Chia sẻ ngay

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có thể khiến cho cơ thể mất mất nước và xuất hiện những biến chứng nguy hiểm. Chế độ ăn uống khoa học đầy đủ cho mẹ và bé có thể giúp trẻ phục hồi nhanh chóng hơn. Vậy trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì? Mẹ nên ăn gì và kiêng ăn gì khi bé bị tiêu chảy?

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, tuy nhiên, hầu hết là do các nguyên nhân sau:

  • Trẻ bị nhiễm trùng đường ruột.
  • Trẻ bị dị ứng thực phẩm, bao gồm protein trong sữa công thức hoặc các chất khác thông qua sữa mẹ.
  • Khả năng dung nạp thức ăn kém khi thức ăn, dưỡng chất không đi vào trong máu mà lại nằm trong ruột, dẫn đến khó tiêu, gây đau bụng, tiêu chảy.
  • Rối loạn tiêu hóa do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt và nhạy cảm. Trong trường hợp mẹ buộc phải đổi từ sữa mẹ sang sữa bột, sữa công thức cũng có thể làm trẻ bị tiêu chảy.

2. Trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ nên ăn gì?

Chế độ ăn của mẹ đang cho con bú có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa và hệ tiêu hóa của bé. Vì thế, mẹ nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp trong thời gian trẻ bị tiêu chảy. Đặc biệt, mẹ cần cung cấp đầy đủ nước, khoáng chất, vitamin và chất xơ để đảm bảo chất lượng dòng sữa, tăng sức đề kháng cho bé mau hết bệnh. Vậy cụ thể trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì?
Mẹ có thể áp dụng chế độ ăn BRAT - chế độ ăn gồm chuối (Banana), gạo (Rice), táo (Apple), bánh mì (Toast). Đây là chế độ được các bác sĩ khuyến cáo vì chế độ này chứa ít chất béo, ít đạm và có khả năng dung hòa tốt, dễ tiêu hóa, tốt cho người bị tiêu chảy. Chất xơ trong các thực phẩm này giúp phân trẻ đặc hơn. Ngoài ra, chuối còn là thực phẩm chứa nhiều kali, một khoáng chất bổ sung chất điện giải và duy trì chức năng của tế bào. Chất xơ hòa tan pectin có trong chuối còn giúp hấp thu các chất lỏng dư thừa ở bao tử, từ đó cải thiện sức khỏe đường ruột, ngăn ngừa tiêu chảy hiệu quả.

Mẹ có thể áp dụng chế độ ăn BRAT khi trẻ bị tiêu chảy

Mẹ có thể áp dụng chế độ ăn BRAT khi trẻ bị tiêu chảy

Một số thực phẩm khác mà mẹ có thể bổ sung khi trẻ bị tiêu chảy là:

  • Sữa chua: Lợi khuẩn có trong sữa chua có thể thay thế lợi khuẩn bị mất đi do tiêu chảy, giúp bảo vệ đường ruột cho quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi. Mẹ nên chọn sữa chua ít đường hoặc không đường vì đường có thể làm trầm trọng tình trạng tiêu chảy ở bé.
  • Bổ sung nhiều nước và các loại rau củ: Các loại rau củ quả chứa nhiều vitamin khoáng chất có lợi giúp con chống lại bệnh tật. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần bổ sung nhiều nước để trẻ có thể bổ sung nước thông qua sữa mẹ, cải thiện tình trạng bị mất nước ở trẻ.
  • Trà hoa cúc: Loại trà này có khả năng trung hòa sữa mẹ, kiểm soát tình trạng tiêu chảy của bé khi còn đang bú mẹ.

3. Trẻ bị tiêu chảy mẹ nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh những loại thực phẩm nên ăn, mẹ cũng cần hạn chế ăn một số loại thực phẩm sau:

  • Thức ăn chưa chín, không đảm bảo vệ sinh: các thực phẩm chưa nấu chín hay không đảm bảo vệ sinh này chứa nhiều vi khuẩn có hại đối với hệ tiêu hóa, có thể theo đường sữa mẹ xâm nhập vào cơ thể của trẻ, gây nên tình trạng tiêu chảy. Vì vậy, mẹ không nên ăn nhóm thực phẩm này trong giai đoạn cho con bú. Ngoài ra, mẹ cần đảm bảo nguồn gốc thực phẩm sử dụng để tránh nguy cơ nhiễm độc và truyền sang cho bé.
  • Thực phẩm dễ gây dị ứng bao gồm hải sản, rau muống, đậu phộng. Nếu mẹ cung cấp các loại thực phẩm này vào cơ thể có thể khiến tình trạng tiêu chảy của trẻ nghiêm trọng hơn, thậm chí còn gây dị ứng cho bé.

