Chia sẻ ngay

Các chất dinh dưỡng quan trọng cho trẻ nhỏ

Chất dinh dưỡng thiết yếu cho em bé đang phát triển của bạn

Giai đoạn chuyển tiếp của trẻ từ trước một năm tuổi sang năm tuổi thứ hai. Đây là giai đoạn đánh dấu một bước ngoặt hết sức quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em. Trong thời gian này, não của trẻ có sự phát triển vượt bậc với hơn 100 nghìn tỷ khớp thần kinh, giúp trẻ có thể thực hiện các hoạt động ngày càng thêm phức tạp - từ tập đi, rồi chạy, nhảy, và leo trèo, nghe, và cuối cùng là nói. Nhưng trong quá trình phát triển nhanh chóng, trẻ cần được bổ sung đầy đủ một loạt các chất dinh dưỡng.

Giờ đây, trẻ không còn phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ hoặc sữa bột (vì hai loại sữa này đều không đáp ứng đầy đủ các nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ ở giai đoạn này). Ngoài ra, trẻ cũng bắt đầu chủ động hơn trong bữa ăn. Trẻ dần biết cách tự xúc ăn và ngày càng thể hiện rõ khẩu vị của mình. Chính vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi sự mất cân bằng dinh dưỡng bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn này.

Các chất dinh dưỡng quan trọng cho trẻ nhỏ

Theo các nhà nghiên cứu, các bậc cha mẹ cần lưu ý chặt chẽ đến một số chất dinh dưỡng, vì những loại chất dinh dưỡng này thường hay được tiêu thụ không đúng cách: hoặc quá nhiều, hoặc quá ít. Dưới đây là một số ít các chất dinh dưỡng, mà các nhà nghiên cứu nhận thấy là dễ gây ra vấn đề khi chúng được sử dụng cho trẻ em.

Chất xơ

Trẻ nhỏ có nguy cơ thiếu chất xơ

Một cuộc khảo sát quy mô rộng đã cho thấy rằng, trong bữa ăn hằng ngày của đại đa số trẻ biết đi và trẻ học mẫu giáo tham gia vào khảo sát này, chỉ có hàm lượng chất xơ ở mức thấp. Có khả năng là do trẻ không được ăn đủ lượng trái cây và rau củ cần thiết, vốn là các nguồn cung cấp chất xơ tự nhiên. Trong một ngày của cuộc khảo sát, khoảng 1/3 số trẻ đã không được ăn rau, và 1/4 không được ăn trái cây. (Trong số trẻ học mẫu giáo được khảo sát, khoai tây chiên là loại thức ăn được ăn nhiều nhất!).

Vì sao chất xơ lại quan trọng đối với trẻ?

Chất xơ hỗ trợ sự tiêu hóa và làm cho chóng no, giảm khả năng ăn quá nhiều. Tuy nhiên, nó cũng có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu chất béo trong chế độ ăn, vì thế bạn chỉ nên tập cho con ăn các món giàu chất xơ khi bé trên 6 tháng tuổi.

Nguồn thực phẩm bổ sung chất xơ cho bé

Nên bổ sung thêm trái cây và rau củ vào bữa chính và bữa phụ hàng ngày, đặc biệt khi bạn không còn đút bé ăn khi trẻ đã có thể tự nhón lấy một lát rau quả thái sẵn. Ngoài ra, bạn cũng cần cung cấp cho trẻ ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì – các nguồn cung cấp chất xơ dồi dào.

Chất sắt

Trẻ nhỏ có nguy cơ thiếu chất sắt

12% trẻ từ 6 - 11 tháng tuổi không nhận đủ lượng sắt cần thiết. Ở giai đoạn 4 – 6 tháng tuổi, nguồn cung cấp sắt mà trẻ có được khi còn ở trong bụng mẹ đã giảm dần. Lúc này sữa mẹ cũng không cung cấp đủ sắt để bù đắp. Đó là lý do tại sao trẻ bú mẹ bắt đầu có dấu hiệu thiếu sắt vào khoảng 6 tháng tuổi, mặc dù chất sắt trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn sữa bột - thường có nhiều chất sắt. Trẻ dưới 5 tuổi uống nhiều hơn 1 lít sữa bò, dê, hoặc sữa đậu nành mỗi ngày cũng vẫn có nguy cơ cao thiếu sắt do uống quá nhiều sữa có thể khiến trẻ không còn thèm ăn các thực phẩm giàu chất sắt.

