Chia sẻ ngay

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 28 của thai kỳ

Nhanh thật đấy, giờ đây mẹ đã bước vào tam cá nguyệt thứ 3. Từ tuần thứ 28 trở đi, não của bé yêu tiếp tục phát triển rất nhanh vì vậy mẹ hãy giúp bé bổ sung thêm nhiều DHA nhé. Cùng tìm hiểu thêm sự phát triển của em bé vào tuần thứ 28 của thai kỳ mẹ nhé!

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 28 của thai k

Điều gì sẽ diễn ra trong tuần thứ 28 này?

Thiên thần bé nhỏ của mẹ đang tận hưởng những giấc mơ đáng yêu và trải qua giấc ngủ REM1 (chuyển động mắt nhanh). Chỉ với một ống nghe, mẹ có thể nghe thấy nhịp tim của bé một cách rõ ràng rồi.

Lúc này, những mô não của bé sẽ tiếp tục tăng lên nhanh chóng và các nếp nhăn não cũng được hình thành trên bề mặt trơn tru2 trước đó. Hơn 50% nguồn năng lượng bé nhận được từ mẹ sẽ được sử dụng chủ yếu cho sự phát triển trí não của bé trong vài tuần tới3.

Từ tuần thứ 28 trở đi và trong suốt tam cá nguyệt cuối cùng, bé yêu của mẹ sẽ bắt đầu tăng nhanh lượng mỡ trong cơ thể để chuẩn bị chào đời.

Kích thước của bé lúc này gần bằng một quả dưa leo xinh xắn, bé dài khoảng 37cm và nặng chừng 1kg.

Khi mang thai tuần 28, cơ thể mẹ có gì thay đổi?

Việc tăng cân sẽ làm các cơ chân của mẹ bị mỏi, rệu rạ và thậm chí bị chuột rút4.

  • Dưới đây là vài mẹo để mẹ có những tuần cuối của thai kỳ thoải mái và giảm cơn co thắt khó chịu:
  • Xoa bóp bắp chân giúp giãn cơ khi bị chuột rút. Mẹ cũng có thể tập thể dục đơn giản cho đôi chân để lưu thông máu tốt hơn.
  • Nâng chân lên cao để chân giảm bớt áp lực và các cơ chân được nghỉ ngơi giây lát.
  • Tập thể dục thường xuyên. Điều này sẽ giúp mẹ phòng ngừa tình trạng chuột rút khi mang thai. Nhưng mẹ cũng nên lưu ý hỏi ý kiến bác sĩ để có bài tập phù hợp nhé.

Mẹ nên làm gì trong thời điểm thai nhi 28 tuần tuổi?

Giữ thói quen tập thể dục nhẹ nhàng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp mẹ duy trì lượng đường huyết ở mức ổn định. Bác sĩ thường kiểm tra lượng đường huyết này của mẹ để biết mẹ có bị tiểu đường khi mang thai5 hay không.

Ngoài ra, mẹ nên tiếp tục ăn những thực phẩm giàu DHA trong tam cá nguyệt cuối cùng để thúc đẩy sự phát triển trí não của bé. Mẹ cũng đừng quên những dưỡng chất cần thiết cho trí não của bé như sắt, kẽm, đồng, choline và folate nhé.

Lúc này, não bé đang phát triển nhanh và phức tạp. Vì vậy, việc mẹ hấp thụ những dưỡng chất thiết yếu để thúc đẩy sự phát triển nhận thức và cảm xúc của bé là rất quan trọng. Não bộ chính là trung tâm điều khiển những chức năng quan trọng nhất của cơ thể như lý luận, giải quyết vấn đề, giao tiếp và điều chỉnh cảm xúc. Vì vậy, cân bằng IQ và EQ sẽ giúp bé yêu của mẹ có bước khởi đầu tốt hơn khi chào đời.

