Chia sẻ ngay

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 13

Trong tuần đầu tiên của tam cá nguyệt thứ hai, các mô xương và não bộ của bé yêu tiếp tục phát triển. Để duy trì sức khoẻ cho cả mẹ và bé, mẹ đừng bỏ lỡ những thông tin quan trọng dưới đây nhé!

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 13

Chúc mừng mẹ đã bước sang tam cá nguyệt thứ hai. Sau ba tháng quan trọng đầu tiên, giờ đây bé đã tương đối “phổng phao” và hoạt bát. Mẹ sẽ sớm cảm nhận được những cử động của bé trong bụng mẹ.

Lúc này, mô xương của bé đang hình thành bên trong các chi và xung quanh phần đầu. Thận của bé đã hoạt động để bài tiết nước tiểu vào bàng quang.

Bên cạnh đó, một vùng não được gọi là Corpus callosum chịu trách nhiệm truyền đạt thông tin giữa các bán cầu não sẽ tiếp tục phát triển trong tuần này.

Xem thêm: Sự phát triển não bộ của trẻ giai đoạn mang thai

Khi mang thai tuần thứ 13, cơ thể mẹ có gì thay đổi?

Sự thay đổi của hormone trong suốt thai kỳ có thể khiến mẹ gặp phải triệu chứng nghẹt mũi. Để đối phó với tình trạng này, mẹ nên áp dụng những mẹo dưới đây:

Chườm nước ấm: Dùng những túi nước ấm bằng vải, chườm nhẹ lên vùng má, mắt và mũi để giảm sự tắc nghẽn.

Giữ cao đầu khi ngủ: Mẹ có thể kê thêm 1 chiếc gối vải mềm vào ban đêm.

Uống nhiều nước để làm lỏng dịch nhầy ở mũi.

Xem thêm: Các tư thế ngủ cho bà bầu trong suốt quá trình mang thai

Mẹ nên làm gì khi thai nhi 13 tuần tuổi?

Điều đầu tiên mẹ cần nhớ là phải chăm sóc và chiều chuộng bản thân mình nhiều hơn.

Trong giai đoạn này, mẹ cần tăng thêm 300 calo mỗi ngày bằng cách duy trì chế độ ăn (bao gồm cả bữa chính và bữa phụ) lành mạnh và khoa học. Việc ăn uống đủ chất sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng của mẹ bầu. Ngoài ra, mẹ cần thường xuyên thăm khám và tập thể dục nhẹ nhàng để cải thiện tình trạng sức khỏe.

Vai trò của giấc ngủ là vô cùng quan trọng. Mẹ nên ngủ đủ giấc và có thể ngủ nhiều hơn 7 tiếng/ngày để phục hồi năng lượng và tinh thần.

Nếu có bất kỳ lo lắng nào, mẹ đừng ngại chia sẻ với bạn đời và người thân nhé. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển nhận thức và thể chất của bé yêu. Vì vậy, mẹ nhớ thư giãn nhiều hơn và tận hưởng cảm giác thiên thần đang lớn lên một cách kì diệu nhờ có mẹ yêu thương mỗi ngày.

Xem thêm: Mách mẹ bầu 7 cách gắn kết tình cảm mẹ con

Bài tham khảo:

i. Fetal development: The 2nd trimester. (n.d.). Retrieved March 21, 2017, from http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/fetal-development/art-20046151
Sự phát triển của thai kì: Tam cá nguyệt thứ hai (21/3/2017)

ii. Fetal development: The 2nd trimester. (2015, January 15). Retrieved April 19, 2017, from http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/fetal-development/art-20046151
Sự phát triển của thai kì: Tam cá nguyệt thứ hai (19/4/2017)

iii. Katarzyna Krupa and Monika Bekiesinska-Figatowska, “Congenital and Acquired Abnormalities of the Corpus Callosum: A Pictorial Essay,” BioMed Research International, vol. 2013, Article ID 265619, 14 pages, 2013. doi:10.1155/2013/265619
Những bất thường bẩm sinh và đột xuất của Corpus Callosum.

iv. Colds and Flu During Pregnancy. (n.d.). Retrieved April 7, 2017, from https://www.med.umich.edu/1libr/wha/umpgprob05.htm
Tình trạng cảm cúm trong thai kỳ (7/4/2017)

v. Pregnancy weight gain: What's healthy? (2017, February 15). Retrieved April 19, 2017, from http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/pregnancy-weight-gain/art-20044360?pg=2
Tăng cân khi mang thai: Lợi ích như thế nào? (15/2/2017)

vi. Sleep during Pregnancy, Follow these Tips (2016, February 23) Retrieved April 22 2017 from: http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/sleep-during-pregnancy/art-20043827?pg=1
Mẹo vặt giúp ngủ ngon trong suốt thời gian mang thai (23/2/2016)

vii. Lupien, S. J., Mcewen, B. S., Gunnar, M. R., & Heim, C. (2009). Effects of stress throughout the lifespan on the brain, behaviour and cognition. Nature Reviews Neuroscience,10(6), 434-445. doi:10.1038/nrn2639
Ảnh hưởng của căng thẳng đến hoạt động của não: hành vi và sự nhận thức

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Trẻ mấy tháng tuổi biết nhận ra bố mẹ?

Các dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh bắt đầu nhận ra bố mẹ.

Sự phát triển của trẻ 1 tháng tuổi

Mẹ có biết làm cách nào để nhận biết nụ cười đầu đời của trẻ?

Sự phát triển của trẻ 6 tháng tuổi

Tại sao trẻ cần được dạy về “âm thanh” sớm hơn nhiều so với bạn nghĩ?

Phát triển 5 giác quan của bé trong 6 tháng đầu đời

Mẹ có biết các giác quan của bé đã bắt đầu được hình thành từ khi bé còn ở trong bụng mẹ.

02 ly Enfamama A+ cung cấp 100 mg DHA

cùng với khẩu phần ăn mỗi ngày của mẹ mang thai hoặc đang cho con bú giúp đạt hàm lượng khuyến nghị hàng ngày 200 mg DHA của FAO/WHO.
*Theo FAO 2010: Thực phẩm & Dinh dưỡng – số 91/2010. FAO:Rome.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!