Vì sao chất sắt lại quan trọng đối với sự phát triển của trẻ?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần nhiều chất sắt để thúc đẩy cơ thể tăng trưởng nhanh. Sắt cần thiết cho các tế bào hoạt động và mang ô-xy từ phổi lên não và đi khắp cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ trực tiếp giữa hoàn cảnh cơ thể thiếu hụt chất sắt và tình trạng trẻ bị chậm phát triển thần kinh và vận động. Tuy nhiên, thừa chất sắt cũng có thể có hại. Vì thế, bạn cần hỏi ý kiến Bác sĩ Nhi khoa trước khi cho con uống sắt bổ sung.

Thực phẩm bổ sung chất sắt cho trẻ

Đối với trẻ đã ăn thức ăn đặc, vitamin C sẽ giúp cơ thể của trẻ hấp thu chất sắt tốt hơn. Vì thế, ngoài việc cho con ăn thịt màu đỏ giàu sắt, các loại ngũ cốc nhiều sắt, và các loại rau có màu xanh sẫm, bạn nên cho trẻ ăn thêm các thực phẩm giàu vitamin C, như các trái cây: dưa, dâu, cà chua và cam. Cà chua và cam có thể gây phát ban da cục bộ khi trẻ ăn lần đầu do hai loại trái cây này có nồng độ A-xít cao. Bạn hãy cho trẻ ăn từng chút một cùng với các món khác để giảm thiểu phản ứng phụ. Bên cạnh đó, sữa bột thêm sắt có thể giúp cung cấp đủ chất sắt cần thiết cho cơ thể.

Xem thêm: Bổ sung sắt cho bé đúng cách bằng các thực phẩm giàu sắt

Kali

Trẻ 1 tuổi có nguy cơ thiếu Kali

Giai đoạn đầu đời, trẻ hấp thu Kali từ sữa mẹ và sữa bột. Từ cột mốc 1 tuổi, trẻ thường bị thiếu hụt chất dinh dưỡng này do trong chế độ ăn hằng ngày không cung cấp đủ.

Vì sao Kali lại quan trọng đối với trẻ nhỏ?

Kali là nguyên tố chủ yếu giúp tế bào trong toàn bộ cơ thể hoạt động bình thường. Nguyên tố này đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tín hiệu thần kinh, chức năng cơ bắp, đặc biệt là cơ tim và duy trì mạch máu khỏe mạnh.

Thực phẩm bổ sung Kali cho trẻ

Nên cho trẻ ăn thêm trái cây và rau củ, gồm rau lá xanh, quả thuộc cây leo (như dưa, cà chua, dưa chuột, bí đỏ) và các loại củ. Bạn cũng cần sáng tạo trong cách chế biến thức ăn để đưa các thực phẩm giàu Kali vào bữa ăn, tạo thêm sự hấp dẫn, ngon miệng cho trẻ.

Xem thêm: Những lưu ý về dinh dưỡng cho bé 1-2 tuổi

Chất béo bão hòa

Trẻ nhỏ có nguy cơ thừa chất béo

Đối với hầu hết trẻ em, chúng ta không cần hạn chế trẻ ăn chất béo trong 2 năm đầu đời, nhưng sau đó chỉ nên cung cấp cho trẻ không quá 30% lượng calori cần thiết thông qua nguồn thực phẩm là chất béo (trung bình trong vòng nhiều ngày). Một cuộc khảo sát quy mô lớn cho biết, 3/4 trẻ mẫu giáo ăn quá nhiều chất béo bão hòa, mà một nửa trong số đó là từ sữa nguyên chất hoặc sữa có 2% là chất béo).

Vì sao chất béo lành mạnh lại quan trọng đối với trẻ nhỏ?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần chất béo lành mạnh để hỗ trợ sự phát triển trí não, tăng cường hệ miễn dịch, và xử lý các vitamin tan trong chất béo. Nhưng chất béo bão hòa chứa một lượng lớn cholesterol không lành mạnh, và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, gây ra béo phì và các vấn đề sức khỏe khác.

