Chia sẻ ngay

Dấu hiệu trẻ mọc răng và cách hạ sốt cho trẻ mọc răng

Trẻ mọc răng thường có nhiều sự thay đổi về sức khỏe nên trẻ sẽ dễ cảm thấy khó chịu. Vậy nên, mẹ cần biết được trẻ mấy tháng mọc răng và các dấu hiệu trẻ mọc răng để có thể chăm sóc bé thật tốt trong giai đoạn này.

1. Trẻ mấy tháng mọc răng?

Biết được bé mấy tháng mọc răng sẽ giúp mẹ xác định được các dấu hiệu mọc răng ở trẻ. Thông thường, trẻ bắt đầu mọc răng vào khoảng 6 tháng tuổi và các dấu hiệu mọc răng sẽ xuất hiện trước 2 - 3 tháng. Thực tế, có những trẻ mọc răng sớm khi chỉ mới 3 - 4 tháng tuổi hoặc mọc răng muộn sau 6 tháng tuổi. Bố mẹ không cần quá lo lắng khi trẻ chậm mọc răng, bởi đây có thể do cấu trúc răng hoặc do di truyền. Tuy nhiên, nếu quá 1 tuổi mà bé chưa mọc răng sữa thì mẹ nên đưa bé đi khám để điều trị kịp thời.

Trẻ bắt đầu mọc răng vào khoảng 6 tháng tuổi

Trẻ bắt đầu mọc răng vào khoảng 6 tháng tuổi

2. Các dấu hiệu trẻ mọc răng dễ nhận thấy nhất

Bên cạnh việc biết trẻ mấy tháng mọc răng thì nhận biết được dấu hiệu trẻ mọc răng cũng giúp mẹ chăm sóc bé tốt hơn. Thông thường, trẻ mọc răng sẽ có các dấu hiệu sau đây:

  • Trẻ chảy nhiều nước bọt/ nước dãi: Khi bé mọc răng, hệ thần kinh sẽ được kích thích và khiến bé chảy nước dãi. Lúc này, khoang miệng của trẻ còn nông, chức năng nuốt nước bọt chưa hoàn thiện nên nước dãi sẽ chảy ra ngoài nhiều hơn bình thường. Đây là dấu hiệu dễ nhận biết đối với những chiếc răng đầu tiên khi trẻ còn sơ sinh.
  • Nổi mẩn quanh cằm và miệng: Khi nước dãi chảy ra ngoài nhiều, vùng da quanh cằm và miệng của trẻ sẽ dễ bị nổi mẩn, phát ban.
  • Trẻ hay nhai cắn: Răng nhú lên sẽ khiến hàm của bé ngứa ngáy, khiến trẻ muốn cắn mọi thứ. Mẹ có thể dễ dàng nhận biết dấu hiệu này nếu thấy con thường xuyên đưa tay vào miệng, hoặc cắn đồ chơi. Tuy nhiên, mẹ nên chuẩn bị đồ gặm nướu để trẻ không bị tổn thương lợi và đảm bảo vệ sinh cho trẻ.
  • Trẻ bị sốt: Hệ miễn dịch của trẻ sẽ thay đổi khi trẻ mọc răng, dẫn đến việc trẻ bị sốt. Vậy nên mẹ cần thường xuyên theo dõi thân nhiệt của con để giúp bé mau hạ sốt và chăm sóc bé đúng cách.
  • Bú kém hơn: Lợi của bé sẽ đau nhức, khó chịu khi bé mọc răng. Việc này khiến trẻ bú kém hơn hoặc thậm chí là bỏ bú.
  • Ngoài ra còn có một số dấu hiệu khác như trẻ quấy khóc, khó chịu, ho, thức đêm, kéo tai, xoa má,...

Ngoài các dấu hiệu trên, mẹ cần kiểm tra vùng nướu của bé kỹ càng để có biện pháp chăm sóc phù hợp.

