Chia sẻ ngay

Mách mẹ trẻ bị táo bón nên ăn gì để dễ đi ngoài và nhanh khỏi?

Bị táo bón lâu ngày sẽ khiến trẻ bị đầy bụng, khó chịu, biếng ăn thậm chí là suy dinh dưỡng. Vậy mẹ nên làm gì khi trẻ bị táo bón? Trẻ bị táo bón nên ăn gì để nhanh hết bệnh?

Vì sao trẻ bị táo bón?

Táo bón là hiện tượng dễ gặp ở đối tượng trẻ nhỏ

Táo bón là hiện tượng dễ gặp ở đối tượng trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ là một trong những đối tượng dễ bị táo bón nhất bởi lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ chưa được hoàn thiện một cách đầy đủ. Bên cạnh đó, còn một số nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị táo bón mà bố mẹ cần phải biết, đó là:

  • Bé không uống đủ nước mỗi ngày.
  • Bé đang ăn quá nhiều so với mức cần thiết.
  • Bé không được bổ sung đầy đủ chất xơ cần thiết mỗi ngày.
  • Bé không phù hợp với loại sữa công thức đang uống.
  • Bé không được bú mẹ đầy đủ.
  • Bé có thói quen lười hoặc nhịn đi vệ sinh.
  • Bé đang gặp vấn đề về tâm lý, căng thẳng, cáu gắt.
  • Bé lạm dụng thuốc quá nhiều với hàm lượng cao trong thời gian lâu dài.
  • Bé chưa thích nghi được với việc thay đổi từ sữa mẹ sang thức ăn.

Vậy làm thế nào để bố mẹ nhận biết khi nào thì trẻ bị táo bón?

Dấu hiệu trẻ bị táo bón

Một trong những dấu hiệu bố mẹ có thể dễ dàng nhận biết nhất là quan sát số lần đi đại tiện của trẻ, nếu dưới 3 lần/tuần thì đúng là trẻ sơ sinh bị táo bón.
Ngoài việc theo dõi tần suất đi ngoài mẹ cũng có thể theo dõi thêm một số dấu hiệu như:

  • Bé gặp vấn đề trong việc đi ngoài, khó đi ngoài hơn hoặc mỗi lần đi phải cố rặn mạnh
  • Bé đi ngoài ra phân khô, cứng hoặc có thể lẫn máu
  • Bé bị đau bụng, chướng bụng, bụng phình to và trở nên căng cứng
  • Bé có biểu hiện bị sốt, da dẻ xanh xao, móng tay xanh, môi nhợt nhạt, chán ăn, mệt mỏi,...

Bố mẹ cần quan sát dấu hiệu của trẻ sơ sinh bị táo bón thật kỹ, nếu các triệu chứng ở mức độ nhẹ thì chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt để cải thiện. Tuy nhiên, nếu trẻ có các biểu hiện như da dẻ xanh xao, môi nhợt nhạt, hoặc sốt nặng thì phụ huynh nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ để tránh xảy ra những biến chứng xấu.

Xem thêm: Nguyên nhân và cách xử lý táo bón ở trẻ sơ sinh

Nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ bị táo bón

Bố mẹ nên nắm lòng một số nguyên tắc dinh dưỡng dưới đây để tránh tình trạng trẻ bị táo bón ảnh hưởng đến chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng như quá trình phát triển của bé yêu.

  • Nguyên tắc 1: Bổ sung cho bé thực đơn giàu chất xơ và hạn chế chất béo.
  • Nguyên tắc 2: Cố gắng bổ sung đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày cho bé.
  • Nguyên tắc 3: Tăng cường bổ sung thêm các thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa như: sữa chua, váng sữa, hạt chia,...
  • Nguyên tắc 4: Chọn các loại sữa mát có thành phần chất xơ hòa tan cho bé.
  • Nguyên tắc 5: Tích cực bổ sung cho bé các nhóm thực phẩm giàu magie và kẽm.
  • Nguyên tắc 6: Không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn dặm.

Vậy trẻ bị táo bón nên ăn gì?

