Chia sẻ ngay

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 15

Trong tuần thai thứ 15, hệ xương và hệ cơ của bé sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nhiều. Còn sự thay đổi kì diệu nào đang diễn ra với bé? Mẹ cùng tìm hiểu sự phát triển của bé ở tuần thai này nhé!

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 15

Điều gì sẽ diễn ra khi thai 15 tuần tuổi?

Em bé đang trên đà phát triển nhanh chóng. Tuần này là thời gian hệ cơ và hệ xương của bé bắt đầu định hình. Cùng lúc, hệ lông cũng hoạt động, bé đã có tóc và lông mày. Một lớp lông tơ mềm mịn đã phủ khắp chiều dài cơ thể để bảo vệ làn da mỏng manh của bé. Sau khoảng thời gian mẹ mang thai 15 tuần, bé đã cao khoảng 9,3-10,3 cm.

Bé cựa quậy nhiều hơn trước, có thể “lắc lư” cái đầu, động đậy tay chân và điều khiển các chuyển động nhờ vào bộ não đang phát triển hiệu quả.

Khi mang thai tuần thứ 15, cơ thể mẹ có gì thay đổi?

Dạo gần đây, mẹ hay quên và thường xuyên mất tập trung? Đấy chính là hiện tượng “đãng trí” ở các mẹ bầu do sự dao động của hàm lượng hormone trong cơ thể kèm theo sự mệt mỏi, thiếu ngủ và căng thẳng.

Những gợi ý sau sẽ giúp mẹ dẹp bỏ những muộn phiền này, trở lại trạng thái tích cực để chăm sóc bé yêu tốt hơn:

  • Ngủ đủ giấc: Việc thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng để trạng thái tinh thần của mẹ. Vì thế, ngủ đủ giấc và có khoa học là liệu pháp tốt giúp mẹ tái tạo năng lượng tích cực.
  • Ghi chú thường xuyên: Những mẩu giấy sẽ là “trợ thủ” đắc lực để nhắc mẹ nhớ những công việc lặt vặt hàng ngày. Thế nên, mẹ nên để cây bút và những mẩu giấy nhỏ xung quanh nhà nhé.
  • Thiền và các bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ thư giãn tinh thần khi quá bận rộn.

Trong tuần này, bụng của mẹ đã lớn hơn một chút để tạo không gian cho bé phát triển. Một số mẹ còn có thể cảm nhận được sự hiện diện của bé yêu bên trong bụng.

Mẹ nên làm gì trong thời điểm thai nhi 15 tuần tuổi?

Các thực phẩm giàu chất sắt như cải bó xôi rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa chứng thiếu máu và giảm sự mệt mỏi ở mẹ bầu. Thư giãn và nghỉ ngơi nhiều là chìa khóa để cân bằng tinh thần khi mang thai.

Một người mẹ hạnh phúc đồng nghĩa với một em bé hạnh phúc. Thế nên, nếu mẹ vui vẻ, suy nghĩ tích cực thì sẽ thúc đẩy sự phát triển toàn diện cho bé về thể chất, cảm xúc và nhận thức.

Đi du lịch là gợi ý hay cho các mẹ ở thời điểm này. Hãy rủ bố và tận hưởng “tuần trăng mật” của ba người hoặc một chuyến đi vui vẻ bên gia đình. Những chuyến đi xa sẽ giúp mẹ “đổi gió”, tận hưởng sự sảng khoái ở vùng đất mới và có thêm năng lượng trước khi sinh em bé. Đừng quên nhờ bác sĩ tư vấn để có kế hoạch an toàn cho cả mẹ và bé nhé.

Bài tham khảo:

i. Fetal development: The 2nd trimester. (2015, January 15). Retrieved April 10, 2017, from http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/fetal-development/art-20046151?pg=1

Sự phát triển của thai kì: Tam cá nguyệt thứ hai (10/4/2017)

ii. Curtis, G. B., & Schuler, J. (2016). Your Pregnancy Week by Week (8th ed). Philadelphia, PA: Da Capo Press.

Diễn biến thai kỳ theo tuần ( tái bản lần thứ 8)

iii. Wick, M. (2015, November 12). Does "baby brain" really exist?. Retrieved April 12, 2017 from http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-answers/baby-brain/faq-20057896

“Não bộ của em bé” có thực sự tồn tại? (12/4/2017)

iv. Iron deficiency anemia during pregnancy: Prevention tips. (n.d.). Retrieved April 05, 2017, from http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/anemia-during-pregnancy/art-20114455

Thiếu máu do thiếu chất sắt trong thai kỳ: Những phương pháp đề phòng (5/4/2017)

v. Study: Depression During Pregnancy Increases a Child’s Risk of Mood Disorders. (2013, October 9). Retrieved April 6, 2017, from http://www.healthline.com/health-news/women-depression-during-pregnancy-increases-childs-risk-of-mood-disorders-100913#1

Nghiên cứu: Sự căng thẳng khi mang thai có thể làm tăng sự hỗn loạn cảm xúc cho trẻ. (6/4/2017)

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Phát triển não bộ và giác quan cho bé

Giữa tuần 15-18 của giai đoạn mang thai, vết nứt bên – một rãnh đặc biệt trên vỏ não, phát triển.

Mang thai tháng thứ 4: Tháng “yên bình” nhất của thai kỳ

Mang thai tháng thứ 4 là giai đoạn mà mẹ bầu có thể “thở phào nhẹ nhõm” vì nguy cơ sảy thai đã giảm đi nhiều.

Sự phát triển của trẻ tuần thứ 24 của thai kỳ

Trong quá trình mang thai, đặc biệt ở tuần thứ 24, mẹ nên lưu ý vì có nguy cơ mẹ sẽ bị thiếu máu.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 18 của thai kỳ

Em bé giờ đã cứng cáp hơn nhiều. Hệ xương của bé phát triển tích cực nên thời điểm này, mẹ nên chú trọng các thực phẩm giàu canxi nhé!

02 ly Enfamama A+ cung cấp 100 mg DHA

cùng với khẩu phần ăn mỗi ngày của mẹ mang thai hoặc đang cho con bú giúp đạt hàm lượng khuyến nghị hàng ngày 200 mg DHA của FAO/WHO.
*Theo FAO 2010: Thực phẩm & Dinh dưỡng – số 91/2010. FAO:Rome.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!