Chia sẻ ngay

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 25 của thai kỳ

Vào tuần thai thứ 25, bé yêu sẽ bắt đầu tập hít thở. Mẹ nhớ thúc đẩy sự phát triển của bé bằng cách tiếp tục duy trì chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh. Cùng tìm hiểu thêm sự phát triển của em bé vào tuần thứ 25 của thai kỳ mẹ nhé!

Điều gì sẽ diễn ra trong tuần thứ 25 này?

Lúc này bên trong bụng mẹ, bé yêu đang bận rộn với bài tập hít vào thở ra với tốc độ khoảng 44 lần/phút để sẵn sàng chào đón thế giới bên ngoài. Dây thanh quản của bé bắt đầu hoạt động để chuẩn bị cho tiếng khóc chào đời.

Vào tuần 25, hệ tuần hoàn của bé dần phát triển hoàn thiện. Mao mạch tiếp tục hình thành.

Trong khi đó, não bộ của bé cũng đã phát triển hơn, giúp bé nhận biết mọi thứ xung quanh mình. Vậy nên, mỗi khi nghe giọng nói ấm áp của mẹ, bé sẽ “trả lời” bằng những cú đạp nhẹ. Thận cũng hoạt động tích cực để xử lí phần nước ối mà bé nuốt vào và đẩy nó ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu.

Tuần này bé đã cao khoảng 22cm và nặng khoảng 700gram.

Tuần này, cơ thể mẹ có gì thay đổi?

Quá trình tích nước ối xảy ra trong thai kì có thể khiến dây thần kinh trung tuyến ở ống cổ tay bị chèn ép, dẫn đến các triệu chứng ngứa râm ran và gây đau đớn, gọi là hội chứng ống cổ tay (CTS). Dưới đây là một số lời khuyên để giảm bớt triệu chứng của CTS và giúp mẹ dễ chịu hơn :

  • Tránh những cử động lặp đi lặp lại khiến bàn tay và cổ tay hoạt động quá sức, như là gõ bàn phím. Thay vào đó hãy sử dụng bàn phím ergonomic (Bàn phím công thái học) và hạn chế sử dụng điện thoại đi động.
  • Hãy để tay mẹ được nghỉ ngơi, thư giãn và thực hiện các bài tập thể dục cho tay. Để tay/cổ tay của mẹ thả lỏng trên gối bất kì khi nào có thể, hoặc nâng cao chúng lên để hạn chế chứng sưng phù. Một số bài tập nhẹ nhàng như nắm và duỗi bàn tay, chạm từng ngón tay vào ngón tay cái cũng rất tốt cho mẹ đấy.

Mẹ nên làm gì trong thời điểm này?

Mặc dù các mẹ có thể nhấm nháp chút đồ ngọt, nhưng hãy nhớ có chế độ ăn cân bằng nhằm tăng cường sức khoẻ bản thân, thúc đẩy việc phát triển não bộ của bé cũng như đảm bảo sự phát triển cả về IQ và EQ.

Việc nghỉ ngơi và dưỡng ẩm cho cơ thể rất quan trọng đối với hai mẹ con đấy. Mẹ cần tập cho mình thói quen ngủ sâu mỗi tối. Vì thời gian ngủ của bé hầu như không khớp với thời gian biểu của mẹ. Mẹ sẽ dễ dàng nhận thấy điều này khi mẹ chuẩn bị đi ngủ thì bé lại rất hiếu động và bày trò quậy phá bên trong bụng mẹ.

Những lúc như vậy, mẹ hãy xoa nhẹ bụng để bé biết mẹ ở ngay đây rồi. Mẹ cũng nên trò chuyện với bé thường xuyên, bé có thể sẽ trả lời mẹ bằng vài cú nhích nhẹ đấy. Ngoài ra, âm nhạc là liều thuốc hiệu quả cho cả hai mẹ con, giúp mẹ bình tĩnh, thư giãn và vì thế bé cũng vui vẻ, phát triển khỏe mạnh.


Bài tham khảo:

1. Prenatal Summary. (n.d.). Retrieved April 11, 2017 from https://www.ehd.org/prenatal-summary.php

1. Fetal development: The 2nd trimester. (2015, January 15). Retrieved April 10, 2017, from http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy- week-by- week/in-depth/fetal-
development/art-20046151?pg=2

1. Curtis, G. B., & Schuler, J. (2016). Your Pregnancy Week by Week (8th ed.). Philadelphia, PA: Da
Capo Press.

1. Carpal tunnel syndrome during pregnancy. (2015, June). Retrieved April 10, 2017 from http://www.uhs.nhs.uk/Media/Controlleddocuments/Patientinformation/Pregnarpal-tunnel- syndrome-during- pregnancy-patient- information.PDF

Chang, M. Y., Chen, C. H. and Huang, K. F. (2008), Effects of music therapy on psychological health of women during pregnancy. Journal of Clinical Nursing, 17: 2580–2587.

Sự phát triển của thai nhi: Tam cá nguyệt thứ 2 , đăng lại ngày 10.4.2017 theo http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy- week-by- week/in-depth/fetal-
development/art-20046151?pg=2

Curtis, G. B., & Schuler, J. (2016). Gai đoạn mang thai của mẹ theo từng tuần (tuần thứ 8). Philadelphia, PA: DaCapo Press.

Hội chứng ống cổ tay khi mang thai (tháng 6, 2015), đăng lại vào 10.4.2017, theo http://www.uhs.nhs.uk/Media/Controlleddocuments/Patientinformation/Pregnarpal-tunnel- syndrome-during- pregnancy-patient- information.PDF

Chang, M. Y., Chen, C. H. and Huang, K. F. (2008), Ảnh hưởng của liệu pháp âm nhạc đối với tâm lý sức khỏe của phụ nữ khi mang thai. Tạp chí điều dưỡng lâm sàng, 17: 2580–2587.

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Phát triển não bộ và giác quan cho bé

Giữa tuần 15-18 của giai đoạn mang thai, vết nứt bên – một rãnh đặc biệt trên vỏ não, phát triển.

Mang thai tháng thứ 4: Tháng “yên bình” nhất của thai kỳ

Mang thai tháng thứ 4 là giai đoạn mà mẹ bầu có thể “thở phào nhẹ nhõm” vì nguy cơ sảy thai đã giảm đi nhiều.

Sự phát triển của trẻ tuần thứ 24 của thai kỳ

Trong quá trình mang thai, đặc biệt ở tuần thứ 24, mẹ nên lưu ý vì có nguy cơ mẹ sẽ bị thiếu máu.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 18 của thai kỳ

Em bé giờ đã cứng cáp hơn nhiều. Hệ xương của bé phát triển tích cực nên thời điểm này, mẹ nên chú trọng các thực phẩm giàu canxi nhé!

02 ly Enfamama A+ cung cấp 100 mg DHA

cùng với khẩu phần ăn mỗi ngày của mẹ mang thai hoặc đang cho con bú giúp đạt hàm lượng khuyến nghị hàng ngày 200 mg DHA của FAO/WHO.
*Theo FAO 2010: Thực phẩm & Dinh dưỡng – số 91/2010. FAO:Rome.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!