Hải sản có thể gây dị ứng và khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn

Hải sản có thể gây dị ứng và khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn

  • Các món cay nóng nhiều gia vị cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và tổn thương hệ tiêu hóa còn non trẻ của bé.
  • Các loại thức uống chứa chất kích thích như cà phê, bia rượu hay nước ngọt có gas có thể gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng sữa mẹ, đặc biệt là khi trẻ sơ sinh đang bị tiêu chảy.
  • Các loại thuốc điều trị hoặc thực phẩm chức năng bổ sung vitamin trong giai đoạn cho con bú cũng có thể gây tiêu chảy ở trẻ. Vì vậy, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

4. Bé bị tiêu chảy nên ăn gì?

Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì hay trẻ tiêu chảy nên ăn gì luôn là thắc mắc của nhiều mẹ khi bé bị tiêu chảy.
Đối với trẻ còn bú mẹ, mẹ nên tiếp tục cho bé bú sữa để trẻ có thể bổ sung các chất dinh dưỡng cũng như nước từ sữa mẹ.

Mẹ nên tiếp tục cho bé bú sữa để bổ sung nước và dưỡng chất

Mẹ nên tiếp tục cho bé bú sữa để bổ sung nước và dưỡng chất

Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho trẻ uống nước và bù dịch bằng đường uống đến khi hết tiêu chảy. Mẹ nên cho trẻ uống bằng thìa, 1-2 phút/thìa thay vì uống bằng bình. Dung dịch bù nước mẹ có thể dùng là dung dịch Oresol (ORS). Mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Nếu trẻ đã ăn dặm, mẹ có thể cho trẻ ăn thêm dầu mỡ, thức ăn mềm và cho ăn ngay sau khi nấu. Một số thực phẩm trẻ bị tiêu chảy nên ăn là:

  • Gạo (bột gạo), khoai tây.
  • Thịt gà nạc, thịt lợn nạc, cá nạc, sữa đậu nành, sữa chua
  • Dầu thực vật
  • Cà rốt, hồng xiêm, chuối
  • Thực phẩm chế biến dưới dạng cháo, súp

Xem thêm: Cách bổ sung men tiêu hóa cho trẻ sơ sinh đúng cách và an toàn

5. Phòng ngừa tiêu chảy

Để phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ sơ sinh, mẹ cần đảm bảo các điều sau:

  • Luôn ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Đảm bảo sử dụng nguồn nước sạch.
  • Xử lý phân-nước-rác vệ sinh.
  • Hạn chế, không nên ăn thức ăn đường phố.
  • Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; đặc biệt là luôn rửa tay sạch sẽ trước khi chăm sóc bé, chế biến thức ăn và cho bé ăn.

Trong quá trình chăm sóc trẻ tiêu chảy, nếu thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường như sốt cao, cảm thấy đau bụng; phân có nhầy, máu thì cần đến ngay các sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Hướng dẫn chi tiết bé 6 tháng tuổi tập ăn dặm tự chỉ huy (BLW)

Ăn dặm tự chỉ huy BLW là xu hướng được nhiều mẹ áp dụng cho con trong độ tuổi ăn dặm. Vậy ăn dặm BLW có các nguyên tắc nào, lợi ích khi trẻ ăn dặm BLW là gì?

Hướng dẫn phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi

Chắc hẳn các bà mẹ Việt Nam ngày nay không còn mấy xa lạ với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Tuy nhiên để áp dụng phương pháp này đúng cách thì không phải ai cũng nắm rõ.

Dinh dưỡng cho trẻ dị ứng đạm sữa bò

Cách duy nhất để xử trí dị ứng đạm sữa bò là hoàn toàn tránh sữa bò và những chế phẩm từ sữa bò. Sữa bò chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ, do đó chế độ ăn hạn chế của trẻ phải được thực hiện cẩn thận với sự giám sát và tư vấn của bác sĩ.

Tác dụng của vitamin D và cách bổ sung vitamin D cho bé

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển khung xương và răng của trẻ sơ sinh.

Enfagrow AII Neuro Pro 4 (Enfa A2 số 4) cho trẻ từ 3 - 6 tuổi

Chọn Enfa AII Neuro Pro để bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh

(Enfa A2 số 4) cho trẻ từ 3 - 6 tuổi

Sản phẩm giúp bé khỏe bụng, sáng trí với đạm quý A2 giúp tiêu hóa tốt, hấp thu dinh dưỡng dễ dàng, đồng thời sản phẩm bổ sung DHA & MFGM giúp phát triển trí não.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!