Chia sẻ ngay

Thai 36 tuần: Các cơ quan gần hoàn thiện, bé chuẩn bị cho ngày chào đời

Mẹ bầu tuần 36 hẳn rất mong chờ đến ngày được gặp con. Ở giai đoạn này, thai nhi cũng đã trưởng thành hơn rất nhiều. Hãy cùng Enfa A+ khám phá sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 36 và những việc cần làm để có thể chăm sóc bản thân và bé cưng tốt hơn bạn nhé.

Cơ thể mẹ bầu cũng có những thay đổi ở tuần thứ 36 của thai kỳ

Thai 36 tuần đã phát triển như thế nào?

Ở tuần thứ 36, bé có thể nặng khoảng 2,6kg, dài khoảng 45cm và gần như chiếm hết khoảng trống trong túi ối nên không còn cử động nhiều như trước. Từ tuần này, mỗi tuần bé sẽ tăng khoảng 150 gam. Ngoài ra, đa phần các bé đều đã ở ngôi thuận, tức là đầu hướng xuống phía dưới khung chậu để chuẩn bị sinh đường âm đạo nếu diễn tiến thuận lợi.

Khi tuổi thai khoảng 36 tuần, các cơ quan như: não, tim, phổi, ruột, gan, lách, thận, hệ miễn dịch cũng đang hoàn thiện dần để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Tuy nhiên nếu bé được sinh ở giai đoạn này gọi là sanh non muộn sẽ có nhiều biến chứng bất lợi như: dễ bị suy hô hấp, nhiễm trùng sơ sinh, xuất huyết não màng não, viêm ruột hoại tử...

Theo WHO 2014, tuổi thai sinh lý tưởng nhất từ 39 tuần đến 41 tuần là tốt cho cả mẹ lẫn con.

Cơ thể mẹ bầu cũng có những thay đổi ở tuần thứ 36 của thai kỳ

Ở thời điểm thai 36 tuần, bạn có thể cảm thấy hơi tức vùng bụng dưới do bé đang dần di chuyển về phía dưới xương chậu. Kích thước bụng sẽ to ra rõ rệt, có những cơn gò sinh lý làm cho mẹ bầu đang trằn bụng dưới thoáng qua, có hiện tượng đau vùng xương mu và khung chậu, điều này có thể khiến bạn cảm thấy khó khăn trong việc đi lại, vận động hay nằm nghỉ. Khi ngủ, bà bầu nên nằm nghiêng bên trái, hoặc tư thế mà cảm thấy thuận lợi dễ dàng.

Việc bé di chuyển vào vùng chậu có thể gây áp lực lên bàng quang, kết hợp với đó là nồng độ hormone tăng khiến máu lưu thông nhiều về vùng chậu và thận, do đó, bạn có thể muốn đi tiểu

Lời khuyên cho mẹ mang thai 36 tuần

  • Đếm cử động thai sau khi ăn, thông thường mẹ sẽ cảm nhận được thai máy 5 - 6 lần trong 1 giờ.
  • Ăn uống đúng, đủ, cân đối, tăng cường rau xanh, trái cây tươi đảm bảo an toàn.
  • Kiểm soát cân nặng, huyết áp, đường huyết của mẹ trong suốt thai kỳ, theo dõi thường xuyên cân nặng của bé, nhằm dự phòng các bệnh mãn tính không lây như: tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì cho cả mẹ và con.
  • Bổ sung sữa dành cho các mẹ bầu có bổ sung DHA, ARA, uống bổ sung các thuốc Vitamin, khoáng chất theo chỉ dẫn của bác sĩ nhằm dự phòng thiếu sắt, canxi và khoáng vi lượng cho mẹ và bé.
  • Khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ sản khoa.
  • Các dấu hiệu chuyển dạ: Đau bụng trong 10 phút có 3 cơn đau, âm đạo ra nhớt hồng, hoặc ra nước âm đạo, hoặc thai máy ít hơn thường ngày các dấu hiệu trên phải nhập viện ngay.

Xem thêm: Các dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu nên lưu ý


Tham khảo thêm:

1. 36 weeks pregnant: Start preparing for the big day!

2. Phác đồ điều trị sản phụ khoa 2019 Bệnh viện Từ Dũ 2019.

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Lưu ý dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ

Làm thế nào để mẹ có một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất trong giai đoạn tam cá nguyệt

Bài tập giúp thai nhi thông minh trong 3 tháng cuối thai kỳ

Giúp bé phát triển thông minh và khoẻ mạnh 3 tháng cuối thai kỳ

Sự phát triển não bộ của trẻ giai đoạn mang thai

Dù ở trong bụng mẹ, tác động bên ngoài đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của trẻ.

Enfa bên mẹ, cho con sự khởi đầu trọn đời

02 ly Enfamama A+ cung cấp 100 mg DHA

cùng với khẩu phần ăn mỗi ngày của mẹ mang thai hoặc đang cho con bú giúp đạt hàm lượng khuyến nghị hàng ngày 200 mg DHA của FAO/WHO.
*Theo FAO 2010: Thực phẩm & Dinh dưỡng – số 91/2010. FAO:Rome.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!