3. Quá trình mọc răng: trẻ mọc răng nào trước?

Tuy mốc thời gian mọc răng của từng bé khác nhau và cũng khó xác định được chính xác khi nào trẻ mọc răng, nhưng quá trình mọc răng của trẻ thường giống nhau. Vậy trẻ mọc răng nào trước và quá trình mọc theo thời gian như thế nào? Trẻ sẽ mọc răng sữa ở trung tâm và bắt đầu mọc ra 2 bên theo thứ tự như sau:

  • Tháng thứ 6 - 11: Mọc răng cửa giữa - thường mọc ở hàm dưới trước, sau đó mọc ở hàm trên.
  • Tháng 12 - 15: Mọc răng cửa bên (răng tiếp theo răng giữa).
  • Tháng 16 - 19: Mọc răng hàm sơ cấp (răng gần miệng của trẻ).
  • Tháng 20 - 23: Mọc răng nanh (răng ở 2 bên của răng cửa bên).
  • Tháng 24 - 27: Mọc răng hàm thứ cấp (răng số 5).

4. Cách chăm sóc trẻ sốt mọc răng đúng cách

Trẻ sốt mọc răng là hiện tượng phổ biến nên mẹ không cần quá lo lắng. Để chăm sóc trẻ sốt mọc răng, mẹ cần chú trọng chế độ dinh dưỡng, nên cho trẻ ăn thức ăn mềm để trẻ dễ chịu và xoa dịu cơn đau khi ăn. Mẹ nên vệ sinh răng miệng cho trẻ sau khi ăn xong bằng gạc mềm. Bên cạnh đó, mẹ có thể áp dụng các cách hạ sốt cho trẻ mọc răng bé tại nhà như cho bé bú nhiều, dùng hạ sốt kết hợp chườm ấm, thay quần áo thoáng mát,... Nếu trẻ bị sốt li bì, không thuyên giảm thì mẹ nên đưa bé đi khám để được điều trị kịp thời.

Khi trẻ sốt mọc răng, mẹ có thể chườm ấm cho trẻ

Khi trẻ sốt mọc răng, mẹ có thể chườm ấm cho trẻ

Bên cạnh việc hạ sốt cho bé, mẹ nên nắm rõ chăm sóc trẻ mọc răng để bé dễ chịu hơn:

  • Chia nhỏ bữa ăn cho bé, không ép bé ăn nhiều.
  • Dành thời gian chăm sóc, yêu thương bé nhiều hơn.
  • Cho trẻ bú sữa, uống nước để bù nước cho bé.
  • Thường xuyên vệ sinh răng miệng, chà lưỡi của trẻ một cách nhẹ nhàng. Đeo yếm cho trẻ nếu chảy nước dãi nhiều.
  • Mát-xa nướu nhẹ nhàng để giảm đau nhức khi bé sốt mọc răng.

Qua bài viết trên, mong rằng mẹ sẽ biết được trẻ mấy tháng mọc răng, quá trình mọc răng cũng như có cách chăm sóc trẻ phù hợp trong giai đoạn này.

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Trẻ mấy tháng biết ngồi? Tập ngồi cho bé đúng để không ảnh hưởng cột sống

Ngồi là một trong những cột mốc phát triển quan trọng của bé. Vậy trẻ mấy tháng biết ngồi và mẹ nên tập ngồi cho bé như thế nào để không ảnh hưởng đến cột sống?

Trẻ mấy tháng biết đi? Khi trẻ chậm biết đi bố mẹ phải làm sao?

Tùy thể trạng của trẻ nhưng thông thường trẻ có thể bắt đầu vịn đi từ 6 tháng và đi vững vàng hơn khi 18 tháng tuổi. Tìm hiểu cách tập đi cho bé đúng cách.

Sự phát triển não bộ của trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi

Sự phát triển não bộ của trẻ trong thời kỳ từ 6 đến 12 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi

Khi trẻ đạt tới cột mốc tự di chuyển thì sự tò mò cùng kĩ năng xã hội của trẻ cũng sẽ bắt đầu phát triển vượt trội.

Enfagrow AII Neuro Pro 4 (Enfa A2 số 4) cho trẻ từ 3 - 6 tuổi

Chọn Enfa AII Neuro Pro để bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh

(Enfa A2 số 4) cho trẻ từ 3 - 6 tuổi

Sản phẩm giúp bé khỏe bụng, sáng trí với đạm quý A2 giúp tiêu hóa tốt, hấp thu dinh dưỡng dễ dàng, đồng thời sản phẩm bổ sung DHA & MFGM giúp phát triển trí não.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!