Thay thế chất béo xấu bằng chất béo lành mạnh cho trẻ nhỏ

Chuyển sang cho trẻ dùng sữa ít chất béo (1% hoặc không béo), phô-mai ít béo, và các chế phẩm từ sữa ít hoặc không béo khác, ngay khi có sự đồng ý của bác sĩ. Một số chất béo lành mạnh có thể tìm thấy trong: quả bơ, cá và các thực phẩm chế biến với dầu ô-liu, dầu cây rum (safflower) hoặc dầu hạt cải.

Natri

Trẻ trên 1 tuổi có nguy cơ thừa Natri

Các nhà nghiên cứu phát hiện có 45% trẻ từ 12 – 23 tháng tuổi, và 78% trẻ từ 2 – 4 năm tuổi thừa natri trong chế độ ăn uống.

Vì sao Natri lại quan trọng đối với trẻ nhỏ?

Natri cần thiết để duy trì cân bằng nước trong cơ thể, điều hòa lượng máu lưu thông, đảm bảo sự hoạt động bình thường của các tế bào và mô trong cơ thể. Tuy nhiên, thừa Natri có thể dẫn đến cao huyết áp và tăng nguy cơ mắc bệnh tim-mạch và đột quỵ.

Kiểm tra thông tin thực phẩm để tránh việc bổ sung thừa Natri cho trẻ nhỏ

Đừng quên đọc thông tin trên nhãn để biết hàm lượng Natri trong sản phẩm. Trong năm 2013, các nhà nghiên cứu thuộc Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh tại Hoa Kỳ đã đánh giá trên hơn 1.000 mẫu thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, gồm cả ngũ cốc dạng thanh và bánh quy giòn. Họ phát hiện hơn 75% các thực phẩm này chứa hàm lượng Natri quá cao. (Thực phẩm cho trẻ sơ sinh chứa ít thành phần hơn sẽ có hàm lượng natri thấp hơn).

Bạn nên hạn chế thực phẩm chế biến sẵn trong khẩu phần ăn của con vì chúng chứa nhiều natri. Nên tránh các món ăn như thịt xông khói, xúc xích, bánh mì kẹp xúc xích – tất cả các loại thịt có hàm lượng natri cao mà trẻ không nhất thiết phải ăn – cũng như bánh quy bán sẵn, khoai tây chiên và các loại bánh kẹo khác.

Xem thêm:

  1. Tác dụng của vitamin D và cách bổ sung vitamin D cho bé
  2. Choline là gì? Vai trò và các thực phẩm bổ sung choline
  3. Lịch uống vitamin A cho trẻ hàng năm mẹ cần lưu ý

Các sản phẩm Enfa

Chia sẻ ngay

Bài viết nổi bật

Mách mẹ cách chọn dinh dưỡng chứa đạm A2 đúng chuẩn cho bé

Có rất nhiều loại thực phẩm chứa đạm A2 hiện được bán trên thị trường, nhưng đâu là lựa chọn tốt để trẻ vừa có được một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, mà vẫn đảm bảo được các dưỡng chất cần thiết khác cho sự phát triển của bé?

Cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa là hiện tượng thường gặp, về lâu dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Bụng Con khỏe, bụng Mẹ yên

Vì hệ tiêu hóa của con vẫn còn non nớt, nên dù không phải do bệnh lý, con vẫn có thể gặp những triệu chứng rối loạn tiêu hóa khó chịu.

Mách mẹ mẹo hay giúp con bớt tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy, mẹ phải làm sao? Mách mẹ mẹo hay giúp giảm tình trạng bé bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

Enfagrow AII Neuro Pro 4 (Enfa A2 số 4) cho trẻ từ 3 - 6 tuổi

Chọn Enfa AII Neuro Pro để bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh

(Enfa A2 số 4) cho trẻ từ 3 - 6 tuổi

Sản phẩm giúp bé khỏe bụng, sáng trí với đạm quý A2 giúp tiêu hóa tốt, hấp thu dinh dưỡng dễ dàng, đồng thời sản phẩm bổ sung DHA & MFGM giúp phát triển trí não.

Đăng ký thành viên Enfa Smart Club
chỉ với một vài bước đơn giản!