Chia sẻ ngay

Vì sao mẹ bị tắc tia sữa sau sinh? Các cách thông tia sữa cho mẹ

Hiện tượng tắc tia sữa sau sinh nếu không được xử lý đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng áp xe vú và viêm nhiễm tuyến vú gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, cách thông tắc tia sữa để bảo vệ sức khỏe cho mẹ nhé!

Nguyên nhân mẹ bị tắc tia sữa sau sinh

Tắc tia sữa nếu không xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cả mẹ và bé

Tắc tia sữa nếu không xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cả mẹ và bé

Tắc tia sữa tức là tình trạng xuất hiện một lượng sữa bị giữ lại phía bên trong bầu ngực của người mẹ ở vị trí các ống dẫn sữa. Việc này khiến bé bú sữa khó hơn hoặc quá trình mẹ hút sữa nhằm mục đích tích trữ cũng gặp nhiều cản trở.
Tắc tia sữa nếu không được khắc phục kịp thời và đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người mẹ sau này về một số bệnh lý cụ thể như: viêm nhiễm trùng tuyến vú, áp xe vú, xơ tuyến vú,...
Có rất nhiều nguyên nhân tắc tia sữa sau sinh, ví dụ như:

  • Mẹ không cho bé bú sữa đúng cữ hoặc không vắt sữa đều đặn khiến sữa bị tồn đọng ở bầu ngực.
  • Mẹ bị căng thẳng về mặt tâm lý, khiến hormone oxytocin giảm làm ngừng hoạt động sản xuất sữa của cơ thể.
  • Mẹ gặp tình trạng quá nhiều sữa nhưng bé không bú hết hoặc khi hút sữa mẹ không hút hết lượng sữa dư thừa gây tình trạng ứ đọng sữa ở bầu ngực.
  • Mẹ mặc áo ngực quá chật hoặc bó sát tạo áp lực lớn lên bầu ngực.
  • Mẹ bị tắc tia sữa do nhiễm khuẩn thông qua đường máu hoặc do mẹ vệ sinh đầu ti sau khi cho bé bú chưa đúng cách.
  • Ngoài ra còn một số tác nhân khác như: cơ địa của mẹ, chế độ ăn uống,...

Dấu hiệu tắc sữa sau sinh

Dưới đây là 5 dấu hiệu tắc tia sữa sau sinh mẹ thường gặp:

  • Bắt đầu cảm thấy trở nên căng tức, có cảm giác đau nhức ở một hoặc hai bên bầu ngực.
  • Vùng xung quanh vú có xuất hiện các khối hình tròn với bề mặt gồ ghề. Khi mẹ sờ vào sẽ cảm thấy cứng và đau.
  • Lượng sữa mẹ tiết ra rất ít hoặc hầu như không có.
  • Bắt đầu xuất hiện một vài nốt sần nhỏ quanh ngực và có cảm giác nóng khi chạm vào.
  • Ngoài ra, ở một số trường hợp mẹ còn gặp các biểu hiện cụ thể như: sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi,...

Cách chữa tắc tia sữa cho mẹ

Để xử lý kịp thời tình trạng tắc tia sữa, việc mẹ cần thực hiện là làm tan các vị trí mà tuyến sữa bị tồn đọng ở bầu ngực. Dưới đây là một số cách thông tắc tia sữa mà mẹ có thể tham khảo:

  • Xoa bóp: Trước mỗi lần cho bé bú, mẹ có thể thực hiện các thao tác massage nhẹ nhàng kết hợp với việc đặt một chiếc khăn ấm lên bầu ngực để lượng sữa được lưu thông một cách dễ hơn.
  • Thay đổi tư thế cho con bú: Mẹ cần cho bé bú thường xuyên đúng cử và thay đổi tư thế đều đặn trong lúc bú làm sao để lượng sữa hai bên bầu ngực được tiết ra là như nhau.
  • Chế độ dinh dưỡng: Bên cạnh đó, mẹ cần bổ sung hàm lượng nước cần thiết mỗi ngày cũng như bổ sung một số thực phẩm lợi sữa như: rau ngót, đu đủ, móng giò,...

Cách phòng ngừa tình trạng tắc tia sữa

Thay đổi tư thế để bé có thể bú cả hai bên đều đặn tránh tình trạng ứ đọng sữa

Thay đổi tư thế để bé có thể bú cả hai bên đều đặn tránh tình trạng ứ đọng sữa

Nhằm hạn chế tình trạng tắc tia sữa xảy ra mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Vắt sữa hoặc cho bé bú đúng cử, thường xuyên để tránh tình trạng tồn đọng sữa lâu ngày.
  • Luôn giữ cho tinh thần được thoải mái, vui vẻ tích cực.
  • Tuyệt đối không sử dụng áo ngực quá chật hoặc sai kích thước.
  • Hạn chế gây áp lực nặng lên vùng ngực, luôn giữ cho bầu ngực được thoải mái, thả lỏng nhất có thể.
  • Sau khi cho bé bú, nên vệ sinh cẩn thận, nhẹ nhàng.
  • Ngoài ra, mẹ cũng nên có cho mình chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý kết hợp thêm các bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, thiền, yoga,...


Trên đây là toàn bộ chia sẻ về tình trạng tắc tia sữa, nguyên nhân, cách điều trị cũng như cách phòng ngừa. Mẹ nên lưu ý để tránh gặp phải các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Trong trường hợp đã thử những cách điều trị tại nhà nhưng không hiệu quả, mẹ cần đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị tránh việc phát triển thành các bệnh viêm nhiễm, nhiễm trùng, áp xe ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé.

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Cơ thể mẹ bầu thay đổi 3 tháng cuối thai kỳ

3 tháng cuối thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ trải qua những thay đổi rõ rệt để chuẩn bị cho sự chào đời của bé yêu.

4 bài tập thể dục cho mẹ bầu ở tam cá nguyệt thứ 3

Việc tập các bài tập thể dục cho mẹ bầu trong 3 tháng cuối có tác động trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.

Bé sẵn sàng chào đời trong 3 tháng cuối thai kỳ

Tại vạch về đích của hành trình mang thai, các bộ phận chức năng của thai nhi thực sự hoàn thiện.

Các dấu hiệu sắp sinh mẹ bầu nên lưu ý

Mỗi mẹ bầu sẽ trải qua những dấu hiệu sắp sinh khác nhau. Dưới đây là 6 dấu hiệu sắp sinh trước 2 ngày để bạn tham khảo, tránh bỏ lỡ dấu hiệu sắp sinh ít người để ý.

Enfa bên mẹ, cho con sự khởi đầu trọn vẹn

02 ly Enfamama A+ cung cấp 100 mg DHA

cùng với khẩu phần ăn mỗi ngày của mẹ mang thai hoặc đang cho con bú giúp đạt hàm lượng khuyến nghị hàng ngày 200 mg DHA của FAO/WHO.
*Theo FAO 2010: Thực phẩm & Dinh dưỡng – số 91/2010. FAO:Rome.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!