Chia sẻ ngay

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 36 của thai kỳ

Khi thai nhi 36 tuần tuổi, bé yêu đã biết cách vận dụng các cơ mặt để ăn uống rồi đấy mẹ ơi. Vì vậy, để bé có một khởi đầu khỏe mạnh và trọn vẹn nhất, mẹ đừng quên duy trì chế độ dinh dưỡng phù hợp nhé! Cùng khám phá thêm những thay đổi của bé yêu ở tuần 36.

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 36 của thai kỳ

Điều gì sẽ diễn ra trong tuần thứ 36 này?

Đến tuần này, lá phổi của bé yêu đã được cấu tạo hoàn thiện, sẵn sàng đảm nhiệm chức năng hô hấp khi bé chào đời.

Bên cạnh đó, khi những cơ mặt phát triển, bé yêu cũng bắt đầu tập tành cách bú và mút – điều này sẽ giúp bé ăn uống được sau khi sinh.

Não bộ của bé lúc này đã phát triển rất tốt, nhưng những phần xương xung quanh não thì vẫn còn khá mềm để não tiếp tục phát triển thêm trong thời gian tới.

Bé yêu bây giờ đã nặng 2.6kg và cả người dài 47 cm rồi đấy nhé!

Xem thêm: Sự phát triển não bộ của trẻ giai đoạn mang thai

Khi mang thai tuần 36, cơ thể mẹ có gì thay đổi?

Trong tuần này, nếu chú ý kỹ, mẹ sẽ nhận thấy cơ thể mình đang âm thầm tiết chất nhầy. Chất nhầy này được cơ thể tiết ra, che chắn cho phần cổ tử cung đang mở, giúp bảo vệ bé khỏi những vi khuẩn có thể xâm nhập từ bên ngoài. Dưới đây là những điều mẹ có thể làm để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh:

  • Theo dõi và ghi lại đặc điểm của chất nhầy tiết ra: Nếu có màu đỏ tươi, mẹ hãy gọi bác sĩ ngay lập tức vì đây có thể là một trong những dấu hiệu của việc chuyển dạ.
  • Liên tục cập nhật tình trạng thai kì với bác sĩ. Việc đẩy chất nhầy ra khoải cơ thể là cách mẹ chuẩn bị sẵn sàng để chuyển dạ và đón bé yêu của mình. Nên hãy luôn nói chuyện với bác sĩ để sẵn sàng trong mọi tình huống.

Xem thêm: Các dấu hiệu chuyển dạ và cách phân biệt chuyển dạ thật và chuyển dạ giả

Mẹ nên làm gì trong thời điểm mang thai tuần thứ 36?

Mặc dù ngày sinh đã cận kề, mẹ vẫn cần tập trung quan tâm đến việc duy trì một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh. Như vậy bé yêu mới có thể phát triển toàn diện được. Tiếp tục bổ sung khoảng 200mg DHA trong những tuần cuối của thai kỳ là cách mẹ yêu thương và hỗ trợ trí não bé phát triển. Là một phần cấu thành não bộ, DHA được tích lũy nhanh nhất trong não bé từ tam cá nguyệt cuối cùng của mẹ đến năm đầu tiên của bé.

Mẹ cũng đừng quên đến bác sĩ để kiểm tra bé yêu đã quay đầu xuống dưới chưa nhé. Nếu đến tuần thứ 36 và những tuần sau đó, bé vẫn chưa quay đầu, mẹ hãy trao đổi với bác sĩ và tìm các cách phù hợp nhất để chuyển dạ mẹ nhé!

Đến tuần thứ 36, mẹ hẳn sẽ rất phấn khởi và thậm chí có một chút lo lắng về ngày bé chào đời. Đừng để sự lo lắng làm mẹ muộn phiền nhé! Vì căng thẳng sẽ có thể mang đến những ảnh hưởng tiêu cực đến bé và cản trở sợi dây liên kết giữa mẹ và bé cả trước và sau khi bé chào đời đấy.

Thiền hay tâm sự với những người mẹ tin tưởng cũng là cách giúp mẹ làm dịu đi những lo lắng. Mẹ cũng nên thử ghi lại những suy nghĩ vào nhật ký hoặc thậm chí vẽ bé yêu theo cách mẹ hình dung để giữ bình tĩnh, an tâm cho mình.

