Chia sẻ ngay

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 29 của thai kỳ

Mẹ ơi, những chiếc răng của bé đã nhú lên rồi! Mẹ đừng quên ăn những thực phẩm giàu canxi để giúp hệ xương và răng của bé phát triển chắc khỏe.Cùng tìm hiểu về những thay đổi kì diệu của em bé vào tuần thứ 29 của thai kỳ mẹ nhé!

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 29 của thai kỳ

Điều gì sẽ diễn ra trong tuần thứ 29 này?

Lúc này, cấu trúc xương của bé đã dần được định hình cứng cáp và bé cũng hiếu động hơn trước, còn thường xuyên đạp vào bụng mẹ nữa này. Thực tế, nhiều mẹ bầu có thể cảm nhận được rằng trung bình cứ 2 giờ, bé sẽ “cựa quậy” khoảng 10 lần.

Phần vỏ não – bộ phận quan trọng của não bộ vốn chịu trách nhiệm cho các chức năng cao cấp như ra quyết định sẽ tiếp tục phát triển để giúp bé sớm tiếp xúc và học hỏi từ thế giới bên ngoài.

Sau khoảng thời gian mang thai 29 tuần, bé của mẹ tăng cân khá tốt, đã được 1.2kg rồi đấy và chiều dài cơ thể khoảng 15.25 cm.

Tuần này, cơ thể mẹ có gì thay đổi?

Những thay đổi hormone trong thời gian mang thai sẽ khiến tâm trạng của mẹ dễ bất ổn. Những bí kíp dưới đây sẽ giúp mẹ giảm căng thẳng thai kỳ và hạn chế tình trạng “sáng nắng, chiều mưa”:

  • Tham gia lớp học tiền sản: Bài học về tam cá nguyệt thứ 3 và những hướng dẫn cho quá trình lâm bồn sẽ giúp mẹ giảm bớt lo lắng trước khi sinh.
  • Trò chuyện với các mẹ bầu khác: Việc chia sẻ và lắng nghe kinh nghiệm từ các mẹ khác sẽ giúp mẹ an tâm hơn đấy.

Mẹ nên làm gì trong thời điểm thai nhi 29 tuần tuổi?

Tiếp tục duy trì các bữa ăn lành mạnh là việc mẹ cần làm cho sự phát triển của trẻ. Đồng thời, ở thời điểm này, các sản phẩm từ sữa, dồi dào can-xi sẽ tăng cường độ chắc khỏe cho xương và răng bé. Những vỗ về, quan tâm của mẹ sẽ tạo môi trường thúc đẩy chỉ số IQ và EQ của bé yêu. Sự phát triển cân bằng của các chỉ số này giúp bé phát triển tốt cả năng lực suy nghĩ và cảm xúc trong tương lai về.

Thế là chẳng bao lâu nữa, bé sẽ chào đời và ngủ ngoan trong vòng tay mềm mại của mẹ yêu. Những cảm xúc, trải nghiệm này sẽ tuyệt vời hơn nếu được mẹ ghi lại và kể bé nghe sau này đấy!

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc viết ra những cảm xúc, suy nghĩ là phương pháp hiệu quả để giữ bình tĩnh. Mẹ có thể chia ra thành nhiều loại nhật ký khác nhau, một cuốn để ghi lại những lắng lo, một cuốn để lưu giữ những cảm xúc hạnh phúc khi mẹ gặp bé và những điều mẹ muốn tâm sự với bé trong tương lai.

Việc giữ bình tĩnh đóng vai trò quan trọng giúp mẹ bầu luôn thoải mái và giải tỏa những áp lực. Theo các nhà khoa học, việc căng thẳng liên tục trong một thời gian dài dễ có những ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé. Thế nên, nhớ luôn vui cười để tận hưởng thai kỳ hạnh phúc mẹ nhé!

Bài tham khảo:

i. Griffin R.M. (2016, May 10). Daily Fetal Movement Assessment. Retrieved April 25, 2017 from http://www.webmd.com/baby/daily-fetal-movement-assessment

ii. Baby's Brain Begins Now: Conception to Age 3. (n.d.). Retrieved February 15, 2017, from http://www.urbanchildinstitute.org/why-0-3/baby-and-brain

iii. Curtis, G. B., & Schuler, J. (2016). Your Pregnancy Week by Week (8th ed.). Philadelphia, PA: Da Capo Press.

iv. Writing about emotions may ease stress and trauma. Retrieved 1 June 2017 from, http://www.health.harvard.edu/healthbeat/writing-about-emotions-may-ease-stress-and-trauma

v. Monk, C., Fifer, W. P., Myers, M. M., Sloan, R. P., Trien, L., & Hurtado, A. (2000). Maternal stress responses and anxiety during pregnancy: Effects on fetal heart rate. Developmental Psychobiology,36 (1), 67.

v. Griffin R.M. (2016, May 10). Đánh giá sự phát triển hàng ngày của thai kỳ. Đăng lại vào 25.4.2017 theo http://www.webmd.com/baby/daily-fetal-movement-assessment

v. Đã đến lúc trí não bé phát triển: Quá trình kéo dài đến 3 tuổi. (n.d.). Đăng lại vào 15.2.2017 theo http://www.urbanchildinstitute.org/why-0-3/baby-and-brain

v. Curtis, G. B., & Schuler, J. (2016). Thai kì theo tuần (8th ed.). Philadelphia, PA: Da Capo Press.

v. Viết nhật ký giúp mẹ giảm căng thẳng và suy nghĩ tiêu cực. Đăng lại vào 1.6.2017 theo http://www.health.harvard.edu/healthbeat/writing-about-emotions-may-ease-stress-and-trauma

v. Monk, C., Fifer, W. P., Myers, M. M., Sloan, R. P., Trien, L., & Hurtado, A. (2000). Căng thẳng và lo lắng trong suốt thai kỳ: Tác động lên nhịp tim của thai nhi. Developmental Psychobiology,36 (1),

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Sự phát triển của thai nhi 8 tháng tuổi

Tháng thứ 8 là thời điểm cuối vô cùng quan trọng để cơ thể mẹ bầu tăng cường cung cấp các kháng thể cho thai nhi để bảo vệ bé trong những tuần đầu sau sinh.

Sự phát triển của thai nhi 7 tháng tuổi

Tìm hiểu thêm về sự hình thành khứu giác của bé và cách bé thể hiện tính cách tương lai từ khi còn trong bụng mẹ.

Thai 38 tuần: Sự phát triển của thai nhi và thay đổi của mẹ bầu

Thai 38 tuần đã phát triển hoàn chỉnh và sẵn sàng chào đời. Đây cũng là lúc cơ thể mẹ có nhiều thay đổi, báo hiệu cho kỳ sinh nở sắp tới.

Sự phát triển của thai nhi 9 tháng tuổi

Ở tuần thứ 37, thai nhi được coi là đủ tháng, cơ thể và bộ não của bé đã có thể sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài tử cung.

02 ly Enfamama A+ cung cấp 100 mg DHA

cùng với khẩu phần ăn mỗi ngày của mẹ mang thai hoặc đang cho con bú giúp đạt hàm lượng khuyến nghị hàng ngày 200 mg DHA của FAO/WHO.
*Theo FAO 2010: Thực phẩm & Dinh dưỡng – số 91/2010. FAO:Rome.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!