Chia sẻ ngay

Những điều cần biết về nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh

Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh là bệnh lý thường gặp do vi khuẩn có hại tấn công hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Vậy mẹ đã hiểu đúng về bệnh lý này chưa? Cùng Enfa tìm hiểu tổng quan về nhiễm khuẩn đường ruột: biểu hiện, nguyên nhân, cách chăm sóc khi bé bị nhiễm khuẩn đường ruột nhé.

1. Nhiễm khuẩn đường ruột là gì?

Nhiễm khuẩn đường ruột là bệnh về đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh, gây tiêu chảy, biếng ăn, sút cân, thậm chí còn gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Nhiễm khuẩn đường ruột phổ biến ở trẻ sơ sinh do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, hệ tiêu hóa hoạt động kém, chưa phát triển hoàn thiện khiến các vi khuẩn, vi-rút có hại dễ dàng xâm nhập. Các vi khuẩn này sau khi xâm nhập vào đường tiêu hóa sẽ sản xuất các độc tố ruột, làm rối loạn sự hấp thụ nước và điện giải ở ruột non, nhiều nước sẽ xuống đại tràng, không có khả năng hấp thu trở lại gây tiêu chảy, đôi khi nôn mửa.

2. Dấu hiệu của nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh

Biểu hiện nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh thường gặp là mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa. Đôi khi, trẻ còn kèm theo các triệu chứng như: ho, sổ mũi, chán ăn, sốt hoặc đau bụng.


Trẻ nhiễm khuẩn đường ruột thường mệt mỏi, đau bụng, tiêu chảy

Trẻ nhiễm khuẩn đường ruột thường mệt mỏi, đau bụng, tiêu chảy

Thời gian ủ bệnh của nhiễm khuẩn đường ruột thường kéo dài từ 2 – 5 ngày hoặc cũng có thể từ 1 – 10 ngày. Vì thế, bố mẹ cần lưu ý cũng như theo dõi sức khỏe của bé để có những biện pháp điều trị thích hợp.

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh nhiễm khuẩn đường ruột

Có nhiều nguyên nhân gây ra nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh. Trong đó, con đường lây nhiễm chính của bệnh là tiếp xúc với các đồ vật, thức ăn có chứa vi khuẩn.

Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh

Bé có thể nhiễm khuẩn từ các vật dụng thường xuyên tiếp xúc như gối, chăn, màn,... Nếu mẹ hay người thân thường xuyên chăm sóc, tiếp xúc với trẻ bị nhiễm khuẩn thì cũng có thể lây lan sang bé của mình. Ngoài ra, thói quen cho tay vào miệng cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh.

Nhiễm khuẩn từ thức ăn

Trẻ có thể bị nhiễm khuẩn đường ruột trong quá trình ăn dặm. Nếu mẹ chuẩn bị và chế biến thực phẩm không kỹ càng, vi khuẩn có thể từ thực phẩm xâm nhập vào đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa cũng như khiến bé bị nhiễm khuẩn đường ruột.

Trẻ có thể bị nhiễm khuẩn thông qua quá trình ăn uống

Trẻ có thể bị nhiễm khuẩn thông qua quá trình ăn uống

3. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh nhiễm khuẩn đường ruột

Đối với trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột, cách điều trị tốt nhất chính là cung cấp đủ nước cho trẻ. Mẹ có thể bổ sung nước qua các loại chất lỏng khác nhau, không nhất thiết là nước tinh khiết. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý những điều sau khi cho trẻ uống nước:

  • Cho trẻ uống nước nhiều lần với lượng nhỏ, không nên cho uống một lượng nước lớn.
  • Có thể cho trẻ uống nước ngay cả những lúc trẻ bị nôn.
  • Cần pha loãng các loại nước ép, súp, nước bù điện giải khi cho bé uống.

Với trẻ đang bú sữa hay ăn dặm, mẹ nên chia nhỏ bữa ăn và cố gắng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé trong ngày. Những trẻ hơn 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho trẻ ăn uống các loại trái cây chứa nhiều kali như cam, nước dừa tươi,… Kết hợp với một số loại đồ uống như gừng, húng quế,… sẽ giúp làm dịu dạ dày của trẻ, chống nhiễm trùng.

4. Khi nào nên đưa trẻ nhiễm khuẩn đường ruột đến gặp bác sĩ?

Nếu việc điều trị tại nhà kéo dài mà không có những dấu hiệu khả quan, mà trẻ lại có những biểu hiện sau thì bố mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay:

  • Trẻ dưới sáu tháng tuổi, có dấu hiệu nôn ói hay tiêu chảy.
  • Trẻ ngủ bất thường, khó đánh thức.
  • Trẻ bị tiêu chảy nặng, khoảng 8-10 lần/ngày kèm theo sốt.
  • Xuất hiện máu hay chất nhầy ở trong phân, phân toàn nước có màu đục.
  • Nôn ói càng ngày càng nhiều, không bú, nuốt được.
  • Trẻ nôn ra chất lỏng có màu xanh lá cây (mật).
  • Trẻ tiêu chảy liên tục trong 10 ngày nhưng không tiểu tiện hoặc tiểu tiện rất ít.
  • Trẻ đổ mồ hôi, lừ đừ, tay chân lạnh.


Lưu ý: Bố mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh điều trị cho trẻ, điều này có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ.


Với những thông tin tổng quan về nhiễm khuẩn đường ruột trên, mong mẹ có thể nắm rõ các biểu hiện để có thể theo dõi và chăm sóc trẻ đúng cách.

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Hoạt động giúp trẻ 6 tháng tuổi phát triển toàn diện

Bố mẹ có thể làm gì để giúp trẻ tiếp tục phát triển toàn diện giai đoạn 6 tháng tuổi?

Trẻ mấy tháng biết lật và những điều cần lưu ý

Mẹ có thắc mắc vì sao trẻ thường bắt đầu lật từ nằm ngửa sang nằm sấp chứ không theo chiều ngược lại?

Hoạt động giúp trẻ 5 tháng tuổi phát triển toàn diện

Lên 5 tháng tuổi, con bạn gần như có thể tự ngồi một mình. Bạn nên dùng vài tấm đệm hoặc gối để chêm cho con. Có rất nhiều hoạt động vui nhộn để giúp trẻ tập ngồi trong giai đoạn này.

Cách cho trẻ bú không bị đầy hơi chướng bụng

Đầy hơi là hiện tường thường thấy ở trẻ trong những năm đầu đời. Cùng tham khảo lời khuyên từ chuyên gia.

Enfagrow AII Neuro Pro 4 (Enfa A2 số 4) cho trẻ từ 3 - 6 tuổi

Chọn Enfa AII Neuro Pro để bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh

(Enfa A2 số 4) cho trẻ từ 3 - 6 tuổi

Sản phẩm giúp bé khỏe bụng, sáng trí với đạm quý A2 giúp tiêu hóa tốt, hấp thu dinh dưỡng dễ dàng, đồng thời sản phẩm bổ sung DHA & MFGM giúp phát triển trí não.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!