Tăng cường bổ sung chất xơ sẽ giúp trẻ cải thiện tình trạng táo bón

Tăng cường bổ sung chất xơ sẽ giúp trẻ cải thiện tình trạng táo bón

Rất nhiều bố mẹ thắc mắc rằng khi bé bị táo bón nên ăn gì? Trẻ bị táo bón nên ăn hoa quả gì? Dựa vào nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ bị táo bón ở trên, dưới đây là một số thực phẩm bố mẹ nên cho trẻ ăn khi bị táo bón, cụ thể như sau:

  • Thanh long
  • Táo
  • Các loại rau: cải xanh, súp lơ, rau dền đỏ, rau bina, bắp cải...
  • Các loại quả nhiều chất xơ như: cam, xoài, lê, táo, kiwi
  • Các loại củ nhiều chất xơ: khoai lang, củ cải đường, bí đỏ,...
  • Các thực phẩm giàu magie: hạt dinh dưỡng, ngũ cốc, hạt lanh, yến mạch,...
  • Sữa chua, váng sữa, các chế phẩm từ sữa

Xem thêm: Dinh dưỡng phù hợp cho tiêu hóa của trẻ 3 tháng tuổi

Những thực phẩm cần tránh khi trẻ bị táo bón

Song song với những nhóm thực phẩm cần bổ sung cho trẻ khi bị táo bón, thì đây là những món mà bố mẹ tuyệt đối không nên cho bé ăn trong thời gian này:

  • Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm có chứa quá nhiều dầu mỡ.
  • Tuyệt đối tránh cho bé ăn các loại thịt đỏ: thịt bò, thịt heo trong thời gian này.
  • Không bổ sung các loại rau, củ, quả trái cây có vị chát.
  • Tuyệt đối kiêng các loại bánh kẹo, đồ ăn nhanh và các loại nước ngọt có gas.

Lưu ý cho mẹ nên ăn gì để con bú không bị táo bón

Trong trường hợp bạn vẫn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ thì chế độ ăn uống của bạn cũng quyết định phần lớn đến hệ tiêu hóa của bé.

Vậy “mẹ ăn gì để con bú không bị táo bón?” hay “trẻ sơ sinh bị bón mẹ nên ăn gì?” hẳn là những câu hỏi mẹ đang tìm lời giải đáp. Đối với những bé đang trong thời gian bú sữa mẹ thì bên cạnh chế độ ăn uống cho bé, phụ huynh cũng cần lưu ý về chế độ dinh dưỡng của mình để khi con bú không bị táo bón, hoặc để con nhanh khỏi táo bón hơn.
Trong thời gian này, mẹ cần:

  • Tích cực bổ sung thật nhiều rau củ, trái cây để bổ sung chất xơ cho cơ thể.
  • Uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày (khoảng 2-3 lít mỗi ngày bao gồm cả nước, sữa, nước trái cây).
  • Có thể bổ sung thêm các loại nước ép bưởi hoặc các loại hạt chia để hỗ trợ tiêu hóa cho cả mẹ và bé.

Xem thêm: Những điều cần biết về nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về tình trạng táo bón thường gặp ở trẻ cũng như trẻ bị táo bón nên ăn gì. Hy vọng, qua bài viết này bố mẹ sẽ rõ hơn về tình trạng trên cũng như biết cách xử lý hiệu quả tình trạng táo bón thường gặp ở bé yêu.

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Hướng dẫn chi tiết bé 6 tháng tuổi tập ăn dặm tự chỉ huy (BLW)

Ăn dặm tự chỉ huy BLW là xu hướng được nhiều mẹ áp dụng cho con trong độ tuổi ăn dặm. Vậy ăn dặm BLW có các nguyên tắc nào, lợi ích khi trẻ ăn dặm BLW là gì?

Hướng dẫn phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi

Chắc hẳn các bà mẹ Việt Nam ngày nay không còn mấy xa lạ với phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Tuy nhiên để áp dụng phương pháp này đúng cách thì không phải ai cũng nắm rõ.

Dinh dưỡng cho trẻ dị ứng đạm sữa bò

Cách duy nhất để xử trí dị ứng đạm sữa bò là hoàn toàn tránh sữa bò và những chế phẩm từ sữa bò. Sữa bò chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ, do đó chế độ ăn hạn chế của trẻ phải được thực hiện cẩn thận với sự giám sát và tư vấn của bác sĩ.

Tác dụng của vitamin D và cách bổ sung vitamin D cho bé

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển khung xương và răng của trẻ sơ sinh.

Enfagrow AII Neuro Pro 4 (Enfa A2 số 4) cho trẻ từ 3 - 6 tuổi

Chọn Enfa AII Neuro Pro để bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh

(Enfa A2 số 4) cho trẻ từ 3 - 6 tuổi

Sản phẩm giúp bé khỏe bụng, sáng trí với đạm quý A2 giúp tiêu hóa tốt, hấp thu dinh dưỡng dễ dàng, đồng thời sản phẩm bổ sung DHA & MFGM giúp phát triển trí não.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!