Đến thời điểm này, mẹ đang trong tam cá nguyệt cuối cùng và sắp đến ngày được ôm bé yêu vào lòng. Mẹ bắt đầu hình dung điều gì sẽ xảy đến khi bé chào đời. Mẹ nên lưu lại những suy nghĩ, giấc mơ, hy vọng đó vào một cuốn nhật ký. Khi bé lớn lên, mẹ có thể tặng bé cuốn nhật ký này như một món quà quý giá mà mẹ tỉ mẩn chăm chút từ những ngày mang thai.

Bài tham khảo:

i. Webster, I. (2015). Healthy Pregnancy from A to Z: An Expectant Parent's Guide to Wellness. Inspiring, p.81.

ii. Curtis, G. B., & Schuler, J. (2016). Your Pregnancy Week by Week (8th ed.). Philadelphia, PA: Da Capo Press.

iii. Rapid Brain Growth. (n,d.). Trích nguồn ngày 11/04/2017 từ https://www.ehd.org/movies.php?mov_id=239

iv. Pregnancy and Leg cramps. (2015, July). Retrieved April 11, 2017, from http://americanpregnancy.org/pregnancy-health/leg-cramps-during-pregnancy/

v. Gestational Diabetes – Tests and diagnosis. (2014, April 15). Retrieved April 10, 2017, from http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gestational-diabetes/basics/tests-diagnosis/con-20014854

vi. Georgieff, M. K. (2007) Nutrition and the developing brain: nutrient priorities and measurement. American Journal of Clinical Nutrition. 85(2):614S-620S.

Webster, I (2015). Thai kỳ khỏe mạnh từ A đến Z: Hướng dẫn cách sống khỏe cho những bậc cha mẹ tương lai. Truyền cảm hứng, trang 81

Curtis, G. B., & Schuler, J. (2016). Thai kỳ của bạn qua từng tuần (tái bản lần thứ 8). Philadelphia, PA: Da Capo Press.

Sự phát triển nhanh của trí não. Đăng lại vào 11/04/2017 theo https://www.ehd.org/movies.php?mov_id=239

Mang thai và chứng chuột rút (tháng 7/2015). Đăng lại vào 11/04/2017 theo http://americanpregnancy.org/pregnancy-health/leg-cramps-during-pregnancy/

Chứng tiểu đường khi mang thai – Xét nghiệm và chẩn đoán (15/04/2014). Đăng lại vào 10/04/2017 theo http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gestational-diabetes/basics/tests-diagnosis/con-20014854

Georgieff, M. K. (2007) Dinh dưỡng và sự phát triển trí não: sự ưu tiên dưỡng chất và cách đo lường. Tạp chí Mỹ của phòng khám dinh dưỡng 85(2):614S-620S.

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Sự phát triển của thai nhi 8 tháng tuổi

Tháng thứ 8 là thời điểm cuối vô cùng quan trọng để cơ thể mẹ bầu tăng cường cung cấp các kháng thể cho thai nhi để bảo vệ bé trong những tuần đầu sau sinh.

Sự phát triển của thai nhi 7 tháng tuổi

Tìm hiểu thêm về sự hình thành khứu giác của bé và cách bé thể hiện tính cách tương lai từ khi còn trong bụng mẹ.

Thai 38 tuần: Sự phát triển của thai nhi và thay đổi của mẹ bầu

Thai 38 tuần đã phát triển hoàn chỉnh và sẵn sàng chào đời. Đây cũng là lúc cơ thể mẹ có nhiều thay đổi, báo hiệu cho kỳ sinh nở sắp tới.

Sự phát triển của thai nhi 9 tháng tuổi

Ở tuần thứ 37, thai nhi được coi là đủ tháng, cơ thể và bộ não của bé đã có thể sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài tử cung.

02 ly Enfamama A+ cung cấp 100 mg DHA

cùng với khẩu phần ăn mỗi ngày của mẹ mang thai hoặc đang cho con bú giúp đạt hàm lượng khuyến nghị hàng ngày 200 mg DHA của FAO/WHO.
*Theo FAO 2010: Thực phẩm & Dinh dưỡng – số 91/2010. FAO:Rome.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!