Chia sẻ ngay

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 23 của thai kỳ

Sau khoảng thời gian mang thai 23 tuần, mẹ đã có thể trực tiếp nghe được “nhịp đập trái tim” của bé yêu rồi đấy. Vì vậy, để bé phát triển một cách toàn diện nhất, mẹ hãy tiếp tục ăn uống lành mạnh và tăng cường trò chuyện, tạo kết nối với bé mẹ nhé. Cùng tìm hiểu xem tuần thứ 23 của thai kỳ có những thay đổi thú vị nào nhé!

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 23 của thai kỳ

Điều gì sẽ diễn ra khi thai 23 tuần tuổi?

Trong tuần thứ 23, bác sĩ có thể nghe được tiếng đập của tim bé yêu khi đặt ống nghe lên bụng mẹ. Đây cũng là quãng thời gian thai nhi tiếp tục phát triển những kỹ năng quan trọng khác đấy mẹ! Ấn tượng nhất, lúc này, bé đã có thể cựa quậy những ngón chân bé tí của mình và quấn lấy dây rốn rồi đấy mẹ ơi.

Mặc dù cơ thể bé yêu ngày càng hoàn thiện nhưng những cơ quan và xương thì vẫn chỉ có thể được nhìn thấy dưới làn da mờ mà thôi.

Thai nhi tuần 23 cũng đánh dấu sự phát triển của hệ thống thần kinh của bé khi giờ đây bé yêu đã có thể bắt đầu kiểm soát vài chức năng của cơ thể. Lúc này, hàng tỷ tế bào não cũng đang phát triển mạnh mẽ..

Xem nào, bé yêu giờ đã có kích thước khoảng bằng một trái đu đủ, dài khoảng 20 cm và nặng hơn 455 gram một chút.

Xem thêm: Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tuần tuổi

Khi mang thai tuần 23, cơ thể mẹ có gì thay đổi?

Mẹ sẽ dễ dàng nhận thấy da sẽ đổ dầu nhiều hơn bình thường bởi vì trong quá trình mang thai, hocmon thay đổi sẽ làm tuyến bã nhờn hoạt động tích cực hơn. Thế nên hãy dành thêm thời gian chăm sóc làn da của mình mẹ nhé. Dưới đây là những mẹo hữu hiệu không chỉ giúp mẹ có làn da khỏe mạnh mà còn tận hưởng thời gian mang thai trọn vẹn hơn nữa đấy:

  • Chuyển sang sử dụng sữa rửa mặt ít hoặc không chứa dầu: Thành phần dầu có trong sữa rửa mặt có thể khiến da “phản pháo” và nổi mụn. Vì vậy, tốt nhất mẹ nên sử dụng sản phẩm dịu nhẹ với làn da. Tuyệt đối tránh xa những sản phẩm tẩy tế bào chết và chất làm sạch mạnh khiến da dễ bị kích ứng
  • Tìm đến bác sĩ da liễu nếu da nổi nhiều mụn vì không phải mọi phương pháp điều trị mụn đều phù hợp với mẹ bầu đâu.

Xem thêm: Những loại trái cây mẹ bầu không nên ăn trong thai kỳ

Mẹ nên làm gì trong thời điểm thai nhi 23 tuần tuổi?

Uống nhiều nước mang lại vô số lợi ích cho làn da và thậm chí giúp mẹ “dẹp tan” những vấn đề về da do sự thay đổi hocmon gây ra. Các mẹ nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để da mềm mại. Cung cấp đủ nước cho cơ thể vừa giúp mẹ ngăn ngừa các triệu chứng mang thai như táo bón vừa có thể hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé yêu đấy. Thêm vào đó khẩu phần nhiều rau củ cũng giúp mẹ có làn da đẹp và sức khỏe dồi dào đấy nhé.

Vào tuần thứ 23, bé yêu đã có thể nghe, vì vậy mẹ hãy chăm chuyện trò với bé. Nhờ thế khi chào đời, bé yêu đã có thể nhận ra và phản ứng lại với giọng nói mà bé thường nghe khi còn trong bụng mẹ đấy. Đó là một sợi dây gắn kết kì diệu giữa hai mẹ con. Và cũng đừng quên khuyến khích chồng thường xuyên chuyện trò với con yêu đang lớn dần trong bụng mình các mẹ nhé.

Xem thêm: Bí quyết giúp mẹ bầu nghe nhạc đúng điệu

Bài tham khảo:

i. The Pregnancy Book: Your complete guide to a healthy pregnancy, Labour and childbirth, The first weeks with your new baby. (2009). Department of Health, UK. Retrieved April 11, 2017 from https://www.stgeorges.nhs.uk/wp-content/uploads/2013/11/Pregnancy_Book_comp.pdf

ii. Pregnancy Week by Week. Retrieved 26 May 2017, from http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-de...

iii. Stiles, Joan and Jernigan, Terry L. (2010). The Basics of Brain Development. Neuropsychol Rev., 20(4): 327–348.

iv. Curtis, G. B., & Schuler, J. (2016). Your Pregnancy Week by Week (8th ed.). Philadelphia, PA: Da Capo Press.

v. Gibson, L. (2016, August 25). What’s the best way to treat pregnancy acne? Retrieved April 11, 2017, from http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/exper...

vi. What Can be Done to Prevent Stretch Marks? (n.d.). Retrieved February 15, 2017, from http://americanpregnancy.org/your-pregnancy/prevent-pregnancy-stretchmarks/

vii. Montgomery, K. S. (2002). Nutrition Column An Update on Water Needs during Pregnancy and Beyond. The Journal of Perinatal Education, 11(3), 40–42.

viii. What are the best foods for healthy skin? Retrieved May 26, 2017, from https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/adult-health/in-depth/skin-care/art-20048237

ix. Cẩm nang thai kì: Tất tần tật về sức khỏe thai kì, chuyển dạ và sự ra đời của con. Những tuần đầu tiên của thai kỳ. (2009). Bộ Y Tế Anh Quốc, đăng lại vào 11/4/2017 theo https://www.stgeorges.nhs.uk/wp-content/uploads/2013/11/Pregnancy_Book_comp.pdf

ix. Thai kỳ theo tuần, đăng lại vào 26/5/2017 theo http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-de...

ix. Stiles, Joan and Jernigan, Terry L. (2010). Những vấn đề cơ bản trong phát triển não bộ. Neuropsychol Rev., 20(4): 327–348.

ix. Curtis, G. B., & Schuler, J. (2016). Thai kỳ theo tuần (8th ed.). Philadelphia, PA: Da Capo Press.

ix. Gibson, L. (2016, August 25). Phương pháp tốt nhất để trị mụn khi mang thai, đăng lại vào 11/4/2017 theo http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/exper...

ix. Làm thế nào để điều trị những vết rạn da (n.d.). đăng lại vào 15/2/2017 theo http://americanpregnancy.org/your-pregnancy/prevent-pregnancy-stretchmarks/

ix. Montgomery, K. S. (2002). Chuyên mục dinh dưỡng: Những cập nhật mới về nguồn nước cần thiết cho thai kỳ An 11(3), 40–42.

ix. Thực phẩm nào là tốt nhất cho da? Đăng lại vào 27/5/2017, theo http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/adult-health/expert-answers/...

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

02 ly Enfamama A+ cung cấp 100 mg DHA

cùng với khẩu phần ăn mỗi ngày của mẹ mang thai hoặc đang cho con bú giúp đạt hàm lượng khuyến nghị hàng ngày 200 mg DHA của FAO/WHO.
*Theo FAO 2010: Thực phẩm & Dinh dưỡng – số 91/2010. FAO:Rome.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!