để tăng cường miễn dịch. Sữa mẹ chứa lactoferrin, giúp bảo vệ trẻ khỏi vi khuẩn và tăng cường sức đề kháng​1,2,3. Ngoài ra, bổ sung dưỡng chất HMO (2’-FL) giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột, giảm nguy cơ nhiễm trùng hô hấp​4.
  • Tiêm phòng đầy đủ: Đưa trẻ đi tiêm các loại vắc-xin phòng bệnh như cúm, phế cầu, Hib.
  • Tránh khói bụi, ô nhiễm: Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, khói than.
  • Theo dõi sức khỏe: Khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường, mẹ nên đưa bé đi khám sớm để tránh biến chứng.

Xem thêm: Mách mẹ cách tăng cường miễn dịch chủ động cho bé, đặc biệt với Lactoferrin

Viêm phổi và viêm phế quản là những bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ, việc phân biệt đúng giúp cha mẹ có hướng chăm sóc và điều trị phù hợp. Ngoài ra, mẹ cũng cần lưu ý các nguyên nhân gây bệnh và áp dụng biện pháp phòng ngừa hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cho bé. Enfa luôn đồng hành cùng mẹ trong hành trình chăm sóc bé, giúp tăng cường sức đề kháng để bé phát triển khỏe mạnh.

Tham khảo:

  1. TS. BS. Lưu Thị Mỹ Thục. Trình bày tại hội thảo chuyên gia “Can thiệp dinh dưỡng nhằm hạn chế ảnh hưởng của sinh mổ lên sức khỏe của trẻ”, TP.HCM, ngày 09/11/2024;
  2. Angela Moya-Perez, et al. Nutrition Reviews. 2017; 75(4);
  3. Derrien M, et al. Trends Microbiol. 2019;27(12):997 –1010;
  4. Ayechu-Muruzabal, et al. Front Pediatr. 2018 ;10:6:239.

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Kích thích giác quan cho thai nhi 3 tháng giữa thai kỳ

Sự phát triển của thai nhi không những phụ thuộc vào chất dinh dưỡng mẹ cung cấp hằng ngày mà còn phụ thuộc vào thai giáo của mẹ đối với bé.

Cách trò chuyện với thai nhi giúp bé thông minh

Mẹ có thể nhẹ nhàng cảm nhận sự phát triển của bé bằng cách áp lòng bàn tay của mình vào bụng và nói chuyện với con yêu.

Mách mẹ bầu 7 cách gắn kết tình cảm mẹ con

Trước khi được ôm con trong vòng tay mà âu yếm, ôm ấp, mẹ bầu có thể làm gì để gắn kết hơn với bé ngay khi còn mang thai?

Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ với sức khỏe mẹ và bé

Tiểu đường thai kỳ là một trong những bệnh lý trong quá trình mang thai gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào?

ENFAGROW A+ NEUROPRO 4

với VỊ THANH MÁT cho trẻ từ 2 - 6 tuổi

Bước vào giai đoạn phát triển vượt bậc, bé hoạt bát & mở rộng nhiều hơn các mối quan hệ xung quanh. Đây cũng là giai đoạn quan trọng bé cần sự hỗ trợ của mẹ trong việc bổ sung dinh dưỡng, để giúp bé phát triển thông minh, tình cảm; cùng một hệ miễn dịch và tiêu hoá khoẻ mạnh, để có thể năng động khám phá thế giới.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!