Cuối cùng, Sau khoảng thời gian mang thai 36 tuần chờ đợi quá lâu để được đón bé yêu vào lòng cũng sắp kết thúc! Hãy trân quý những tuần cuối cùng của thai kỳ mẹ nhé vì biết đâu mẹ sẽ cảm thấy nhớ thời kỳ mang thai này ngay sau khi bé chào đời đấy!

Xem thêm: Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 37 của thai kỳ

Bài tham khảo:

i. You and your baby at 33-36 weeks pregnant. Retrieved 29 May 2017 from, http://www.nhs.uk/Conditions/pregnancy-and-baby/pages/pregnancy-weeks-33-34-35-36.aspx

i. Curtis, G. B., & Schuler, J. (2016). Your Pregnancy Week by Week (8th ed.). Philadelphia, PA: Da Capo Press.

i. Losing your mucous plug. (2015, November 19). Retrieved April 11, 2017, from http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-blog/losing-mucous-plug/bgp-20157626

i. Berghella, V. (2010). Preterm Birth: Prevention and Management. John Wiley & Sons. https://books.google.com.sg/books?id=qkYSkKJY5QkC&pg=PA246&dq=Berghella,+V.+(2010).+Preterm+Birth:+Prevention+and+Management.+John+Wiley+%26+Sons&hl=en&sa=X&ved=0ahUKEwiZhqXyicfTAhVHRY8KHaSlAs8Q6AEIKTAB#v=onepage&q=discharge&f=false

i. Coletta, Jaclyn M, Bell, Stacey J., & Roman, Ashley S. (2010). Omega-3 Fatty Acids and Pregnancy. Rev Obstet Gynecol, 3(4): 163–171.

i. Carlson, Susan E. (2009) Docosahexaenoic acid supplementation in pregnancy. American Journal of Clinical Nutrition, 89(2): 678S–684S.

i. Monk, C., Fifer, W. P., Myers, M. M., Sloan, R. P., Trien, L., & Hurtado, A. (2000). Maternal stress responses and anxiety during pregnancy: Effects on fetal heart rate. Developmental Psychobiology, 36 (1), 67-77.

Mẹ và bé yêu trong tuần thứ 33 đến 36 của thai kỳ. Trích nguồn ngày 29/05/2017 từ http://www.nhs.uk/Conditions/pregnancy-and-baby/pages/pregnancy-weeks-33-34-35-36.aspx

Curtis, G. B., & Schuler, J. (2016). Thai kỳ của mẹ qua từng tuần (tái bản lần 8). Ấn bản Philadelphia, PA: Da Capo

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Sự phát triển của thai nhi 8 tháng tuổi

Tháng thứ 8 là thời điểm cuối vô cùng quan trọng để cơ thể mẹ bầu tăng cường cung cấp các kháng thể cho thai nhi để bảo vệ bé trong những tuần đầu sau sinh.

Sự phát triển của thai nhi 7 tháng tuổi

Tìm hiểu thêm về sự hình thành khứu giác của bé và cách bé thể hiện tính cách tương lai từ khi còn trong bụng mẹ.

Thai 38 tuần: Sự phát triển của thai nhi và thay đổi của mẹ bầu

Thai 38 tuần đã phát triển hoàn chỉnh và sẵn sàng chào đời. Đây cũng là lúc cơ thể mẹ có nhiều thay đổi, báo hiệu cho kỳ sinh nở sắp tới.

Sự phát triển của thai nhi 9 tháng tuổi

Ở tuần thứ 37, thai nhi được coi là đủ tháng, cơ thể và bộ não của bé đã có thể sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài tử cung.

02 ly Enfamama A+ cung cấp 100 mg DHA

cùng với khẩu phần ăn mỗi ngày của mẹ mang thai hoặc đang cho con bú giúp đạt hàm lượng khuyến nghị hàng ngày 200 mg DHA của FAO/WHO.
*Theo FAO 2010: Thực phẩm & Dinh dưỡng – số 91/2010. FAO:Rome.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!